Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Nghị luận

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A

    Nghệ thuật

  • B

    Báo chí

  • C

    Chính luận

  • D

    Khoa hoa

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D

    Tượng trưng cho tình yêu

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    So sánh

  • B

    Điệp từ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Câu hỏi tu từ

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào?

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi”.

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Điệp âm

  • C.

    Từ láy

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A.

    Sóng

  • B.

    Người con gái trong tình yêu

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 4 :

Đáp án nào không đúng về tác giả Phạm Văn Đồng?

  • A.

    Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc

  • B.

    Nhà giáo dục tâm huyết

  • C.

    Nhà văn hóa, văn nghệ lớn

  • D.

    Thầy thuốc

Câu 5 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B.

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C.

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D.

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử”

Đúng
Sai
Câu 7 :

Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS?

  • A.

    Bài học đường đời đầu tiên

  • B.

    Một thứ quà của lúa non : Cốm

  • C.

    Bắc Sơn

  • D.

    Bến quê

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào những câu thơ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ mình với đất nước mà tác giả gửi gắm:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ”

“Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

“Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

Câu 9 :

Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

  • A.

    Nghệ thuật đối lập

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Hoán dụ

Câu 10 :

Giá trị nội dung của đoạn trích Đất Nước là:

  • A.

    Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước

  • B.

    Thức tỉnh tinh thần dân tộc

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 11 :

Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?

  • A.

    Các vua Hùng

  • B.

    Các triều đại phong kiến

  • C.

    Nhân dân, những con người bình dị, vô danh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đúng hay sai?

“Lời đề từ là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình”

Đúng
Sai
Câu 13 : Con hãy kéo thả các từ (cụm từ); số/phân số; hình... vào cột thích hợp

Kéo thả các tác phẩm dưới đây vào ô thích hợp:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Chùm thơ Việt Bắc

Bản ánh chế độ thực dân Pháp

Tuyên ngôn độc lập

Nhật ký chìm tàu

Nhật ký trong tù

Lời than vãn của bà Trưng Trắc

Vi hành

Văn chính luận
Truyện, kí
Thơ ca
Câu 14 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Sóng?

  • A.

    Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp

  • B.

    Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng

  • C.

    Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng

  • D.

    Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Câu 15 :

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trong một lần về thăm vùng biển ở quê

  • B.

    Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền

  • C.

    Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền

  • D.

    Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”

Đúng
Sai
Câu 17 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B sao cho thích hợp:

“Đẹp vậy thay…rút lên cái gậy đánh phèn”

“Cuộc sống của người lái đò Sông Đà…dòng nước sông Đà”

“Tôi có bay tạt ngang qua sông Đà…phục vụ cho cuộc sống của nhân dân Tây Bắc

Vẻ đẹp hiền hòa, trữ tình của con sông Đà

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà

Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

  • A.

    Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

  • B.

    Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 19 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 20 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình nông dân

  • B.

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình Nho học

Câu 21 :

Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại sa sút

  • B.

    Gia đình công giáo

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình nghèo

Câu 22 :

Chọn đáp án đúng:

  • A.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kì lịch sử

  • B.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thể loại

  • C.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua nội dung

  • D.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua hình thức

Câu 23 :

Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là:

  • A.

    Truyện ngắn 

  • B.

    Truyền vừa

  • C.

    Bút kí

  • D.

    Tùy bút

Câu 24 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp lại trật tự các thời kì văn học:

Văn học cận đại

Văn học đương đại

Văn học trung đại

Văn học cổ đại

Văn học hiện đại

Câu 25 :

Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

  • B.

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)

  • C.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)

  • D.

    Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Câu 26 :

Đáp án nào dưới đây không phải ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca?

  • A.

    Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm”

  • B.

    Lor – ca là người đầu tiên chơi đàn ghi ta ở Tây Ban Nha và có công quảng bá loại nhạc cụ này

  • C.

    Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor – ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha

  • D.

    Nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca hướng tới suốt đời

Câu 27 :

Chọn đáp án đúng:

  • A.

    Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • B.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • C.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại

  • D.

    Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Câu 28 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

  • A.

    Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi

  • B.

    Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc

  • C.

    Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

  • D.

    Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Câu 29 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  • A.

    Sử dụng thể thơ dân tộc

  • B.

    Sử dụng cách nói của dân gian

  • C.

    Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng

  • D.

    Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 30 :

Loại văn bản nào không thuộc vào văn bản khoa học?

  • A.

    Văn bản chuyên sâu.

  • B.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • C.

    Văn bản văn học.

  • D.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

Câu 31 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa

  • B.

    Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc

  • C.

    Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 32 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

  • A.

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B.

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C.

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D.

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Câu 33 :

Người lái đò Sông Đà được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1958

  • B.

    1959

  • C.

    1960

  • D.

    1961

Câu 34 :

Tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Kim Lân

  • D.

    Nguyễn Khoa Điềm

Câu 35 :

Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?

  • A.

    Tác phẩm được chia thành bốn phần.

  • B.

    Tác phẩm được chia thành năm phần.

  • C.

    Tác phẩm được chia thành ba phần.

  • D.

    Tác phẩm được chia thành hai phần.

Câu 36 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A

    Tự sự

  • B

    Miêu tả

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Nghị luận

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A

    Nghệ thuật

  • B

    Báo chí

  • C

    Chính luận

  • D

    Khoa hoa

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D

    Tượng trưng cho tình yêu

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “bông súng” tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    So sánh

  • B

    Điệp từ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Câu hỏi tu từ

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

bão Haiyan màu gì?

Nghệ thuật: câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Khắc sâu bão Haiyan là những bất trắc, tai ương,…không có màu sắc, hình thù cụ thể nên rất khó lường

+ Diễn tả những băn khoăn, trăn trở của tác giả, đồng thời cảnh báo tai ương, bất trắc trong cuộc sống là khôn lường.

+ Tạo ra cái kết mở, gợi ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên mang nhiều thông điệp ý nghĩa:

- Sự sống nảy sinh từ cái chết

- Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào?

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi”.

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Điệp âm

  • C.

    Từ láy

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điệp từ “nhớ”

- Từ láy “chơi vơi” (2 thanh bằng, nhẹ, lan tỏa), gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, ăm ắp khôn nguôi

- Điệp âm “ơi”

=> Tạo tính nhạc, hình tượng hóa nỗi nhớ. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ.

Câu 3 :

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A.

    Sóng

  • B.

    Người con gái trong tình yêu

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

Câu 4 :

Đáp án nào không đúng về tác giả Phạm Văn Đồng?

  • A.

    Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc

  • B.

    Nhà giáo dục tâm huyết

  • C.

    Nhà văn hóa, văn nghệ lớn

  • D.

    Thầy thuốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phạm Văn Đồng tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn

Câu 5 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B.

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C.

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D.

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản khoa học phổ cập là nhằm phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản cho đông đảo bạn đọc.

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh. Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Sau đó, bà kết hôn với nhà thơ Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh, chồng và con trai của bà mất trong một vụ tai nạn giao thông tại cầu Phú Lương, Hải Dương. Mẹ mất sớm, bà luôn khao khát tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 7 :

Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS?

  • A.

    Bài học đường đời đầu tiên

  • B.

    Một thứ quà của lúa non : Cốm

  • C.

    Bắc Sơn

  • D.

    Bến quê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại mục lục SGK Ngữ văn 7 (tập 1)

Lời giải chi tiết :

Tùy bút Một thức quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam). Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào những câu thơ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ mình với đất nước mà tác giả gửi gắm:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ”

“Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

“Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

Đáp án

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ”

“Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ thể hiện trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

 Phải biết gắn bó và san sẻ

 Phải biết hóa thân cho dáng hình  xứ sở

 Làm nên Đất Nước muôn đời”

- Đất nước – “máu xương” của mỗi người – là những giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi người được thừa hưởng.

- Trách nhiệm của mỗi người là phải biết san sẻ, hóa thân

- Nghĩa vụ: Xây dựng bảo vệ đất nước muôn đời

=> Ý thơ mang tính chất tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn nên sức truyền cảm rất mạnh.

Câu 9 :

Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

  • A.

    Nghệ thuật đối lập

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Dữ dội và dịu êm

 Ồn ào và lặng lẽ”

=> Nghệ thuật đối lập thể hiện những trạng thái đối lập của con sóng, cũng là những trạng thái đối lập của người con gái trong tình yêu.

Câu 10 :

Giá trị nội dung của đoạn trích Đất Nước là:

  • A.

    Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước

  • B.

    Thức tỉnh tinh thần dân tộc

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung đoạn trích Đất Nước:

- Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

- Đoạn trích nằm trong ý đồ tư tưởng của tác giả: thức tỉnh tinh thần dân tộc.

Câu 11 :

Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?

  • A.

    Các vua Hùng

  • B.

    Các triều đại phong kiến

  • C.

    Nhân dân, những con người bình dị, vô danh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Và vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn nghìn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng dân tộc mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên đất nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 12 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đúng hay sai?

“Lời đề từ là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

          “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”

=> Lời đề từ chính là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình

Câu 13 : Con hãy kéo thả các từ (cụm từ); số/phân số; hình... vào cột thích hợp

Kéo thả các tác phẩm dưới đây vào ô thích hợp:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Chùm thơ Việt Bắc

Bản ánh chế độ thực dân Pháp

Tuyên ngôn độc lập

Nhật ký chìm tàu

Nhật ký trong tù

Lời than vãn của bà Trưng Trắc

Vi hành

Văn chính luận
Truyện, kí
Thơ ca
Đáp án
Văn chính luận

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Bản ánh chế độ thực dân Pháp

Tuyên ngôn độc lập

Truyện, kí

Nhật ký chìm tàu

Lời than vãn của bà Trưng Trắc

Vi hành

Thơ ca

Chùm thơ Việt Bắc

Nhật ký trong tù

Lời giải chi tiết :

 

Thể loại

Tác phẩm

Văn chính luận

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập

 Truyện, kí

Nhật ký chìm tàu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành

 Thơ ca

Chùm thơ Việt Bắc, Nhật ký trong tù

 

Câu 14 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Sóng?

  • A.

    Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp

  • B.

    Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng

  • C.

    Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng

  • D.

    Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp

- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng

- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi những trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu

Câu 15 :

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trong một lần về thăm vùng biển ở quê

  • B.

    Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền

  • C.

    Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền

  • D.

    Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền.

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

Câu 17 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B sao cho thích hợp:

“Đẹp vậy thay…rút lên cái gậy đánh phèn”

“Cuộc sống của người lái đò Sông Đà…dòng nước sông Đà”

“Tôi có bay tạt ngang qua sông Đà…phục vụ cho cuộc sống của nhân dân Tây Bắc

Vẻ đẹp hiền hòa, trữ tình của con sông Đà

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà

Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò

Đáp án

“Đẹp vậy thay…rút lên cái gậy đánh phèn”

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà

“Cuộc sống của người lái đò Sông Đà…dòng nước sông Đà”

Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò

“Tôi có bay tạt ngang qua sông Đà…phục vụ cho cuộc sống của nhân dân Tây Bắc

Vẻ đẹp hiền hòa, trữ tình của con sông Đà

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của con sông Đà

- Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống của con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò

- Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của con sông Đà

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

  • A.

    Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

  • B.

    Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phần II: Tiếp theo đến Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi : tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”

Câu 19 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 40

Lời giải chi tiết :

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 20 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình nông dân

  • B.

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình Nho học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở Huế

Câu 21 :

Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại sa sút

  • B.

    Gia đình công giáo

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình nghèo

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh xuất thân từ một gia đình công chức.

Câu 22 :

Chọn đáp án đúng:

  • A.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kì lịch sử

  • B.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thể loại

  • C.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua nội dung

  • D.

    Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua hình thức

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Qúa trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kì lịch sử.

Câu 23 :

Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là:

  • A.

    Truyện ngắn 

  • B.

    Truyền vừa

  • C.

    Bút kí

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Thể loại: bút kí

Câu 24 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp lại trật tự các thời kì văn học:

Văn học cận đại

Văn học đương đại

Văn học trung đại

Văn học cổ đại

Văn học hiện đại

Đáp án

Văn học cổ đại

Văn học trung đại

Văn học cận đại

Văn học hiện đại

Văn học đương đại

Lời giải chi tiết :

Các thời kì văn học:

- Văn học cổ đại

- Văn học trung đại

- Văn học cận đại

- Văn học hiện đại

- Văn học đương đại

Câu 25 :

Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

  • B.

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)

  • C.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)

  • D.

    Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

Câu 26 :

Đáp án nào dưới đây không phải ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca?

  • A.

    Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm”

  • B.

    Lor – ca là người đầu tiên chơi đàn ghi ta ở Tây Ban Nha và có công quảng bá loại nhạc cụ này

  • C.

    Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor – ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha

  • D.

    Nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca hướng tới suốt đời

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa nhan đề Đàn ghi ta của Lor – ca:

- Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm”.

- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor – ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha.

- Nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca hướng tới suốt đời.

Câu 27 :

Chọn đáp án đúng:

  • A.

    Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • B.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

  • C.

    Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại

  • D.

    Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.

Câu 28 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

  • A.

    Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi

  • B.

    Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc

  • C.

    Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

  • D.

    Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gía trị nghệ thuật:

- Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi

- Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc

- Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

Câu 29 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  • A.

    Sử dụng thể thơ dân tộc

  • B.

    Sử dụng cách nói của dân gian

  • C.

    Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng

  • D.

    Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phong cách thơ Tố Hữu về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân

+ Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 30 :

Loại văn bản nào không thuộc vào văn bản khoa học?

  • A.

    Văn bản chuyên sâu.

  • B.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • C.

    Văn bản văn học.

  • D.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.

Câu 31 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa

  • B.

    Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc

  • C.

    Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả.

Câu 32 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

  • A.

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B.

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C.

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D.

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn 1: Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ

Câu 33 :

Người lái đò Sông Đà được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1958

  • B.

    1959

  • C.

    1960

  • D.

    1961

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người lái đò Sông Đà được sáng tác năm 1960.

Câu 34 :

Tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • B.

    Nguyễn Tuân

  • C.

    Kim Lân

  • D.

    Nguyễn Khoa Điềm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu 35 :

Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?

  • A.

    Tác phẩm được chia thành bốn phần.

  • B.

    Tác phẩm được chia thành năm phần.

  • C.

    Tác phẩm được chia thành ba phần.

  • D.

    Tác phẩm được chia thành hai phần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Bản tuyên ngôn gồm ba phần:

    + Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.

    + Cơ sơ thực tiễn của bản tuyên ngôn.

    + Lời tuyên bố độc lập.

Câu 36 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.