50 bài tập trắc nghiệm thể tích khối đa diện mức độ thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông cân tại\(A\), \(SA\) vuông góc với đáy. Biết \(SA = BC = a\), thể tích khối chóp \(S.ABC\) bằng:
- A \(\dfrac{{{a^3}}}{6}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}}}{{12}}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}}}{{24}}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Sử dụng tính chất tam giác vuông cân: cạnh góc vuông = cạnh huyền : \(\sqrt 2 \), tính độ dài 2 cạnh góc vuông, từ đó tính diện tích đáy.
- Tính thể tích khối chóp: \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{\Delta ABC}}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) và \(BC = a\) \( \Rightarrow AB = AC = \dfrac{a}{{\sqrt 2 }}\).
Khi đó \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.AC = \dfrac{1}{2}.\dfrac{a}{{\sqrt 2 }}.\dfrac{a}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{{a^2}}}{4}\).
Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{3}.a.\dfrac{{{a^2}}}{4} = \dfrac{{{a^3}}}{{12}}.\)
Chọn B.
Câu hỏi 2 :
Cho lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\), cạnh đáy bằng a, góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\)và \(\left( {ABC} \right)\) bằng \(60^\circ \). Tính thể tích khối lăng trụ đó.
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
- B \(\dfrac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
- C \(\dfrac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\), chứng minh \(\angle \left( {\left( {A'BC} \right);\left( {ABC} \right)} \right) = \angle A'MA\).
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông tính chiều cao \(AA'\).
- Tính thể tích khối lăng trụ \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\). Ta có:
\(AM \bot BC\) (do \(\Delta ABC\) đều)
\(BC \bot AA'\,\,\left( {gt} \right)\)
\( \Rightarrow BC \bot \left( {AA'M} \right) \Rightarrow BC \bot A'M\).
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {A'BC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC\\AM \subset \left( {ABC} \right),\,\,AM \bot BC\\A'M \subset \left( {A'BC} \right),\,\,A'M \bot BC\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \angle \left( {\left( {A'BC} \right);\left( {ABC} \right)} \right) = \angle \left( {A'M;AM} \right) = \angle A'MA = {60^0}\).
Vì \(\Delta ABC\) đều cạnh \(a\) nên \(AM = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\) và \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).
Xét tam giác vuông \(A'AM\) có: \(AA' = AM.\tan {60^0} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.\sqrt 3 = \dfrac{{3a}}{2}\).
Vậy thể tích khối lăng trụ là \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{{3a}}{2}.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{3{a^2}\sqrt 3 }}{8}\).
Chọn C.
Câu hỏi 3 :
Cho khối hộp \(ABCD.A'B'C'D'.\) Gọi \(V,\,\,V'\) lần lượt là thể tích của khối hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) và thể tích của khối chóp \(A'ABC'D'.\) Khi đó:
- A \(\dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{1}{3}\)
- B \(\dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{2}{7}\)
- C \(\dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{2}{5}\)
- D \(\dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{1}{4}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thể tích của khối hộp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = Sh.\)
Thể tích của khối chóp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = V;\,\,{V_{A'.ABC'D'}} = V'.\)
\({V_{BA'B'C'}} = \dfrac{1}{3}{V_{BB'C'.AA'D'}}\) \( \Rightarrow V' = {V_{A'.ABC'D'}} = \dfrac{2}{3}{V_{BB'C'.AA'D'}}\)
Mà: \({V_{BB'C'.AA'D'}} = \dfrac{1}{2}{V_{ABCD.A'B'C'D'}} = \dfrac{1}{2}V\)
\( \Rightarrow V' = \dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{2}V = \dfrac{1}{3}V\) \( \Rightarrow \dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{1}{3}.\)
Chọn A.
Câu hỏi 4 :
Cho hình chóp \(S.ABCD\) đáy là hình chữ nhật, \(SA\) vuông góc với đáy, \(AB = a,\,\,AD = 2a.\) Góc giữa \(SB\) và đáy bằng \({45^0}.\) Thể tích khối chóp \(S.ABC\) bằng:
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
- B \(\dfrac{{2{a^3}}}{3}\)
- C \(\dfrac{{2{a^3}}}{6}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Thể tích của khối chóp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) \( \Rightarrow AB\) là hình chiếu của \(SB\) trên \(\left( {ABCD} \right)\)
\( \Rightarrow \angle \left( {SB,\,\,\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {SB,\,\,AB} \right) = \angle SBA = {45^0}\)
\( \Rightarrow \Delta SAB\) vuông cân tại \(A \Rightarrow SA = AB = a.\)
\( \Rightarrow {V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.\dfrac{1}{2}{S_{ABCD}}\) \( = \dfrac{1}{3}.a.\dfrac{1}{2}.a.2a = \dfrac{{2{a^3}}}{6}.\)
Chọn C.
Câu hỏi 5 :
Nếu một khối chóp có thể tích bằng \({a^3}\) và diện tích mặt đáy bằng \({a^2}\) thì chiều cao của khối chóp bằng:
- A \(2a\)
- B \(3a\)
- C \(\dfrac{a}{3}\)
- D \(a\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Khối chóp có thể tích \(V\) và diện tích đáy \(S\) thì có chiều cao là \(h = \dfrac{{3V}}{S}.\)
Lời giải chi tiết:
Chiều cao của khối chóp đã cho là: \(h = \dfrac{{3V}}{S} = \dfrac{{3{a^3}}}{{{a^2}}} = 3a.\)
Chọn B.
Câu hỏi 6 :
Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác vuông cân tại \(A,\,\,AB = 2\sqrt 2 a\) và cạnh bên bằng \(6a.\) Thể tích lăng trụ đã cho là:
- A \(8{a^3}\)
- B \(24{a^3}\)
- C \(16{a^3}\)
- D \(48{a^3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Thể tích khối lăng trụ đã cho là: \({V_{ABC.A'B'C'}} = {S_{ABC}}.AA' = \dfrac{1}{2}A{B^2}.AA'\) \( = \dfrac{1}{2}.{\left( {2\sqrt 2 a} \right)^2}.6a = 24{a^3}.\)
Chọn B.
Câu hỏi 7 :
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A,\,\,BC = 2AB = 2a.\) Cạnh bên \(SC\) vuông góc với đáy, góc giữa \(SA\) và đáy bằng \({60^0}.\) Thể tích khối chóp đó bằng:
- A \(\dfrac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 5 }}{2}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Thể tích khối chóp có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) ta có:
\(AC = \sqrt {B{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {4{a^2} - {a^2}} = a\sqrt 3 .\)
\( \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.AC = \dfrac{1}{2}.a.a\sqrt 3 = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}.\)
Ta có:\(SC \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SC \bot AC\)
\( \Rightarrow AC\) là hình chiếu của \(SA\) trên \(\left( {ABC} \right)\)
\( \Rightarrow \angle \left( {SA,\,\,\left( {ABC} \right)} \right) = \angle \left( {SA,\,\,AC} \right) = \angle SAC = {60^0}\)
Xét \(\Delta SAC\) vuông tại \(C\) ta có: \(SC = CA.\tan {60^0} = a\sqrt 3 .\sqrt 3 = 3a.\)
\( \Rightarrow {V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SC.{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{3}.3a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}.\)
Chọn D.
Câu hỏi 8 :
Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(a,\) chiều cao bằng \(\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}.\) Thể tích khối chóp đã cho bằng:
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Thể tích khối chóp có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Thể tích của khối chóp đã cho là:\(V = \dfrac{1}{3}Sh = \dfrac{1}{3}.{a^2}.\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}.\)
Chọn D.
Câu hỏi 9 :
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A,\,\,AB = a,\) cạnh bên \(SC = 3a\) và \(SC\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Thể tích khối chóp \(SABC\) bằng:
- A \(\dfrac{{3{a^3}}}{2}\)
- B \({a^3}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}}}{2}\)
- D \(3{a^3}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Thể tích khối chóp có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là \(V = \frac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}A{B^2} = \frac{1}{2}{a^2}.\)
\( \Rightarrow {V_{SABC}} = \frac{1}{3}SC.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.3a.\frac{1}{2}{a^2} = \frac{1}{2}{a^3}.\)
Chọn C.
Câu hỏi 10 :
Khối lăng trụ đáy là hình chữ nhật có hai kích thước lần lượt là \(2a,\,\,3a,\) chiều cao khối lăng trụ là \(5a.\) Thể tích khối lăng trụ bằng:
- A \(30{a^3}\)
- B \(10{a^3}\)
- C \(30{a^2}\)
- D \(10{a^2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Diện tích đáy của khối lăng trụ đã cho là: \(S = 2a.3a = 6{a^2}.\)
\( \Rightarrow \) Thể tích khối lăng trụ đã cho là: \(V = Sh = 6{a^2}.5a = 30{a^3}.\)
Chọn A.
Câu hỏi 11 :
Cho hình chóp \(SABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a.\) Cạnh bên \(SA = 3a\) và \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Thể tích khối chóp \(SABCD\) bằng:
- A \({a^3}\)
- B \(3{a^3}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)
- D \(2{a^3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thể tích khối chóp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Thể tích khối chóp đã cho là: \({V_{SABCD}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.3a.{a^2} = {a^3}.\)
Chọn A.
Câu hỏi 12 :
Khối bát diện đều cạnh \(a\) có thể tích bằng:
- A \({a^3}\)
- B \(\dfrac{{2{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
- D \(\dfrac{{2{a^3}}}{3}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Thể tích khối bát diện đểu cạnh \(a\) bằng 2 lần thể tích khối chóp tứ giác đều cạnh \(a.\)
Sử dụng công thức tính nhanh khối chóp tứ giác đều cạnh \(a\) là: \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có thể tích khối bát diện đều cạnh \(a\) = 2 lần thể tích khối chóp tứ giác đều cạnh \(a.\)
\( \Rightarrow V = 2{V_{SABCD}} = 2.\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}.\)
Chọn C.
Câu hỏi 13 :
Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác cân tại \(C,\,\,A'C = a\sqrt 5 ,\)\(BC = a,\,\,\angle ACB = {45^0}.\) Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) bằng:
- A \({a^3}\sqrt 3 \)
- B \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thể tích khối lăng trụ có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là \(V = Sh.\)
Diện tích tam giác \(ABC\) là: \(S = \dfrac{1}{2}AC.BC.\sin C.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\Delta ABC\) cân tại \(C\) \( \Rightarrow AC = BC = a.\)
\( \Rightarrow {S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AC.BC.\sin C\) \( = \dfrac{1}{2}.a.a.\sin {45^0}\)\( = \dfrac{1}{2}{a^2}.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{4}.\)
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta AA'C\) vuông tại \(A\) ta có:
\(AA' = \sqrt {A'{C^2} - A{C^2}} \) \( = \sqrt {5{a^2} - {a^2}} = 2a\)
\( \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}}\) \( = 2a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}.\)
Chọn B.
Câu hỏi 14 :
Cho khối lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) có \(AB = 2a,\,\,M\) là trung điểm của \(BC\) và \(A'M = 3a.\) Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng:
- A \(18{a^3}\sqrt 2 \)
- B \(3{a^3}\sqrt 2 \)
- C \({a^3}\sqrt 2 \)
- D \(9{a^3}\sqrt 2 \)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thể tích khối lăng trụ có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là \(V = Sh.\)
Đường trung tuyến của tam giác đều cạnh \(a\) có độ dài là: \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.\)
Diện tích tam giác đều cạnh \(a\) là: \(S = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({S_{ABC}} = \dfrac{{{{\left( {2a} \right)}^2}.\sqrt 3 }}{4} = {a^2}\sqrt 3 .\)
Ta có: \(AM\) là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\) đều cạnh \(2a\) \( \Rightarrow AM = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 .\)
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta AA'M\) vuông tại \(A\) ta có: \(AA' = \sqrt {A'{M^2} - A{M^2}} \) \( = \sqrt {9{a^2} - 3{a^2}} = a\sqrt 6 \)
\( \Rightarrow {V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{ABC}}\) \( = a\sqrt 6 .{a^2}\sqrt 3 = 3{a^3}\sqrt 2 \)
Chọn B.
Câu hỏi 15 :
Cho hình lập phương ABCD.A' B 'C ' D ' có diện tích mặt chéo ACC’A’ bằng \(2\sqrt 2 {a^2}\). Thể tích của khối lập phươg ABCD.A’B’C’D’ bằng
- A \({a^3}.\)
- B \(2{a^3}.\)
- C \(\sqrt 2 {a^3}.\)
- D \(2\sqrt 2 {a^3}.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào diện tích mặt chéo để suy ra độ dài cạnh hình lập phương.
Áp dụng công thức tính thể tích hình lập phương.
Lời giải chi tiết:
Gọi độ dài cạnh hình lập phương là x.
Khi đó \(AC = x\sqrt 2 ;AA' = x\)
Mà diện tích mặt chéo ACC’A’ bằng \(2\sqrt 2 {a^2}\) nên
\(AC.AA' = 2\sqrt 2 {a^2} \Rightarrow x\sqrt 2 .x = 2\sqrt 2 {a^2} \Rightarrow x = a\sqrt 2 \)
Khi đó thể tích hình lập phương là \(V = {x^3} = 2{a^3}\sqrt 2 \)
Chọn D.
Câu hỏi 16 :
Cho khối chóp S.ABCD có thể tích bằng \(4{a^3}\), đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của cạnh SD. Biết diện tích tam giác SAB bằng \({a^2}\). Tính khoảng cách từ M tới mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\).
- A \(12a\)
- B \(6a\)
- C \(3a\)
- D \(4a\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng tỉ số thể tích để tính \({V_{SABM}}\).
Áp dụng công thức tính thể tích để suy ra \({d_{M;\left( {SAB} \right)}}\)
Lời giải chi tiết:
Vì M là trung điểm của SD nên \(\frac{{{V_{SABM}}}}{{{V_{SABD}}}} = \frac{{SM}}{{SD}} = \frac{1}{2}\)
Mà \(\frac{{{V_{SABD}}}}{{{V_{SABCD}}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {V_{SABD}} = \frac{1}{2}.4{a^3} = 2{a^3}\)
\( \Rightarrow {V_{SABM}} = {a^3} = \frac{1}{3}.d\left( {M;\left( {SAB} \right)} \right).{S_{SAB}} \Leftrightarrow d\left( {M;\left( {SAB} \right)} \right) = \frac{{3{a^3}}}{{{a^2}}} = 3a\)
Chọn C.
Câu hỏi 17 :
Cho khối lập phương có thể tích bằng 27, diện tích toàn phần của khối lập phương đã cho bằng:
- A \(75\)
- B \(36\)
- C \(18\)
- D \(54\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Thể tích khối lập phương cạnh \(a\) là: \(V = {a^3}.\)
Diện tích toàn phần của khối lập phương cạnh \(a\) là: \({S_{tp}} = 6{a^2}.\)
Lời giải chi tiết:
Cạnh của khối lập phương đã cho là:\(a = \sqrt[3]{{27}} = 3.\)
\( \Rightarrow \) Diện tích toàn phần của khối lập phương đã cho là: \({6.3^2} = 54.\)
Chọn D.
Câu hỏi 18 :
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\), \(\angle ABC = {30^0}\). Tam giác \(SAB\) đều cạnh ‘\(a\) và hình chiếu vuông góc của \(S\) lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là trung điểm của cạnh \(AB\). Thể tích của khối chóp \(S.ABC\) là:
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{9}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}}}{{18}}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}}}{{12}}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Sử dụng công thức tính nhanh đường cao trong tam giác đều cạnh \(a\) là \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\) để tính chiều cao khối chóp.
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông tính độ dài \(AC\).
- Tính diện tích tam giác \(ABC\): \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.AC\).
- Tính thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}Bh\) trong đó \(B,\,h\) lần lượt là diện tích đáy và chiều cao khối chóp.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(H\) là trung điểm của \(AB\) \( \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right)\).
Tam giác \(SAB\) đều cạnh \(a\) \( \Rightarrow SH = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Xét tam giác vuông \(ABC\): \(AC = AB.\tan {30^0} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\) \( \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.AC = \dfrac{1}{2}.a.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{6}\).
Vậy \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SH.{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{6} = \dfrac{{{a^3}}}{{12}}\).
Chọn D.
Câu hỏi 19 :
Cho tứ diện \(ABCD\) có \(AB,\,\,AC,\,\,AD\) đôi một vuông góc và \(AB = 2a,\,\,\,AC = 3a,\,\,AD = 4a.\) Thể tích của khối tứ diện đó là:
- A \(12{a^3}\)
- B \(6{a^3}\)
- C \(8{a^3}\)
- D \(4{a^3}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Thể tích của tứ diện \(OABC\) có \(OA = a,\,\,OB = b,\,\,OC = c\) đôi một vuông góc là: \(V = \frac{1}{6}abc.\)
Lời giải chi tiết:
Thể tích khối tứ diện \(ABCD\) đã cho là: \(V = \frac{1}{6}AB.AC.AD = \frac{1}{6}.2a.3a.4a = 4{a^3}.\)
Chọn D.
Câu hỏi 20 :
Hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh đáy là a và cạnh bên tạo với đáy một góc \({45^0}\). Tính theo \(a\) thể tích khối chóp \(S.ABC\).
- A \(\dfrac{{{a^3}}}{4}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}}}{{12}}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}}}{8}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}}}{{24}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thể tích hình chóp \(V = \dfrac{1}{3}S.h\) với \(S\) là diện tích đáy và \(h\) là chiều cao hình chóp
Lời giải chi tiết:
Gọi \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Vì \(S.ABC\) là hình chóp tam giác đều nên \(SH \bot \left( {ABC} \right)\)
Gọi \(D\) là trung điểm của \(BC \Rightarrow AH = \dfrac{2}{3}AD\)
Vì \(AD\) là đường trung tuyến trong tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) nên \(AD = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)\( \Rightarrow AH = \dfrac{2}{3}AD\)\( = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Ta có \(SH \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow \) góc giữa cạnh bên \(SA\) và đáy là góc giữa \(SA\) và \(AH\), hay là góc \(SAH\)
Theo đề bài ta có
\(\widehat {SAH} = {45^0} \Rightarrow \Delta SAH\) vuông cân tại \(H \Rightarrow SH = AH = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Diện tích tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) là \(\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
Thể tích khối chóp \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}{S_{ABC}}.SH\)\( = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)\( = \dfrac{{{a^3}}}{{12}}\)
Chọn B.
Câu hỏi 21 :
Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có \(AA' = a\), đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại B và AB=a. Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho.
- A \(V = \dfrac{{{a^3}}}{3}\)
- B \(V = {a^3}\)
- C \(V = \dfrac{{{a^3}}}{6}\)
- D \(V = \dfrac{{{a^3}}}{2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thể tích khối lăng trụ \(V = S.h\) với \(S\) là diện tích đáy và \(h\) là chiều cao lăng trụ
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(B\) có \(BC = AB = a\)
Diện tích tam giác \(ABC\) là \(S = \dfrac{1}{2}AB.BC = \dfrac{{{a^2}}}{2}\)
Thể tích khối trụ \(V = {S_{ABC}}.AA'\) \( = \dfrac{1}{2}{a^2}.a = \dfrac{{{a^3}}}{3}\)
Chọn A.
Câu hỏi 22 :
Một khối trụ có diện tích đáy bằng \(16\pi \,d{m^2}\) và đường cao \(3\,dm\). Thể tích khối trụ là
- A \(8\pi \,d{m^3}\)
- B \(32\pi \,d{m^3}\)
- C \(16\pi \,d{m^3}\)
- D \(48\pi \,d{m^3}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Thể tích khối trụ có bán kính đáy \(R\) và chiều cao \(h\) là \(V = \pi {R^2}h\) hay \(V = S.h\) với \(S\) là diện tích đáy.
Lời giải chi tiết:
Thể tích khối trụ là \(V = 16\pi .3 = 48\pi \)\(\left( {d{m^3}} \right)\)
Chọn D.
Câu hỏi 23 :
Thể tích của một khối lập phương bằng \(27\). Cạnh của khối lập phương đó là:
- A \(2\)
- B \(3\sqrt 3 \)
- C \(27\)
- D \(3\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Khối lập phương cạnh \(a\) thì có thể tích \(V = {a^3}\)
Lời giải chi tiết:
Cạnh khối lập phương là \(\sqrt[3]{{27}} = 3\)
Chọn D.
Câu hỏi 24 :
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), mặt bên \(\left( {SAB} \right)\) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là:
- A \({V_{S.ABCD}} = {a^3}\sqrt 3 .\)
- B \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{{{a^3}}}{3}.\)
- C \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}.\)
- D \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Gọi \(H\) là trung điểm của \(AB\), chứng minh \(SH \bot \left( {ABCD} \right)\).
- Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp đường cao \(h\), diện tích đáy \(B\) là \(V = \dfrac{1}{3}Bh\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(H\) là trung điểm của \(AB\), do \(\Delta SAB\) đều cạnh \(AB = a\) nên \(SH \bot AB\) và \(SH = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABCD} \right) = AB\\SH \subset \left( {SAB} \right),\,\,SH \bot AB\end{array} \right.\) \( \Rightarrow SH \bot \left( {ABCD} \right)\).
Vậy \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}SH.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.{a^2} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\).
Chọn C.
Câu hỏi 25 :
Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\)có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B,\)\(AB = a\sqrt 5 .\) Góc giữa đường thẳng \(A'B\)và mặt đáy là \(60^\circ .\) Thể tích lăng trụ \(ABC.A'B'C'\)là:
- A \(15{a^3}\sqrt 5 .\)
- B \(5{a^3}\sqrt 3 .\)
- C \(\dfrac{{5{a^3}\sqrt {15} }}{2}.\)
- D \(15{a^3}\sqrt 3 .\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Góc giữa đường và mặt là góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó trên mặt phẳng kia.
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông tính chiều cao của khối lăng trụ.
- Khối lăng trụ có chiều cao \(h\), diện tích đáy \(B\) có thể tích \(V = Bh\).
Lời giải chi tiết:
Ta có \(BB' \bot \left( {A'B'C'} \right) \Rightarrow A'B'\) là hình chiếu của \(A'B\) lên \(\left( {A'B'C'} \right)\).
\( \Rightarrow \angle \left( {A'B;\left( {A'B'C'} \right)} \right) = \angle \left( {A'B;A'B'} \right) = \angle BA'B' = {60^0}\).
Xét \({\Delta _v}A'BB'\) có: \(BB' = A'B'.\tan {60^0} = a\sqrt 5 .\sqrt 3 = a\sqrt {15} \).
\({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}A{B^2} = \dfrac{{5{a^2}}}{2}\).
Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = BB'.{S_{ABC}} = a\sqrt {15} .\dfrac{{5{a^2}}}{2} = \dfrac{{5\sqrt {15} {a^3}}}{2}\).
Chọn C.
Câu hỏi 26 :
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác \(ABC\) vuông tại \(C,\)\(AB = a\sqrt 5 ,\)\(AC = a.\) Cạnh bên \(SA = 3a\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\). Thể tích khối chóp \(S.ABC\) là:
- A \({a^3}.\)
- B \(3{a^3}.\)
- C \(2{a^3}.\)
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 5 }}{2}.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Sử dụng định lí Pytago tính độ dài cạnh \(BC\).
- Tính diện tích tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\): \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AC.BC\).
- Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}SA.{S_{\Delta ABC}}\).
Lời giải chi tiết:
Áp dụng định lí Pytago ta có: \(BC = \sqrt {A{B^2} - A{C^2}} = \sqrt {5{a^2} - {a^2}} = 2a\).
\( \Rightarrow {S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AC.BC = \dfrac{1}{2}.a.2a = {a^2}\).
Vậy \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{3}.3a.{a^2} = {a^3}\).
Chọn A.
Câu hỏi 27 :
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Tam giác \(SAB\) vuông tại \(S\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Hình chiếu vuông góc của \(S\) trên \(AB\) là điểm \(H\) thỏa mãn \(AH = 2BH\). Tính theo \(a\) thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\).
- A \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
- B \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
- C \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{9}\)
- D \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{9}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông tính chiều cao \(SH\): \(S{H^2} = AH.BH\).
Sử dụng công thức tính thể tích chóp có chiều cao \(h\), diện tích đáy \(S\) là \(V = \dfrac{1}{3}Sh\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(AB = a,\,\,AH = 2BH\) \( \Rightarrow AH = \dfrac{{2a}}{3},\,\,BH = \dfrac{a}{3}\).
Áp dung hệ thức lượng trong tam giác vuông \(SAB\) có:
\(S{H^2} = AH.BH = \dfrac{{2a}}{3}.\dfrac{a}{3} = \dfrac{{2{a^2}}}{9}\) \( \Rightarrow SH = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{3}\).
Do \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\) nên \({S_{ABCD}} = {a^2}\).
Vậy \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{a\sqrt 2 }}{3}.{a^2} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{9}\).
Chọn D.
Câu hỏi 28 :
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông tâm \(O\), \(BD = 1\). Hình chiếu vuông góc \(H\) của \(S\) trên mặt phẳng đáy \(\left( {ABCD} \right)\) là trung điểm của \(OD\). Đường thẳng \(SD\) tạo với mặt đáy một góc bằng \({60^0}\). Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là:
- A \(V = \dfrac{{\sqrt 3 }}{{24}}\)
- B \(V = \dfrac{{\sqrt 3 }}{8}\)
- C \(V = \dfrac{1}{8}\)
- D \(V = \dfrac{{\sqrt 3 }}{{12}}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Tính độ dài \(HD\).
- Xác định góc giữa \(SD\) và mặt đáy là góc giữa \(SD\) và hình chiếu của \(SD\) lên \(\left( {ABCD} \right)\).
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông tính độ dài đường cao \(SH\).
- Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp: \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}SH.{S_{ABCD}}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(BD = 1 \Rightarrow HD = \dfrac{1}{4}BD = \dfrac{1}{4}\).
Vì \(SH \bot \left( {ABCD} \right)\) nên \(HD\) là hình chiếu vuông góc của \(SD\) lên \(\left( {ABCD} \right)\).
\( \Rightarrow \angle \left( {SD;\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {SD;HD} \right) = \angle SDH = {60^0}\).
Xét tam giác vuông \(SHD\) có: \(SH = HD.\tan {60^0} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}\).
Do \(ABCD\) là hình vuông có \(BD = 1 \Rightarrow AB = AD = \dfrac{{BD}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\) \( \Rightarrow {S_{ABCD}} = AB.AD = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}.\dfrac{1}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{1}{2}\).
Vậy \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}SH.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{4}.\dfrac{1}{2} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{{24}}\).
Chọn A.
Câu hỏi 29 :
Cho khối chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng 2a, góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng \({45^0}\). Thể tích khối chóp đã cho bằng:
- A \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)
- B \(\dfrac{{4{a^3}}}{3}\)
- C \(4{a^3}\)
- D \(2{a^3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Xác định góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt thuộc hai mặt phẳng và cùng vuông góc với giao tuyến.
- Sử dụng tỉ số lượng giác trong tam giác vuông hoặc tính chất tam giác vuông cân tính chiều cao.
- Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}Sh\) với \(S,\,\,h\) lần lượt là diện tích đáy và chiều cao của khối chóp.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(O = AC \cap BD \Rightarrow SO \bot \left( {ABCD} \right)\).
Gọi M là trung điểm của CD ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}CD \bot OM\\CD \bot SO\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SOM} \right) \Rightarrow CD \bot SM\).
\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SCD} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = CD\\SM \subset \left( {SCD} \right),\,\,SM \bot CD\\OM \subset \left( {ABCD} \right),\,\,OM \bot CD\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \angle \left( {\left( {SCD} \right);\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {SM;OM} \right) = \angle SMO = {45^0}\).
\( \Rightarrow \Delta SOM\) vuông cân tại O \( \Rightarrow SO = OM = \dfrac{1}{2}AD = a\).
Vậy \({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}SO.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.a.{\left( {2a} \right)^2} = \dfrac{{4{a^3}}}{3}\).
Chọn B.
Câu hỏi 30 :
Cho hình chóp tứ giác \(SABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\sqrt 2 ,\) tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp đã cho.
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
- D \(\dfrac{{2{a^3}\sqrt 6 }}{3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thể tích của khối chóp có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là: \(V = \frac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB.\)
Ta có: \(\Delta SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy
\(\begin{array}{l} \Rightarrow SM \bot \left( {ABCD} \right)\\ \Rightarrow {V_{SABCD}} = \frac{1}{3}SM.{S_{ABCD}}\\ = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 2 .\sqrt 3 }}{2}.{\left( {a\sqrt 2 } \right)^2} = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}.\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 31 :
Thể tích của lăng trụ tam giác đều có đường cao bằng \(a,\) cạnh đáy bằng \(a\sqrt 2 \) là:
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
- B \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
- D \(\dfrac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thể tích khối lăng trụ có đường cao \(h\) và diện tích đáy \(S\) là: \(V = Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Thể tích của lăng trụ tam giác đều có đường cao bằng \(a,\) cạnh đáy bằng \(a\sqrt 2 \) là: \(V = Sh = a.\frac{{{{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}.\)
Chọn A.
Câu hỏi 32 :
Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = 3,\,\,AD = 4,\,\,AA' = 5.\) Gọi \(O\) là tâm của đáy \(ABCD.\) Thể tích khối chóp \(O.A'B'C'\) bằng:
- A \(30\)
- B \(60\)
- C \(10\)
- D \(20\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Công thức tính thể tích khối chóp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = \frac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({V_{OA'B'C'}} = \frac{1}{3}d\left( {O;\,\,\left( {A'B'C'} \right)} \right).{S_{A'B'C'}}\)
\( = \frac{1}{3}AA'.\frac{1}{2}AB.AD = \frac{1}{6}.5.3.4 = 10.\)
Chọn C.
Câu hỏi 33 :
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có thể tích bằng 1 và G là trọng tâm tam giác ABC. Thể tích hình chóp G.A’B’C’ bằng:
- A \(\dfrac{1}{4}\)
- B \(\dfrac{1}{2}\)
- C \(\dfrac{1}{6}\)
- D \(\dfrac{1}{3}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Công thức tính thể tích khối chóp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(h\) là chiều cao của lăng trụ \( \Rightarrow {V_{lt}} = h{S_{ABC}} = 1.\)
Khi đó ta có: \({V_{G.A'B'C'}} = \dfrac{1}{3}d\left( {G;\,\,\left( {A'B'C'} \right)} \right).{S_{A'B'C'}}\) \( = \dfrac{1}{3}h.{S_{A'B'C'}}\)\( = \dfrac{1}{3}.1 = \dfrac{1}{3}.\)
Chọn D.
Câu hỏi 34 :
Thể tích khối lăng trụ tam giác có chiều cao bằng 2, cạnh đáy lần lượt là 3, 4, 5 là:
- A \(8\)
- B \(12\)
- C \(4\)
- D \(28\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức tính thể tích lăng trụ có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = Sh.\)
Ta có tam giác có các cạnh lần lượt là 3, 4, 5 là tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 3, 4. Từ đó tính diện tích tam giác đáy rồi tính thể tích lăng trụ.
Lời giải chi tiết:
Ta có tam giác có các cạnh lần lượt là 3, 4, 5 là tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 3, 4.
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {S_{day}} = \frac{1}{2}.3.4 = 6.\\ \Rightarrow V = Sh = 6.2 = 12.\end{array}\)
Chọn B.
Câu hỏi 35 :
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có AB = BC = AA’ = a, \(\angle ABC = {120^0}\). Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
- A \(\dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{12}}\)
- B \(\dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{2}\)
- C \(\dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{4}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}}}{2}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Sử dụng công thức tính diện tích tam giác: \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.BC.\sin \angle ABC\).
- Sử dụng công thức tính thể tích khối lăng trụ: \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{\Delta ABC}}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.BC.\sin \angle ABC = \dfrac{1}{2}.a.a.sin{120^0} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).
Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{\Delta ABC}} = a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{4}\).
Chọn C.
Câu hỏi 36 :
Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B,\,AB = a,\,BC = a\sqrt 2 \), mặt bên \(\left( {AA'B'B} \right)\) có diện tích bằng \(\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}\). Tính thể tích khối lăng trụ.
- A \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\).
- B \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\).
- C \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\).
- D \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính thể tích khối trụ: \(V = Sh\) trong đó S, h lần lượt là diện tích đáy và chiều cao của khối lăng trụ.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.BC = \dfrac{1}{2}.a.a\sqrt 2 = \dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{2}\)
\({S_{AA'B'B}} = AA'.AB \Rightarrow \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3} = AA'.a \Rightarrow AA' = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) là:
\(V = AA'.{S_{ABC}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}.\dfrac{{{a^2}\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\).
Chọn C.
Câu hỏi 37 :
Cho tứ diện \(OABC\) có \(OA,OB,OC\) đôi một vuông góc với nhau và \(OA = 2a,\,OB = 3a,\,OC = 8a\), \(M\) là trung điểm của đoạn \(OC\). Tính thể tích V của khối tứ diện \(OABM\).
- A \(V = 3{a^3}\).
- B \(V = 4{a^3}\).
- C \(V = 8{a^3}\).
- D \(V = 6{a^3}\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức thể tích khối tứ diện vuông với độ dài ba cạnh góc vuông là \(a,b,c\) là: \(V = \dfrac{1}{6}abc\).
Lời giải chi tiết:
Tứ diện \(OABM\) là tứ diện vuông, có thể tích là:
\(V = \dfrac{1}{6}OA.OB.OM = \dfrac{1}{6}.2a.3a.\dfrac{{8a}}{2} = 4{a^3}\).
Chọn B.
Câu hỏi 38 :
Nếu khối hộp chữ nhật có thể tích và chiều cao lần lượt bằng \(9{a^3}\) và a thì chu vi đáy nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
- A \(4a\sqrt 3 \)
- B \(12a\)
- C \(6a\)
- D \(a\sqrt 3 \)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Sử dụng công thức tính thể tích khối hộp \(V = Bh\) trong đó B là diện tích đáy, h là chiều cao tương ứng, từ đó tính diện tích đáy khối hộp chữ nhật.
- Sử dụng BĐT Cô-si cho hai số không âm: \(x + y \ge 2\sqrt {xy} \,\,\left( {x,\,\,y \ge 0} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Diện tích đáy của khối hộp chữ nhật là \(S = \frac{{9{a^3}}}{a} = 9{a^2}\).
Gọi \(x,\,\,y\) là hai kích thước của đáy khối hộp chữ nhật, ta có \(S = xy = 9{a^2}\).
Chu vi đáy là \(C = 2\left( {x + y} \right) \ge 2.2\sqrt {xy} = 4\sqrt {9{a^2}} = 12a.\)
\( \Rightarrow {C_{\min }} = 12a \Leftrightarrow x = y\). Khi đó ta có \(S = {x^2} = 9{a^2} \Leftrightarrow x = 3a = y\).
Vậy chu vi đáy nhỏ nhất bằng \(12a\).
Chọn B.
Câu hỏi 39 :
Cho tứ diện đều ABCD có thể tích bằng 1. Tìm độ dài các cạnh của tứ diện.
- A \(2\sqrt 3 \)
- B \(3\sqrt 2 \)
- C \(6\sqrt 2 \)
- D \(\sqrt[3]{{6\sqrt 2 }}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính nhanh khối chóp tam giác đều cạnh \(a\) là: \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}.\)
Lời giải chi tiết:
Gọi cạnh của tứ diện ABCD là a.
\( \Rightarrow {V_{ABCD}} = 1 = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\) \( \Leftrightarrow {a^3} = 6\sqrt 2 \Leftrightarrow a = \sqrt[3]{{6\sqrt 2 }}\)
Chọn D.
Câu hỏi 40 :
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AC’ = 1. Tính thể tích của hình lập phương.
- A \(\dfrac{1}{{3\sqrt 3 }}\)
- B \(\sqrt 3 \)
- C \(\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\)
- D \(\dfrac{1}{3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng định lý Pitago cho các tam giác vuông để tính cạnh của hình lập phương.
Thể tích khối lập phương cạnh \(a\) là: \(V = {a^3}.\)
Lời giải chi tiết:
Gọi cạnh của hình lập phương là \(a.\)
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) ta có: \(A{C^2} = A{D^2} + A{B^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2}.\)
Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta AA'C\) vuông tại \(A\) ta có: \(A'{C^2} = A{C^2} + AA{'^2} = 2{a^2} + {a^2} = 3{a^2}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 3{a^2} = 1 \Leftrightarrow {a^2} = \dfrac{1}{3} \Leftrightarrow a = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}.\\ \Rightarrow V = {\left( {\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right)^3} = \dfrac{1}{{3\sqrt 3 }}.\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 41 :
Cho hình lăng trụ tứ giác đều \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh đáy bằng \(a\) và góc giữa \(AB'\) và mặt phẳng \(\left( {A'ACC'} \right)\) bằng \({30^0}\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho.
- A \(V = {a^3}\)
- B \(V = {a^3}\sqrt 3 \)
- C \(V = {a^3}\sqrt 2 \)
- D \(V = 2{a^3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Xác định góc giữa đường thẳng \(A'B\) và \(\left( {A'ACC'} \right)\) là góc giữa \(A'B\) và hình chiếu của \(A'B\) lên \(\left( {A'ACC'} \right)\).
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn và định lí Pytago trong tam giác vuông để tính chiều cao của khối lăng trụ.
- Tính thể tích: \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = A'A.{S_{ABCD}}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(O = AC \cap BD\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}BO \bot AC\\BO \bot AA'\end{array} \right.\) \( \Rightarrow BO \bot \left( {A'ACC'} \right)\).
Do đó \(A'O\) là hình chiếu của \(A'B\) lên \(\left( {A'ACC'} \right)\).
\( \Rightarrow \angle \left( {A'B;\left( {A'ACC'} \right)} \right) = \angle \left( {A'B;A'O} \right) = \angle BA'O = {30^0}\).
Vì \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\) nên \(BD = a\sqrt 2 \Rightarrow BO = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\).
Xét tam giác vuông \(A'BO\) có: \(A'B = \dfrac{{BO}}{{\sin \angle BA'O}} = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}:\dfrac{1}{2} = a\sqrt 2 \).
Áp dụng định lí Pytago trong tam giác \(A'AB\) có: \(A'A = \sqrt {A'{B^2} - A{B^2}} = a\).
Vậy \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = A'A.{S_{ABCD}} = a.{a^2} = {a^3}\).
Chọn A.
Câu hỏi 42 :
Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có \(AB = 2a\), góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) và \(\left( {ABC} \right)\) bằng \({60^0}\). Tính thể tích của khối lăng trụ đã cho.
- A \(3{a^3}\sqrt 3 \)
- B \(\dfrac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
- C \(3{a^3}\sqrt 6 \)
- D \(\dfrac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\). Xác định góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) và \(\left( {ABC} \right)\) là góc giữa hai đường thẳng lần lượt thuộc hai mặt phẳng và cùng vuông góc với giao tuyến.
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông tính \(AA'\).
- Sử dụng các công thức tính nhanh:
+ Đường cao trong tam giác đều cạnh \(a\) là \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
+ Diện tích tam giác đều cạnh \(a\) là \(\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).
- Áp dụng công thức tính thể tích khối lăng trụ \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'{S_{\Delta ABC}}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\). Vì \(\Delta ABC\) đều nên \(AM \bot BC\) và \(AM = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \).
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AM\\BC \bot AA'\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {AMA'} \right)\) \( \Rightarrow BC \bot A'M\).
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {A'BC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC\\\left( {A'BC} \right) \supset A'M \bot BC\\\left( {ABC} \right) \supset AM \bot BC\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \angle \left( {\left( {A'BC} \right);\left( {ABC} \right)} \right) = \angle \left( {A'M;AM} \right) = \angle A'MA = {60^0}\).
Ta có \(AA' \bot \left( {ABC} \right)\) nên \(AA' \bot AM\) \( \Rightarrow \Delta AMA'\) vuông tại \(A\).
\( \Rightarrow AA' = AM.\tan \angle A'MA = a\sqrt 3 .\tan {60^0} = 3a\).
Tam giác \(ABC\) đều cạnh \(2a\) nên \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{{{{\left( {2a} \right)}^2}\sqrt 3 }}{4} = {a^2}\sqrt 3 \).
Vậy \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'{S_{\Delta ABC}}\) \( = 3a.{a^2}\sqrt 3 = 3{a^3}\sqrt 3 \).
Chọn A.
Câu hỏi 43 :
Cho khối chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(2a,\) \(SA = \dfrac{3}{2}a\) và \(SA\) vuông góc với đáy. Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là:
- A \(4{a^3}\)
- B \({a^3}\)
- C \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)
- D \(2{a^3}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Thể tích của khối chóp có chiều cao \(h\) và diện tích đáy \({S_d}\) là: \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}h.\)
Lời giải chi tiết:
Thể tích khối chóp: \(V = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.SA.A{B^2} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{3}{2}a.{\left( {2a} \right)^2} = 2{a^3}\).
Chọn D.
Câu hỏi 44 :
Cho hình lăng trụ tứ giác đều \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình thoi cạnh 2a, AA’ = 2a, góc giữa B’D và mặt đáy bằng \({30^0}\) (minh họa như hình bên dưới). Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng:
- A \(2\sqrt 3 {a^3}\)
- B \(4{a^3}\sqrt 3 \)
- C \(\dfrac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
- D \(\dfrac{{4{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Xác định góc giữa đường thẳng \(B'D\) và \(\left( {ABCD} \right)\) là góc giữa \(B'D\) và hình chiếu của \(B'D\) lên \(\left( {ABCD} \right)\).
- Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn và định lí Pytago trong tam giác vuông để tính chiều cao và diện tích đáy của khối lăng trụ.
- Tính thể tích: \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = A'A.{S_{ABCD}}\).
Lời giải chi tiết:
Vì BD là hình chiếu của B’D lên (ABCD) nên \(\angle \left( {B'D;\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {B'D;BD} \right) = \angle B'DB = {30^0}\).
Xét tam giác vuông BDB’ có: \(BD = B'B.\cot {30^0} = 2a\sqrt 3 \).
Vì ABCD là hình thoi cạnh 2a có \(BD = 2a\sqrt 3 \)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow AC = 2AO = 2\sqrt {A{B^2} - B{O^2}} = 2\sqrt {4{a^2} - 3{a^2}} = 2a\\ \Rightarrow {S_{ABCD}} = \dfrac{1}{2}AC.BD = \dfrac{1}{2}.2a.2a\sqrt 3 = 2{a^2}\sqrt 3 \end{array}\)
Vậy \(V = AA'.{S_{ABCD}} = 2a.2{a^2}\sqrt 3 = 4{a^3}\sqrt 3 \).
Chọn B.
Câu hỏi 45 :
Cho hình hộp chữ nhật \(ABC{\rm{D}}.A'B'C'D'\) có \(AB = 1,\,\,AD = 2,\,\,AA' = 3.\) Thể tích của khối chóp \(D.A'B'C'D\) là:
- A \(V = 2\)
- B \(V = 1\)
- C \(V = 6\)
- D \(V = 3\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công thức tính thể tích khối chóp có diện tích đáy \(S\) và chiều cao \(h\) là: \(V = \frac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({V_{D.A'B'C'D'}} = \frac{1}{3}DD'.AB.AD = \frac{1}{3}.3.1.2 = 2.\)
Chọn A.
Câu hỏi 46 :
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(2a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) với \(SA = 2a\). Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(BC\). Thể tích khối chóp \(S.ADCM\) là:
- A \(6{a^3}\)
- B \(2{a^3}\)
- C \(\dfrac{{8{a^3}}}{3}\)
- D \(\dfrac{{4\sqrt 2 {a^3}}}{3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tính diện tích hình thang vuông \(ADCM\): \({S_{ADCM}} = \dfrac{{\left( {AD + CM} \right).CD}}{2}\) hoặc \({S_{ADCM}} = {S_{ABCD}} - {S_{ABM}}\).
- Thể tích khối chóp có chiều cao bằng \(h\), diện tích đáy \(S\) là: \(V = \dfrac{1}{3}Sh.\)
Lời giải chi tiết:
Vì \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(2a\) nên \({S_{ABCD}} = {\left( {2a} \right)^2} = 4{a^2}.\)
Vì \(M\) là trung điểm \(BC\) nên \(BM = CM = a\).
Do đó, \({S_{ABM}} = \dfrac{1}{2}AB.BM = \dfrac{1}{2}.2a.a = {a^2}.\)
\( \Rightarrow {S_{ADCM}} = {S_{ABCD}} - {S_{ABM}} = 4{a^2} - {a^2} = 3{a^2}\).
Thể tích của khối chóp \(S.ADCM\) có chiều cao \(SA = 2a\) là :
\({V_{S.ADCM}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{ADCM}} = \dfrac{1}{3}.2a.3{a^2} = 2{a^3}.\)
Chọn B.
Câu hỏi 47 :
Cho lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có thể tích bằng 12, đáy \(ABCD\) là hình vuông tâm O. Thể tích khối chóp \(A'.BCO\) bằng :
- A \(3\).
- B \(1\).
- C \(2\).
- D \(4\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tập tỉ lệ thể tích của khối \(A'.BCO\) và khối lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) dựa vào tỉ lệ chiều cao và tỉ lệ diện tích đáy tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({S_{BCO}} = \dfrac{1}{2}{S_{ABC}} = \dfrac{1}{4}{S_{ABCD}}\) \( \Rightarrow {V_{A'.BCO}} = \dfrac{1}{4}{V_{A'.ABCD}}.\)
Mà \({V_{A'.ABCD}} = \dfrac{1}{3}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\) (thể tích chóp và lăng trụ có cùng chiều cao và diện tích đáy).
\( \Rightarrow {V_{A'.BCO}} = \dfrac{1}{4}.\dfrac{1}{3}.{V_{ABCD.A'B'C'D'}} = \dfrac{1}{4}.\dfrac{1}{3}.12 = 1.\)
Chọn B.
Câu hỏi 48 :
Cho khối lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình thoi cạnh \(a\), \(BD = \sqrt 3 a\) và \(AA' = 4a\) (minh họa như hình bên). Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
- A \(2\sqrt 3 \,{a^3}.\)
- B \(4\sqrt 3 {a^3}.\)
- C \(\dfrac{{a\sqrt 3 {a^3}}}{3}.\)
- D \(\dfrac{{4\sqrt 3 {a^3}}}{3}.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Tính diện tích tam giác \(ABD\), sử dụng công thức He-rong \(S = \sqrt {p\left( {p - a} \right)\left( {p - b} \right)\left( {p - c} \right)} \) với \(p\) là nửa chu vi tam giác, \(a,\,\,b,\,\,c\) là độ dài 3 cạnh của tam giác.
- Suy ra \({S_{ABCD}} = 2{S_{ABD}}\).
- Tính thể tích khối lăng trụ \(V = AA'.{S_{ABCD}}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(p\) là nửa chu vi tam giác \(ABD\), ta có \(p = \dfrac{{AB + AD + BD}}{2} = \dfrac{{a + a + a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{2 + \sqrt 3 }}{2}a\).
Diện tích tam giác \(ABD\) là: \(S = \sqrt {p\left( {p - a} \right)\left( {p - b} \right)\left( {p - c} \right)} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\).
\( \Rightarrow {S_{ABCD}} = 2{S_{ABD}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\).
Vậy \({V_{ABCD}} = AA'.{S_{ABCD}} = 4a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2} = 2{a^3}\sqrt 3 \).
Chọn A.
Câu hỏi 49 :
Cho khối chóp \(S.ABC\) có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), tam giác ABC vuông tại C, \(AC = 2a,\)\(BC = a,\)\(SB = 3a\). Tính thể tích của khối chóp \(S.ABC.\)
- A
\(\dfrac{{2{a^3}}}{3}\)
- B
\(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)
- C
\({a^3}\)
- D \(\dfrac{{{a^3}}}{2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Áp dụng định lí Pytago tính chiều cao \(SA\) của khối chóp.
- Tính diện tích đáy, sử dụng công thức tính diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông.
- Sử dụng công thức tính thể tích khối chóp \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{\Delta ABC}}\).
Lời giải chi tiết:
Vì \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) nên \(SA \bot AB\), suy ra \(\Delta SAB\) vuông tại \(A\).
Áp dụng định lí Pytago trong các tam giác vuông ta có:
\(\begin{array}{l}AB = \sqrt {A{C^2} + B{C^2}} = \sqrt {4{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 5 \\SA = \sqrt {S{B^2} - A{B^2}} = \sqrt {9{a^2} - 5{a^2}} = 2a\end{array}\)
Vì \(\Delta ABC\) vuông tại \(C\) nên \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AC.BC = \dfrac{1}{2}.2a.a = {a^2}\).
Vậy \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}.SA.{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{3}.2a.{a^2} = \dfrac{{2{a^3}}}{3}.\)
Chọn A.
Câu hỏi 50 :
Cho hình chóp \(S.ABC\). Gọi \(M,N,P\) lần lượt là trung điểm của \(SA,SB,SC\). Tỉ số thể tích \(\dfrac{{{V_{S.ABC}}}}{{{V_{S.MNP}}}}\) bằng:
- A \(2\).
- B \(8\).
- C \(3\).
- D \(12\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tỉ số thể tích cho khối chóp tam giác
(Công thức Simson): Cho khối chóp S.ABC, các điểm \({A_1},\,{B_1},\,{C_1}\) lần lượt thuộc \(SA,\,SB,\,SC\). Khi đó, \(\dfrac{{{V_{S.\,{A_1}{B_1}{C_1}}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{S{A_1}}}{{SA}}.\dfrac{{S{B_1}}}{{SB}}.\dfrac{{S{C_1}}}{{SC}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\dfrac{{{V_{S.ABC}}}}{{{V_{S.MNP}}}} = \dfrac{{SA}}{{SM}}.\dfrac{{SB}}{{SN}}.\dfrac{{SC}}{{SP}} = 2.2.2 = 8.\)
Chọn B.
Tổng hợp bài tập trắc nghiệm thể tích khối đa diện mức độ vận dụng có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp bài tập trắc nghiệm thể tích khối đa diện mức độ vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp bài tập trắc nghiệm thể tích khối đa diện mức độ nhận biết có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục