40 bài tập phương trình bậc hai với hệ số thực mức độ thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho \({z_1},{z_2}\) là các nghiệm phức phân biệt của phương trình \({z^2} - 4z + 13 = 0\). Tính \({\left| {{z_1} + i} \right|^2} + {\left| {{z_2} + i} \right|^2}\).
- A \(28\).
- B \(2\sqrt 5 + 2\sqrt 2 \).
- C \(36\).
- D \(6\sqrt 2 \).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Giải phương trình bậc hai trên tập số phức với hệ số thực xác định các nghiệm \({z_1},\,\,{z_2}\).
- Thay \({z_1},\,\,{z_2}\) vào biểu thức \({\left| {{z_1} + i} \right|^2} + {\left| {{z_2} + i} \right|^2}\), sử dụng công thức \(\left| {a + bi} \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 4z + 13 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = 2 + 3i\\{z_2} = 2 - 3i\end{array} \right.\).
Khi đó:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,{\left| {{z_1} + i} \right|^2} + {\left| {{z_2} + i} \right|^2}\\ = {\left| {2 + 3i + i} \right|^2} + {\left| {2 - 3i + i} \right|^2}\\ = {\left| {2 + 4i} \right|^2} + {\left| {2 - 2i} \right|^2}\\ = \left( {{2^2} + {4^2}} \right) + \left( {{2^2} + {2^2}} \right) = 28\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 2 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là các nghiệm của phương trình \({z^2} + 2z + 5 = 0\). Giá trị của \(\left| {z_1^2} \right| + \left| {z_2^2} \right|\) bằng:
- A \(10\)
- B \(12\)
- C \(2\sqrt {34} \)
- D \(4\sqrt 5 \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Giải phương trình tìm nghiệm phức \({z_1},\,\,{z_2}\).
- Tính \(\left| {z_1^2} \right| + \left| {z_2^2} \right|\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} + 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = - 1 + 2i\\{z_2} = - 1 - 2i\end{array} \right.\).
Khi đó ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}z_1^2 = - 3 - 4i \Rightarrow \left| {z_1^2} \right| = \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2} + {{\left( { - 4} \right)}^2}} = 5\\z_2^2 = - 3 + 4i \Rightarrow \left| {z_2^2} \right| = \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2} + {4^2}} = 5\end{array} \right.\).
Vậy \(\left| {z_1^2} \right| + \left| {z_2^2} \right| = 5 + 5 = 10\).
Chọn A.
Câu hỏi 3 :
Cho số phức \(z\) thỏa mãn \(z + 2\overline z = 6 + i.\) Số phức \(z\) đã cho là nghiệm của phương trình nào dưới đây?
- A \({z^2} - 4z + 5 = 0\)
- B \({z^2} + 3z + 4 = 0\)
- C \({z^2} + 4z + 5 = 0\)
- D \({z^2} - 3z + 4 = 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi \(z = a + bi\,\,\left( {a,\,\,b \in \mathbb{R}} \right) \Rightarrow \overline z = a - bi.\)
Từ biểu thức bài cho, tìm số phức \(z\) sau đó thay số phức \(z\) vừa tìm được vào các phương trình ở các đáp án để chọn đáp án đúng.
Hoặc giải các phương trình ở các đáp án đã cho, tìm phương trình chứa nghiệm là số phức \(z\) đã tìm được ở trên.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(z = a + bi\,\,\left( {a,\,\,b \in \mathbb{R}} \right) \Rightarrow \overline z = a - bi.\)
Theo đề bài ta có: \(z + 2\overline z = 6 + i\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow a + bi + 2\left( {a - bi} \right) = 6 + i\\ \Leftrightarrow a + bi + 2a - 2bi = 6 + i\\ \Leftrightarrow 3a - bi = 6 + i\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3a = 6\\ - b = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = - 1\end{array} \right. \Rightarrow z = 2 - i.\end{array}\)
+) Đáp án A: \({z^2} - 4z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 2 + i\\z = 2 - i\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow z = 2 - i\) là nghiệm của phương trình \({z^2} - 4z + 5 = 0\)
Chọn A.
Câu hỏi 4 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 2z + 3 = 0.\) Mệnh đềnào dưới đây sai?
- A \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\)
- B \({z_1}{z_2} = 3\)
- C \({z_1} + {z_2} = 2\)
- D \(\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| = 2\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Giải phương trình đã cho trên tập số phức sau đó thay các nghiệm \({z_1},\,\,{z_2}\) vào các đáp án và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 2z + 3 = 0\) \( \Leftrightarrow {z^2} - 2z + 1 = - 2\)
\( \Leftrightarrow {\left( {z - 1} \right)^2} = 2i\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z - 1 = \sqrt 2 i\\z - 1 = - \sqrt 2 i\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = 1 + \sqrt 2 i\\{z_2} = 1 - \sqrt 2 i\end{array} \right.\)
Khi đó ta có:
\( + )\,\,\left| {{z_1}} \right| = \sqrt {{1^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} = \sqrt 3 \) và \(\left| {{z_2}} \right| = \sqrt {{1^2} + {{\left( { - \sqrt 2 } \right)}^2}} = \sqrt 3 \) \( \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \sqrt 3 \)
\( \Rightarrow \) Đáp án A đúng.
\( + )\,\,{z_1}{z_2} = \left( {1 + \sqrt 2 i} \right)\left( {1 - \sqrt 2 i} \right)\) \( = 1 - 2{i^2} = 1 + 2 = 3\)\( \Rightarrow \) Đáp án B đúng.
\( + )\,\,{z_1} + {z_2} = 1 + \sqrt 2 i + 1 - \sqrt 2 i = 2\) \( \Rightarrow \) Đáp án C đúng.
\( + )\,\,\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| = \sqrt 3 + \sqrt 3 \) \( = 2\sqrt 3 \ne 2\)\( \Rightarrow \) Đáp án D sai.
Chọn D
Câu hỏi 5 :
Có bao nhiêu giá trị nguyên của hàm số \(m\) để phương trình \({z^2} - 2mz + 6m - 5 = 0\) có hai nghiệm phức phân biệt \({z_1},\,\,{z_2}\) thỏa mãn \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|?\)
- A \(5\)
- B \(4\)
- C \(6\)
- D \(3\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Tìm điều kiện để phương trình bậc hai có 2 nghiệm phức phân biệt: \(\Delta < 0\) hoặc \(\Delta ' < 0\).
- Phương trình bậc hai có 2 nghiệm phức phân biệt thì hai số phức đó là hai số phức liên hợp nên luôn thỏa mãn điều kiện \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\).
Lời giải chi tiết:
Để phương trình có 2 nghiệm phức phân biệt thì \(\Delta ' < 0\) \( \Leftrightarrow {m^2} - 6m + 5 < 0 \Leftrightarrow 1 < m < 5\).
Phương trình bậc hai có 2 nghiệm phức phân biệt thì hai số phức đó là hai số phức liên hợp nên luôn thỏa mãn điều kiện \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\).
\( \Rightarrow m \in \left( {1;5} \right)\). Mà \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ {2;3;4} \right\}\). Vậy có 3 giá trị của \(m\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Chọn D.
Câu hỏi 6 :
Gọi \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 4z + 5 = 0\). Tìm phần thực a của số phức \(w = z_1^2 + z_2^2.\)
- A \(a = 8.\)
- B \(a = 16.\)
- C \(a = 6.\)
- D \(a = 0.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Tìm nghiệm phức của phương trình đã cho.
- Tìm số phức w rồi suy ra phần thực: Số phức \(w = a + bi\) có phần thực là a.
Lời giải chi tiết:
Ta có \({z^2} - 4z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 2 + i\\z = 2 - i\end{array} \right.\)
Khi đó \(w = z_1^2 + z_2^2 = {\left( {2 + i} \right)^2} + {\left( {2 - i} \right)^2} = 6\).
Vậy phần thực của số phức w là \(a = 6\).
Chọn C.
Câu hỏi 7 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \(9{z^2} + 6z + 4 = 0\). Giá trị của biểu thức \(\dfrac{1}{{\left| {{z_1}} \right|}} + \dfrac{1}{{\left| {{z_2}} \right|}}\) bằng
- A \(\dfrac{4}{3}\)
- B \(3\)
- C \(\dfrac{3}{2}\)
- D \(6\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Giải phương trình bậc hai với hệ số thực tìm \({z_1},\,\,{z_2}\).
- Tính \(\left| {{z_1}} \right|,\,\,\left| {{z_2}} \right|\) và thay vào tính giá trị biểu thức \(\dfrac{1}{{\left| {{z_1}} \right|}} + \dfrac{1}{{\left| {{z_2}} \right|}}\), sử dụng công thức tính môđun của số phức \(z = a + bi\)\( \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(9{z^2} + 6z + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = - \dfrac{1}{3} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}i\\{z_2} = - \dfrac{1}{3} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}i\end{array} \right.\).
\( \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {\dfrac{1}{9} + \dfrac{1}{3}} = \sqrt {\dfrac{4}{9}} = \dfrac{2}{3}\).
Vậy \(\dfrac{1}{{\left| {{z_1}} \right|}} + \dfrac{1}{{\left| {{z_2}} \right|}} = \dfrac{3}{2} + \dfrac{3}{2} = 3.\)
Chọn B.
Câu hỏi 8 :
Biết phương trình \(2{z^2} + 4z + 3 = 0\) có hai nghiệm phức \({z_1},\,\,{z_2}\). Giá trị của \(\left| {{z_1}{z_2} + i\left( {{z_1} + {z_2}} \right)} \right|\) bằng:
- A \(\sqrt 3 \)
- B \(\dfrac{5}{2}\)
- C \(\dfrac{7}{2}\)
- D \(1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng định lí Vi-ét: Phương trình bậc hai \(a{z^2} + bz + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) có hai nghiệm phân biệt \({z_1},\,\,{z_2}\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = - \dfrac{b}{a}\\{z_1}{z_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(2{z^2} + 4z + 3 = 0\) có hai nghiệm phức \({z_1},\,\,{z_2}\) nên ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = - 2\\{z_1}{z_2} = \dfrac{3}{2}\end{array} \right.\).
Khi đó ta có: \(\left| {{z_1}{z_2} + i\left( {{z_1} + {z_2}} \right)} \right|\)\( \Leftrightarrow \left| { - \dfrac{3}{2} + i.\left( { - 2} \right)} \right| = \sqrt {{{\left( { - \dfrac{3}{2}} \right)}^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} = \dfrac{5}{2}\).
Chọn B.
Câu hỏi 9 :
Gọi \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 3z + 7 = 0\). Tính \(T = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2}\).
- A \(T = 96\).
- B \(T = 98\).
- C \(T = 14\).
- D \(T = 24\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình bậc hai \(a{z^2} + bz + c = 0\) có nghiệm \({z_1},\,\,{z_2}\) thì \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \dfrac{c}{a}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 3z + 7 = 0\) \( \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \dfrac{c}{a} = \dfrac{7}{1} = 7\).
Vậy \(T = \left| {z_1^2} \right| + \left| {z_2^2} \right| = 7 + 7 = 14.\)
Chọn C.
Câu hỏi 10 :
Có bao nhiêu số nguyên m để phương trình \({z^2} + 2mz + 3m + 4 = 0\) có hai nghiệm không phải là số thực?
- A \(3\)
- B \(4\)
- C \(5\)
- D \(6\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) có 2 nghiệm không phải là số thực khi và chỉ khi \(\Delta < 0\).
Lời giải chi tiết:
Để phương trình \({z^2} + 2mz + 3m + 4 = 0\) có hai nghiệm không phải là số thực thì \(\Delta ' < 0\).
\( \Leftrightarrow {m^2} - 3m - 4 < 0 \Leftrightarrow - 1 < m < 4\).
Mà \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ {0;1;2;3} \right\}\).
Vậy có 4 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Chọn B.
Câu hỏi 11 :
Biết \({z_1},\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - z + 1 = 0.\) Tính \(\left| {z_1^3 + z_2^3} \right|.\)
- A \(0\)
- B \(1\)
- C \(4\)
- D \(2\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Cách 1: Giải phương trình đã cho tìm \({z_1},\,\,{z_2}\) rồi tính biểu thức đề bài cho.
Cách 2: Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = 1\\{z_1}{z_2} = 1\end{array} \right..\)
Theo đề bài ta có: \(z_1^3 + z_2^3 = \left( {{z_1} + {z_2}} \right)\left[ {{{\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}^2} - 3{z_1}{z_2}} \right]\) rồi tính modun hai vế.
Lời giải chi tiết:
Xét phương trình: \({z^2} - z + 1 = 0\)
Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = 1\\{z_1}{z_2} = 1\end{array} \right..\)
Theo đề bài ta có: \(z_1^3 + z_2^3 = \left( {{z_1} + {z_2}} \right)\left[ {{{\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}^2} - 3{z_1}{z_2}} \right]\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow z_1^3 + z_2^3 = 1\left( {{1^2} - 3} \right)\\ \Leftrightarrow z_1^3 + z_2^3 = - 2\\ \Rightarrow \left| {z_1^3 + z_2^3} \right| = \left| { - 2} \right| = 2.\end{array}\)
Chọn D.
Câu hỏi 12 :
Gọi \({z_0}\) là nghiệm phức có phần ảo dương của của phương trình \({z^2} - 2z + 10 = 0\). Trên mặt phẳng tọa độ, điểm nào sau đây là điểm biểu diễn số phức \(w = i{z_0}\).
- A \(N\left( {1;3} \right).\)
- B \(M\left( { - 3;1} \right).\)
- C \(P\left( {3; - 1} \right).\)
- D \(Q\left( { - 3; - 1} \right).\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Giải phương trình bậc hai trên tập số phức tìm số phức \({z_0}\).
- Tính số phức \(w = i{z_0}\).
- Điểm biểu diễn số phức \(z = a + bi\) là \(M\left( {a;b} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 2z + 10 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 1 + 3i\\z = 1 - 3i\end{array} \right.\).
Vì \({z_0}\) là nghiệm phức có phần ảo dương của của phương trình trên \( \Rightarrow {z_0} = 1 + 3i\).
Khi đó ta có: \(w = i{z_0} = i\left( {1 + 3i} \right) = - 3 + i\).
Vậy điểm biểu diễn của số phức w là: \(M\left( { - 3;1} \right).\)
Chọn B.
Câu hỏi 13 :
Gọi \({z_1}\) là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \({z^2} + 2z + 3 = 0\). Điểm biểu diễn hình học của số phức \({z_1}\) là
- A \(M\left( { - 1\,\,;\;\, - \sqrt 2 } \right)\).
- B \(M( - 1\;;\;\sqrt 2 )\).
- C \(M( - 1\,;\; - 2)\).
- D \(M\left( { - 1\,\;;\;\, - \sqrt 2 i} \right)\).
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu hỏi 14 :
Phương trình bậc hai nào dưới đây nhận hai số phức \(2 - 3i\) và \(2 + 3i\) làm nghiệm?
- A \({z^2} + 4z + 3 = 0\).
- B \({z^2} + 4z + 13 = 0\).
- C \({z^2} - 4z + 13 = 0\).
- D \({z^2} - 4z + 3 = 0\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định tổng và tích của hai số phức đã cho. Từ đó lập phương trình \({z^2} - Sz + P = 0\)
Lời giải chi tiết:
\(\left\{ \begin{array}{l}2 - 3i + 2 + 3i = 4\\\left( {2 - 3i} \right)\left( {2 + 3i} \right) = 13\end{array} \right. \Rightarrow 2 - 3i\) và \(2 + 3i\) là nghiệm của phương trình \({z^2} - 4z + 13 = 0.\)
Chọn: C
Câu hỏi 15 :
Gọi \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 10 = 0\) trong đó \({z_1}\) có phần ảo âm. Phần thực và phần ảo của số phức \({z_1} + 2{z_2}\) lần lượt là:
- A \(4;\,\, - 10\)
- B \( - 3;\,\,1\)
- C \(3;\,\,3\)
- D \(2;\,\,0\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Giải phương trình bậc hai tìm nghiệm phức của phương trình đã cho (Chú ý \({z_1}\)có phần ảo âm).
- Suy ra \({z_1};\,\,{z_2}\) rồi tính số phức \({z_1} + 2{z_2}\) và kết luận phần ảo của nó.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 2z + 10 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 1 + 3i\\z = 1 - 3i\end{array} \right.\).
Vì \({z_1}\)có phần ảo âm nên ta có \({z_1} = 1 - 3i,\,\,{z_2} = 1 + 3i\).
Khi đó \({z_1} + 2{z_2} = 1 - 3i + 2\left( {1 + 3i} \right)\)\( = 3 + 3i\).
Vậy số phức \({z_1} + 2{z_2}\) có phần thực và phần ảo lần lượt là \(3;\,\,3\).
Chọn C.
Câu hỏi 16 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là các nghiệm của phương trình \({z^2} - 4z + 9 = 0\). Giả sử \(M,\,\,N\) là các điểm biểu diễn hình học của \({z_1},\,\,{z_2}\) trên mặt phẳng phức. Khi đó độ dài của \(MN\) là:
- A \(\sqrt 5 \)
- B \(4\)
- C \(2\sqrt 5 \)
- D \(5\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Giải phương trình bậc hai tìm \({z_1},\,\,{z_2}\).
- Tìm các điểm \(M,\,\,N\). Điểm biểu diễn số phức \(z = a + bi\) là \(M\left( {a;b} \right)\).
- Tính độ dài đoạn thẳng \(MN = \sqrt {{{\left( {{x_N} - {x_M}} \right)}^2} + {{\left( {{y_N} - {y_M}} \right)}^2} + {{\left( {{z_N} - {z_M}} \right)}^2}} \).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 4z + 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = 2 + \sqrt 5 i\\{z_2} = 2 - \sqrt 5 i\end{array} \right.\).
\( \Rightarrow M\left( {2;\sqrt 5 } \right)\) và \(N\left( {2; - \sqrt 5 } \right)\).
Vậy \(MN = \sqrt {{{\left( {2 - 2} \right)}^2} + {{\left( { - \sqrt 5 - \sqrt 5 } \right)}^2}} = \sqrt {20} = 2\sqrt 5 \).
Chọn C.
Câu hỏi 17 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 9 = 0\). Tính \(\overline {{z_1}} + \overline {{z_2}} \).
- A \(\overline {{z_1}} + \overline {{z_2}} = 3\)
- B \(\overline {{z_1}} + \overline {{z_2}} = 4i\)
- C \(\overline {{z_1}} + \overline {{z_2}} = 9i\)
- D \(\overline {{z_1}} + \overline {{z_2}} = 0\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Giải phương trình tìm \({z_1},\,\,{z_2}\).
- Số phức \(z = a + bi\) có số phức liên hợp \(\overline z = a - bi\).
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\({z^2} + 9 = 0 \Leftrightarrow {z^2} = - 9 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = 3i\\{z_2} = - 3i\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\overline {{z_1}} = - 3i\\\overline {{z_2}} = 3i\end{array} \right. \Rightarrow \overline {{z_1}} + \overline {{z_2}} = 0\).
Chọn D.
Câu hỏi 18 :
Cho \({z_1};\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 2z + 5 = 0\), biết \({z_1} - {z_2}\) có phần ảo là số thực âm. Tìm phần ảo của số phức \({\rm{w}} = 2z_1^2 - z_2^2\).
- A \(3.\)
- B \( - 12.\)
- C \( - 3.\)
- D \(12.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tìm nghiệm của phương trình đã cho.
- Sử dụng dữ kiện để tìm \({z_1};\,\,{z_2}\) rồi tính số phức w.
Lời giải chi tiết:
Ta có \({z^2} - 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 1 + 2i\\z = 1 - 2i\end{array} \right.\)
Mà \({z_1} - {z_2}\) có phần ảo là số thực âm nên \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} = 1 - 2i\\{z_2} = 1 + 2i\end{array} \right..\)
\( \Rightarrow {\rm{w}} = 2z_1^2 - z_2^2 = - 3 - 12i\).
Vậy phần ảo của số phức w là \( - 12.\)
Chọn B.
Câu hỏi 19 :
Ký hiệu \(z,\,\,{\rm{w}}\) là hai nghiệm phức của phương trình \(2{x^2} - 4x + 9 = 0\). Giá trị của \(P = \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{{\rm{w}}}\) là
- A \( - \dfrac{4}{9}\)
- B \( - \dfrac{9}{4}\)
- C \(\dfrac{4}{9}\)
- D \(\dfrac{9}{4}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Tìm hai nghiệm phức của phương trình từ đó suy ra giá trị của P.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(2{x^2} - 4x + 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 + \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}i = z\\x = 1 - \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}i = w\end{array} \right.\) .
Khi đó \(P = \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{{\rm{w}}} = \dfrac{1}{{1 + \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}i}} + \dfrac{1}{{1 - \dfrac{{\sqrt {14} }}{2}i}} = \dfrac{4}{9}.\)
Chọn C.
Câu hỏi 20 :
Gọi \({z_1}\) là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình\({z^2} - 2z + 3 = 0\). Phần thực của số phức \(i{z_1}\) bằng
- A \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\).
- B \(\sqrt 2 \).
- C \( - \sqrt 2 \).
- D \( - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giải phương trình bậc hai trên tập số phức.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 2z + 3 = 0 \Leftrightarrow z = 1 \pm \sqrt 2 i\)
Do \({z_1}\) là nghiệm phức có phần ảo dương nên \({z_1} = 1 + \sqrt 2 i \Rightarrow i{z_1} = i - \sqrt 2 \): có phần thực bằng \( - \sqrt 2 \).
Chọn: C
Câu hỏi 21 :
Biết số phức \(z = - 3 + 4i\) là một nghiệm của phương trình \({z^2} + az + b = 0\), trong đó \(a,b\) là các số thựTính \(a - b\).
- A \( - 31\)
- B \( - 11\)
- C \(1\)
- D \( - 19\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Nghiệm phức của phương trình bậc hai hệ số thực trên tập số phức là hai số phức liên hợp.
Lời giải chi tiết:
Do \(z = - 3 + 4i\) là một nghiệm của \({z^2} + az + b = 0\) với \(a,\,\,b \in \mathbb{R}\) nên \(\overline z = - 3 - 4i\) cũng là nghiệm của phương trình.
Áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}z + \overline z = - a\\z\overline z = b\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - a = - 6\\b = 25\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 6\\b = 25\end{array} \right. \Rightarrow a - b = - 19\).
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Gọi \({z_0}\) là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình \({z^2} + 2z + 10 = 0\). Tính \(i{z_0}\).
- A \(i{z_0} = - 3i + 1\).
- B \(i{z_0} = 3 - i\).
- C \(i{z_0} = - 3 - i\).
- D \(i{z_0} = 3i - 1\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giải phương trình bậc hai ẩn \(z\) sau đó sử dụng công thức nhân số phức để tính \(i{z_0}.\)
Lời giải chi tiết:
\({z^2} + 2z + 10 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = - 1 + 3i\\z = - 1 - 3i\end{array} \right. \Rightarrow {z_0} = - 1 + 3i\) do số phức có phần ảo dương.
\( \Rightarrow i{z_0} = i\left( { - 1 + 3i} \right) = - i + 3{i^2} = - 3 - i.\)
Chọn C.
Câu hỏi 23 :
Gọi S là tập nghiệm của phương trình \({z^2} + z + 1 = 0\) trên tập số phức. Số tập con của S là:
- A \(2\)
- B \(1\)
- C \(0\)
- D \(4\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Số tập con của tập có \(n\) phần tử là \({2^n}.\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình \({z^2} + z + 1 = 0\) là phương trình bậc 2 trên tập số phức nên luôn có 2 nghiệm.
Suy ra tập \(S\) có hai phần tử nên số tập con của \(S\) là \({2^2} = 4.\)
Chọn D
Câu hỏi 24 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là các nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 2z + 3 = 0.\) Modul của \(z_1^3.z_2^4\) bằng:
- A \(81\)
- B \(16\)
- C \(27\sqrt 3 \)
- D \(8\sqrt 2 \)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giải phương trình đã cho tìm hai số phức \({z_1},\,\,{z_2}\) rồi tính modul của số phức đề bài yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({z^2} - 2z + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = 1 + \sqrt 2 i \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| = \sqrt {1 + 2} = \sqrt 3 \\{z_2} = 1 - \sqrt 2 i \Rightarrow \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {1 + 2} = \sqrt 3 \end{array} \right..\)
\( \Rightarrow \left| {z_1^3.z_2^4} \right| = {\left| {{z_1}} \right|^3}.{\left| {{z_2}} \right|^4} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^3}.{\left( {\sqrt 3 } \right)^4} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^7} = 27\sqrt 3 .\)
Chọn C.
Câu hỏi 25 :
Gọi \({z_1},{z_2}\) là các nghiệm của phương trình \({z^2} + 4z + 5 = 0\). Đặt \(w = {\left( {1 + {z_1}} \right)^{100}} + {\left( {1 + {z_2}} \right)^{100}}\). Khi đó
- A \(w = {2^{50}}i\).
- B \(w = - {2^{51}}\).
- C \(w = {2^{51}}\)
- D \(w = - {2^{50}}i\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Giải phương trình tìm \({z_1};\,\,{z_2}\).
+) Thay \({z_1};\,\,{z_2}\) vào tính \(w\).
Lời giải chi tiết:
\({z^2} + 4z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{z_1} = - 2 + i\\{z_2} = - 2 - i\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}w = {\left( {1 + {z_1}} \right)^{100}} + {\left( {1 + {z_2}} \right)^{100}} = {\left( {1 - 2 + i} \right)^{100}} + {\left( {1 - 2 - i} \right)^{100}}\\\,\,\,\,\, = {\left( {i - 1} \right)^{100}} + {\left( { - 1 - i} \right)^{100}} = {\left( {i - 1} \right)^{100}} + {\left( {i + 1} \right)^{100}}\\\,\,\,\, = {\left( {{{\left( {i - 1} \right)}^2}} \right)^{50}} + {\left( {{{\left( {i + 1} \right)}^2}} \right)^{50}} = {\left( { - 2i} \right)^{50}} + {\left( {2i} \right)^{50}}\\\,\,\,\, = {2.2^{50}}.{i^{50}} = {2^{51}}.{\left( {{i^4}} \right)^{12}}.{i^2} = {2^{51}}.1.\left( { - 1} \right) = - {2^{51}}\end{array}\)
Chọn: B
Câu hỏi 26 :
Cho số thực \(a > 2\) và gọi \({z_1},\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 2z + a = 0.\) Mệnh đề nào sau đây sai?
- A \({z_1} + {z_2}\) là số thực
- B \({z_1} - {z_2}\) là số ảo
- C \(\dfrac{{{z_1}}}{{{z_2}}} + \dfrac{{{z_2}}}{{{z_1}}}\) là số ảo
- D \(\dfrac{{{z_1}}}{{{z_2}}} + \dfrac{{{z_2}}}{{{z_1}}}\) là số thực
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xét với điều kiện của \(a > 2,\) giải phương trình bậc hai ẩn \(z.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\Delta ' = 1 - a.\)
\( \Rightarrow \) Với mọi \(a > 2 \Rightarrow \Delta < 0 \Rightarrow \) Phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phức và hai nghiệm phức này thỏa mãn \({z_2} = \overline {{z_1}} .\)
Giả sử: \({z_1} = x + yi \Rightarrow {z_2} = x - yi.\)
\( \Rightarrow {z_1} + {z_2} = 2x \Rightarrow \) đáp án A đúng.
\({z_1} - {z_2} = 2yi \Rightarrow \) đáp án B đúng.
\(\dfrac{{{z_1}}}{{{z_2}}} + \dfrac{{{z_2}}}{{{z_1}}} = \dfrac{{z_1^2 + z_2^2}}{{{z_1}{z_2}}} = \dfrac{{{{\left( {x + yi} \right)}^2} + {{\left( {x - yi} \right)}^2}}}{{\left( {x + yi} \right)\left( {x - yi} \right)}} = \dfrac{{2{x^2} - 2{y^2}}}{{{x^2} + {y^2}}} \Rightarrow \) đáp án D đúng.
Chọn C.
Câu hỏi 27 :
Gọi \({z_1},{z_2}\) là nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 4 = 0\). Tính giá trị của biểu thức \(P = \dfrac{{z_1^2}}{{{z_2}}} + \dfrac{{z_2^2}}{{{z_1}}}\).
- A \( - \dfrac{{11}}{4}\).
- B 4.
- C -4.
- D 8.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng hệ thức Vi – ét.
Lời giải chi tiết:
\({z_1},{z_2}\) là nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 4 = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = 2\\{z_1}{z_2} = 4\end{array} \right.\)
\(P = \dfrac{{z_1^2}}{{{z_2}}} + \dfrac{{z_2^2}}{{{z_1}}} = \dfrac{{z_1^3 + z_2^3}}{{{z_1}{z_2}}} = \dfrac{{{{\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}^3} - 3{z_1}{z_2}\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}}{{{z_1}{z_2}}} = \dfrac{{{2^3} - 3.4.2}}{4} = - 4\).
Chọn: C
Câu hỏi 28 :
Cho phương trình \({z^2} - mz + 2m - 1 = 0\) trong đó \(m\) là tham số phức. Giá trị của \(m\) để phương trình có hai nghiệm \({z_1},{z_2}\) thỏa mãn \(z_1^2 + z_2^2 = - 10\) là:
- A \(m = 2 + 2\sqrt 2 i\)
- B \(m = 2 \pm 2\sqrt 2 i\)
- C \(m = - 2 + 2\sqrt 2 i\)
- D \(m = - 2 - 2\sqrt 2 i\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng định lý Vi-et cho phương trình bậc hai \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = - \frac{b}{a}\\{z_1}{z_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng định lí Vi – et cho phương trình \({z^2} - mz + 2m - 1 = 0\) trong tập số phức ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = - \frac{b}{a} = m\\{z_1}{z_2} = \frac{c}{a} = 2m - 1\end{array} \right.\)
Khi đó: \(z_1^2 + z_2^2 = - 10 \Leftrightarrow {\left( {{z_1} + {z_2}} \right)^2} - 2{z_1}{z_2} = - 10\) \( \Leftrightarrow {m^2} - 2\left( {2m - 1} \right) = - 10 \Leftrightarrow {m^2} - 4m + 12 = 0 \Leftrightarrow m = 2 \pm 2\sqrt 2 i\)
Chọn B.
Câu hỏi 29 :
Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là các nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 4z + 5 = 0\). Giá trị của \({({z_1} - 1)^{2018}} + {({z_2} - 1)^{2018}}\) bằng
- A \( - {2^{1010}}i\).
- B \({2^{1009}}i\).
- C 0
- D \({2^{2018}}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Tìm \({z_1},\,\,{z_2}\), thay vào biểu thức \({({z_1} - 1)^{2018}} + {({z_2} - 1)^{2018}}\) và tính giá trị của biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
\({z^2} - 4z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = 2 + i\\{z_2} = 2 - i\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,{({z_1} - 1)^{2018}} + {({z_2} - 1)^{2018}}\\ = {(2 + i - 1)^{2018}} + {(2 - i - 1)^{2018}}\\ = {(1 + i)^{2018}} + {(1 - i)^{2018}}\\ = {\left( {{{(1 + i)}^2}} \right)^{1009}} + {\left( {{{(1 - i)}^2}} \right)^{1009}}\\ = {\left( {2i} \right)^{1009}} + {\left( { - 2i} \right)^{1009}}\\ = {2^{2009}}.{i^{20019}} - {2^{2009}}.{i^{1009}} = 0\end{array}\)
Chọn: C
Câu hỏi 30 :
Cho số phức \(z=a+bi\). Phương trình nào sau đây nhận \(z\) và \(\overline{z}\) làm nghiệm:
- A
\({{z}^{2}}-2az+{{a}^{2}}{{b}^{2}}=0\)
- B
\({{z}^{2}}-2az+{{a}^{2}}+{{b}^{2}}=0\)
- C
\({{z}^{2}}-2az-{{a}^{2}}-{{b}^{2}}=0\)
- D \({{z}^{2}}+2az+{{a}^{2}}+{{b}^{2}}=0\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tìm tổng \(S=z+\overline{z}\) và tích \(P=z.\overline{z}\), khi đó \(z;\overline{z}\) là nghiệm của phương trình \({{Z}^{2}}-SZ+P=0\).
Lời giải chi tiết:
\(\overline{z}=a-bi\Rightarrow z+\overline{z}=2a;\,\,z.\overline{z}={{a}^{2}}+{{b}^{2}}\Rightarrow z;\overline{z}\) là nghiệm của phương trình \({{z}^{2}}-2az+{{a}^{2}}+{{b}^{2}}=0\).
Chọn B.
Câu hỏi 31 :
Phương trình bậc hai nào sau đây có nghiệm là \(1+2i?\)
- A \({{z}^{2}}-2z+3=0.\)
- B \({{z}^{2}}+2z+5=0.\)
- C \({{z}^{2}}-2z+5=0.\)
- D \({{z}^{2}}+2z+3=0.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Cách 1: Giải các phương trình bậc hai ẩn z ở các đáp án, đáp án nào có nghiệm \(z=1+2i\) thì chọn đáp án đó.
Cách 2: Thay nghiệm \(z=1+2i\) vào các phương trình ở các đáp án. Đáp án nào thỏa mãn thì chọn đáp án đó.
Lời giải chi tiết:
+) Xét phương trình: \({z^2} - 2z + 3 = 0 \Leftrightarrow {z^2} - 2z + 1 + 2 = 0 \Leftrightarrow {\left( {z - 1} \right)^2} = - 2 \Leftrightarrow {\left( {z - 1} \right)^2} = 2{i^2}\)
\(\Leftrightarrow \left| {z - 1} \right| = \sqrt 2 i \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}z - 1 = \sqrt 2 i\\z - 1 = - \sqrt 2 i
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 1 + \sqrt 2 i\\z = 1 - \sqrt 2 i
\end{array} \right. \Rightarrow \) loại đáp án A.
+) Xét phương trình: \({{z}^{2}}+2z+5=0\Leftrightarrow {{z}^{2}}+2z+4+1=0\Leftrightarrow {{\left( z+2 \right)}^{2}}=-1={{i}^{2}}\)
\( \Leftrightarrow \left| {z + 2} \right| = i \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
z + 2 = i\\
z + 2 = - i
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
z = - 2 + i\\
z = - 2 - i
\end{array} \right. \Rightarrow \)loại đáp án B.
+) Xét phương trình: \({{z}^{2}}-2z+5=0\Leftrightarrow {{z}^{2}}-2z+1+4=0\Leftrightarrow {{\left( z-1 \right)}^{2}}=-4=-4{{i}^{2}}\)
\( \Leftrightarrow \left| {z - 1} \right| = 2i \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
z - 1 = 2i\\
z - 1 = - 2i
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
z = 1 + 2i\\
z = 1 - 2i
\end{array} \right. \Rightarrow \) chọn đáp án C.
Chọn C.
Câu hỏi 32 :
Giải phương trình sau trên tập hợp số phức: \(\frac{4z-3-7i}{z-i}=z-2i\)
- A \(z=1+2i;z=3-i\)
- B \(z=1-2i;z=3+i\)
- C \(z=1-2i;z=3-i\)
- D \(z=1+2i;z=3+i\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Biến đổi phương trình trở thành phương trình bậc hai.
Giải phương trình bậc hai, kết hợp điều kiện để loại nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Phương trình: \(\frac{4z-3-7i}{z-i}=z-2i\) (điều kiện \(z\ne i\))
\(\begin{array}{l}\Leftrightarrow 4z - 3 - 7i = (z - 2i)(z - i)\\ \Leftrightarrow 4z - 3 - 7i = {z^2} - iz - 2iz + 2{i^2}\\ \Leftrightarrow {z^2} - (4 + 3i)z + 1 + 7i = 0\end{array}\)
Có: \(\Delta ={{\left( 4+3i \right)}^{2}}-4(1+7i)=16+24i+9{{i}^{2}}-4-28i\)
\(=3-4i=4-2.2i+{{i}^{2}}={{\left( 2-i \right)}^{2}}\)
\(\Rightarrow \sqrt{\Delta }=\sqrt{{{\left( 2-i \right)}^{2}}}=\left| 2-i \right|\)
\(\Rightarrow \) Phương trình có \(2\) nghiệm là: \({{z}_{1}}=\frac{4+3i+2-i}{2}=3+i;{{z}_{2}}=\frac{4+3i-2+i}{2}=1+2i\)(thỏa mãn)
Chọn D
Câu hỏi 33 :
Trong \(C\), cho phương trình \(a{{z}^{2}}+bz+c=0(a\ne 0)(*)\). Gọi \(\Delta ={{b}^{2}}-4ac\), ta xét các mệnh đề sau:
1) Nếu \(\Delta \) là số thực âm thì phương trình (*) vô nghiệm
2) Nếu \(\Delta \ne 0\) thì phương trình (*) có \(2\) nghiệm phân biệt
3) Nếu \(\Delta =0\) thì phương trình (*) có \(1\) nghiệm kép
Trong các mệnh đề trên
- A Không có mệnh đề nào đúng
- B Có \(1\) mệnh đề đúng
- C Có \(2\) mệnh đề đúng
- D Cả \(3\) mệnh đề đều đúng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp giải phương trình bậc hai trên tập số phức: \(a{{x}^{2}}+bx+c=0\left( a\ne 0,a,b,c\in R \right)\)
- Tính \(\Delta ={{b}^{2}}-4ac\).
+ \(\Delta >0\) thì phương trình có hai nghiệm thực phân biệt \({{x}_{1,2}}=\frac{-b\pm \sqrt{\Delta }}{2a}\).
+ \(\Delta =0\) thì phương trình có nghiệm kép \({{x}_{1,2}}=-\frac{b}{2a}\).
+ \(\Delta <0\) thì phương trình có hai nghiệm phức phân biệt \({{x}_{1,2}}=\frac{-b\pm i\sqrt{-\Delta }}{2a}\).
Lời giải chi tiết:
1) Sai vì nếu \(\Delta <0\) thì \(\sqrt{\Delta }=\pm i\sqrt{\left| \Delta \right|}\) do đó phương trình có \(2\) nghiệm phức
2) Đúng
3) Đúng
Vậy có \(2\) mệnh đề đúng
Chọn C
Câu hỏi 34 :
Gọi \(z\) là nghiệm phức có phần thực dương của phương trình: \({{z}^{2}}+\left( 1+2i \right)z-17+19i=0\)Khi đó giả sử \({{z}^{2}}=a+bi\) thì tích của \(a\) và \(b\) là:
- A \(-168\)
- B \(-12\)
- C \(-240\)
- D \(-5\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp giải phương trình bậc hai trên tập số phức: \(a{{x}^{2}}+bx+c=0\left( a\ne 0,a,b,c\in C \right)\)
- Tính \(\Delta ={{b}^{2}}-4ac\).
- Tìm một căn bậc hai của \(\Delta \).
- Áp dụng công thức nghiệm \({{x}_{1,2}}=\frac{-b\pm \sqrt{\Delta }}{2a}\).
Tính nghiệm \(z\) thỏa mãn đề bài rồi tính \(a,b\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình: \({{z}^{2}}+\left( 1+2i \right)z-17+19i=0\)
Có: \(\Delta ={{\left( 1+2i \right)}^{2}}-4(-17+19i)=1+4i+4{{i}^{2}}+68-76i\)
\(=65-72i=81-2.9.4i+16{{i}^{2}}={{\left( 9-4i \right)}^{2}}\)
\(\Rightarrow \sqrt{\Delta }=\sqrt{{{\left( 9-4i \right)}^{2}}}=\left| 9-4i \right|\)
\(\Rightarrow \)Phương trình có \(2\) nghiệm: \({{z}_{1}}=\frac{-1-2i+9-4i}{2}=4-3i\) (thỏa mãn), \({{z}_{2}}=\frac{-1-2i-9+4i}{2}=-5+i\)(loại)
Do đó: \({z^2} = a + bi \Leftrightarrow {\left( {4 - 3i} \right)^2} = a + bi \Leftrightarrow 16 - 24i + 9{i^2} = a + bi \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 7\\b = - 24\end{array} \right. \Rightarrow a.b{\rm{ }} = - 168\)
Chọn A
Câu hỏi 35 :
Trên tập số phức, cho phương trình \(a{{z}^{2}}+bz+c=0\,\,\left( a,b,c\in \mathbb{R}; \, \, a \neq 0 \right).\) Chọn kết luận sai:
- A Nếu \(b=0\) thì phương trình có hai nghiệm mà tổng bằng \(0.\)
- B Nếu \(\Delta ={{b}^{2}}-4ac<0\) thì phương trình có hai nghiệm mà modun bằng nhau.
- C Phương trình luôn có hai nghiệm phức là liên hợp của nhau.
- D Phương trình luôn có nghiệm.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp. Kiểm tra trực tiếp từng kết luận.
Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết.
Với \(a\ne 0\) ta có phương trình \(a{{z}^{2}}+bz+c=0\) (*) là phương trình bậc hai ẩn z có \(\Delta ={{b}^{2}}-4ac.\)
Xét trong tập số phức thì phương trình (*) luôn có nghiệm \(\Rightarrow \) D đúng.
Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \({{z}_{1}}+{{z}_{2}}=-\frac{b}{a}.\)
\(\Rightarrow \) Khi \(b=0\) ta có: \({{z}_{1}}+{{z}_{2}}=0\Rightarrow \) A đúng.
+) Xét \(\Delta <0\) ta có phương trình (*) có hai nghiệm phức phân biệt: \(\left[ \begin{align} & {{z}_{1}}=\frac{-b+i\sqrt{\left| \Delta \right|}}{2a} \\ & {{z}_{2}}=\frac{-b-i\sqrt{\left| \Delta \right|}}{2a} \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow \left| {{z}_{1}} \right|=\left| {{z}_{2}} \right|\Rightarrow \) B đúng.
+) Xét \(\Delta >0\Rightarrow \) phương trình (*) có hai nghiệm thực phân biệt: \(\left[ \begin{align} & {{z}_{1}}=\frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a} \\ & {{z}_{2}}=\frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a} \\ \end{align} \right.\Rightarrow \) C sai.
Chọn C.
Câu hỏi 36 :
Nghiệm của phương trình \({z^4}-{z^2}-2 = 0\) là:
- A \(2; - 1\)
- B \( \pm \sqrt 2 ; \pm i\)
- C \( \pm 1; \pm i\sqrt 2 \)
- D \(2; \pm i\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{z^4}-{z^2}-2 = 0 \Leftrightarrow \left( {{z^2} + 1} \right)({z^2} - 2) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} + 1 = 0\\{z^2} - 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} = - 1 = {i^2}\\{z^2} = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = \pm i\\z = \pm \sqrt 2 \end{array} \right.\end{array}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(\left\{ { \pm \sqrt 2 ; \pm i} \right\}\)
Chọn B
Câu hỏi 37 :
Trong C, phương trình \({z^4}-{\text{ }}1{\text{ }} = {\text{ }}0\) có nghiệm là:
- A \(\left[ \begin{array}{l}z = \pm 2\\z = \pm 2i\end{array} \right.\)
- B \(\left[ \begin{array}{l}z = \pm 3\\z = \pm 4i\end{array} \right.\)
- C \(\left[ \begin{array}{l}z = \pm 1\\z = \pm i\end{array} \right.\)
- D \(\left[ \begin{array}{l}z = \pm 1\\z = \pm 2i\end{array} \right.\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{z^4}-1 = 0 \Leftrightarrow \left( {{z^2} + 1} \right)({z^2} - 1) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} + 1 = 0\\{z^2} - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} = - 1 = {i^2}\\{z^2} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = \pm i\\z = \pm 1\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(\left\{ { \pm 1; \pm i} \right\}\)
Chọn C
Câu hỏi 38 :
Gọi \({z_1};{z_2};{z_3};{z_4}\) là 4 nghiệm của phương trình:\({z^4} - 2{z^2} - 8 = 0\). Khi đó tích \(P = \left| {{z_1}} \right|.\left| {{z_2}} \right|.\left| {{z_3}} \right|.\left| {{z_4}} \right|\) bằng:
- A \(4\)
- B \(8\)
- C \(16\)
- D \(20\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{z^4} - 2{z^2} - 8 = 0 \Leftrightarrow \left( {{z^2} + 2} \right)({z^2} - 4) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} + 2 = 0\\{z^2} - 4 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} = - 2 = 2{i^2}\\{z^2} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = \pm i\sqrt 2 \\z = \pm 2\end{array} \right.\end{array}\)
Giả sử: \({z_1} = i\sqrt 2 ;{z_2} = - i\sqrt 2 ;{z_3} = 2;{z_4} = - 2\)
\( \Rightarrow P = \left| {{z_1}} \right|.\left| {{z_2}} \right|.\left| {{z_3}} \right|.\left| {{z_4}} \right| = \left| {i\sqrt 2 } \right|.\left| { - i\sqrt 2 } \right|.\left| 2 \right|.\left| { - 2} \right| = 8\)
Chọn B
Câu hỏi 39 :
Trong C, phương trình \({z^3} + 1 = 0\) có nghiệm là:
- A \( - 1\)
- B \( - 1;\dfrac{{1 \pm i\sqrt 3 }}{2}\)
- C \( - 1;\dfrac{{5 \pm i\sqrt 3 }}{4}\)
- D \( - 1;\dfrac{{2 \pm i\sqrt 3 }}{2}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{z^3} + 1 = 0 \Leftrightarrow \left( {z + 1} \right)\left( {{z^2} - z + 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z + 1 = 0\\{z^2} - z + 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = - 1\\{z^2} - z + 1 = 0\end{array} \right.\end{array}\)
+) Phương trình: \(z^2 – z + 1 = 0\) có \( \Delta = 1 – 4 = -3 = 3i^2\)
\( \Rightarrow z = \dfrac{{1 + i\sqrt 3 }}{2};z = \dfrac{{1 - i\sqrt 3 }}{2}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(\left\{ { - 1;\dfrac{{1 + i\sqrt 3 }}{2};\dfrac{{1 - i\sqrt 3 }}{2}} \right\}\)
Chọn B
Câu hỏi 40 :
Phương trình \(\left( {{z^2} + i} \right)\left( {{z^2} - 2iz - 1} \right) = 0\) có mấy nghiệm phức phân biệt?
- A \(0\)
- B \(1\)
- C \(2\)
- D \(3\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
\(\left( {{z^2} + i} \right)\left( {{z^2} - 2iz - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} + i = 0\\{z^2} - 2iz - 1 = 0\end{array} \right.\)
+) Phương trình \({z^2} + i = 0 \Rightarrow {z^2} = - i \Rightarrow \) z là một căn bậc hai của \(-i\).
Gọi \(z = a + bi\) là một căn bậc hai của \(-i\) ta có
\(\begin{array}{l}{z^2} = - i \Leftrightarrow {a^2} + 2abi - {b^2} = - i\\\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} - {b^2} = 0\\2ab = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}a = b\\a = - b\end{array} \right.\\2ab = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2{a^2} = - 1\,\,\left( {vn} \right)\\2{a^2} = 1\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}a = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow b = - \frac{1}{{\sqrt 2 }}\\a = - \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow b = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}z = \frac{1}{{\sqrt 2 }} - \frac{1}{{\sqrt 2 }}i\\z = - \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }}i\end{array} \right.\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Phương trình trên có hai nghiệm.
+) Phương trình: \({z^2}-2iz-1 = 0 \Leftrightarrow {z^2}-2iz + {i^2} = 0 \Leftrightarrow {\left( {z-i} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow z = i\)
Vậy phương trình có 3 nghiệm.
Chọn D
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình bậc hai với hệ số thực mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình bậc hai với hệ số thực mức độ nhận biết có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục