50 bài tập phương trình mặt phẳng mức độ vận dụng, vận dụng cao
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho 3 điểm \(A\left( {0;0;3} \right),\)\(B\left( {1;1;3} \right),\)\(C\left( {0;1;1} \right)\). Khoảng cách từ gốc tọa độ \(O\) đến mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) bằng:
- A \(1\)
- B \(2\)
- C \(3\)
- D \(4\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Viết phương trình mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) đi qua \(A\) và nhận \(\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AC} } \right]\) là 1 VTPT.
- Mặt phẳng đi qua \(A\left( {a;b;c} \right)\) có 1 VTPT \(\overrightarrow n \left( {A;B;C} \right)\) có phương trình: \(A\left( {x - a} \right) + B\left( {y - b} \right) + C\left( {z - c} \right) = 0\).
- Khoảng cách từ \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) đến \(\left( P \right):\,\,Ax + By + Cz + D = 0\) là: \(d\left( {M;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C{z_0} + D} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\) ,
Lời giải chi tiết:
Ta có
\(\begin{array}{l}A\left( {0;0;3} \right);B\left( {1;1;3} \right);C\left( {0;1;1} \right)\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AB} = \left( {1;1;0} \right)\\\overrightarrow {AC} = \left( {0;1; - 2} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 2;2;1} \right)\end{array}\)
Khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) đi qua \(A\) và nhận \(\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 2;2;1} \right)\) là 1 VTPT.\( - 2.\left( {x - 0} \right) + 2.\left( {y - 0} \right) + 1.\left( {z - 3} \right) = 0\)\( \Leftrightarrow - 2x + 2y + z - 3 = 0.\)
Vậy \(d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) = \dfrac{{\left| { - 3} \right|}}{{\sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {2^2} + {1^2}} }} = 1\).
Chọn A.
Câu hỏi 2 :
Trong không gian \(Oxyz\) cho \(A\left( {1; - 1;2} \right)\), \(B\left( {2;1;1} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x + y + z + 1 = 0\). Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) chứa \(A,\,\,B\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\). Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) có phương trình là:
- A \(x + y + z - 2 = 0\)
- B \(3x - 2y - z - 3 = 0\)
- C \(3x - 2y - z + 3 = 0\)
- D \( - x + y = 0\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- \(\left\{ \begin{array}{l}A,\,\,B \in \left( Q \right)\\\left( Q \right) \bot \left( P \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_Q}} .\overrightarrow {AB} = 0\\\overrightarrow {{n_Q}} .\overrightarrow {{n_P}} = 0\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \overrightarrow {{n_Q}} = \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {{n_P}} } \right]\).
- Phương trình mặt phẳng đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) và có 1 VTPT \(\overrightarrow n \left( {A;B;C} \right)\) là:
\(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {1;1;1} \right)\) là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( P \right)\), \(\overrightarrow {{n_Q}} \) là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( Q \right)\).
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {1;2; - 1} \right)\).
Vì \(\left\{ \begin{array}{l}A,\,\,B \in \left( Q \right)\\\left( Q \right) \bot \left( P \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_Q}} .\overrightarrow {AB} = 0\\\overrightarrow {{n_Q}} .\overrightarrow {{n_P}} = 0\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \overrightarrow {{n_Q}} = \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {{n_P}} } \right] = \left( {3; - 2; - 1} \right)\).
Vậy phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right)\) là:
\(3\left( {x - 1} \right) - 2\left( {y + 1} \right) - 1.\left( {z - 2} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow 3x - 2y - z - 3 = 0\).
Chọn B.
Câu hỏi 3 :
Trong không gian với hệ tọa độ Oxy, tìm trên trục Oz điểm M cách đều điểm A(2;3;4) và
mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,2x + 3y + z - 17 = 0\).
- A \(M\left( {0;0; - 3} \right)\)
- B \(M\left( {0;0;3} \right)\)
- C \(M\left( {0;0; - 4} \right)\)
- D \(M\left( {0;0;4} \right)\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Gọi \(M\left( {0;0;m} \right) \in Oz\).
- Điểm M cách đều điểm A và mặt phẳng \(\left( P \right)\)\( \Leftrightarrow MA = d\left( {M;\left( P \right)} \right)\).
- Sử dụng các công thức \(MA = \sqrt {{{\left( {{x_A} - {x_M}} \right)}^2} + {{\left( {{y_A} - {y_M}} \right)}^2} + {{\left( {{z_A} - {z_M}} \right)}^2}} \)
- Khoảng cách từ \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) đến mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,Ax + By + Cz + D = 0\) là
\(d\left( {M;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C{z_0} + D} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M\left( {0;0;m} \right) \in Oz\).
Ta có: \(MA = \sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2} + {{\left( {m - 4} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {m - 4} \right)}^2} + 13} \).
\(d\left( {M;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| {m - 17} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {3^2} + {1^2}} }} = \dfrac{{\left| {m - 17} \right|}}{{\sqrt {14} }}\)
Vì M cách đều điểm A và mặt phẳng \(\left( P \right)\)\( \Leftrightarrow MA = d\left( {M;\left( P \right)} \right)\).
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {m - 4} \right)}^2} + 13} = \dfrac{{\left| {m - 17} \right|}}{{\sqrt {14} }}\\ \Leftrightarrow 14\left( {{m^2} - 8m + 16 + 13} \right) = {m^2} - 34m + 289\\ \Leftrightarrow 13{m^2} - 78m + 117 = 0\\ \Leftrightarrow 13\left( {{m^2} - 6m + 9} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 13{\left( {m - 3} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow m = 3.\end{array}\)
Vậy \(M\left( {0;0;3} \right)\).
Chọn B.
Câu hỏi 4 :
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng \(\left( P \right):3x + y - 4z - 12 = 0\) cắt trục Ox tại A, cắt trục Oz tại B. Chu vi tam giác OAB bằng:
- A \(6.\)
- B \(12.\)
- C \(36.\)
- D \(5.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tìm tọa độ điểm A,B.
- Tính độ dài các cạnh \(OA,\,\,OB,\,\,OC\). Sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng \(AB = \sqrt {{{\left( {{x_B} - {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {{y_B} - {y_A}} \right)}^2} + {{\left( {{z_B} - {z_A}} \right)}^2}} \).
- Tính chu vi tam giác OABbằng \({P_{\Delta OAB}} = A + OB + AB\).
Lời giải chi tiết:
Cho \(y = z = 0\) ta có \(3x - 12 = 0 \Leftrightarrow x = 4\). Suy ra mặt phẳng \(\left( P \right)\) cắt trục \(Ox\) tại \(A\left( {4;0;0} \right)\).
Cho \(x = y = 0\) ta có \( - 4z - 12 = 0 \Leftrightarrow z = - 3\). Suy ra mặt phẳng \(\left( P \right)\) cắt trục \(Oz\) tại \(B\left( {0;0; - 3} \right)\).
Ta có: \(OA = 4,\,\,OB = 3\) và \(AB = \sqrt {{{\left( { - 4} \right)}^2} + {0^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} = 5\).
Vậy chu vi tam giác OAB là \(4 + 3 + 5 = 12.\)
Chọn B.
Câu hỏi 5 :
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(I\left( {3;4; - 5} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình \(2x + 6y - 3z + 4 = 0\). Phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\) và tiếp xúc với \(\left( P \right)\) là:
- A \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 5} \right)^2} = \dfrac{{361}}{{49}}\)
- B \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 5} \right)^2} = 49\)
- C \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 5} \right)^2} = 49\)
- D \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 5} \right)^2} = \dfrac{{361}}{{49}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) \(\left( P \right)\) tiếp xúc với \(\left( S \right) \Rightarrow d\left( {I;\left( P \right)} \right) = R\).
+) Phương trình mặt cầu tâm \(I\left( {a;b;c} \right)\) bán kính \(R\) là \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z - c} \right)^2} = {R^2}\).
Lời giải chi tiết:
+) \(\left( P \right)\) tiếp xúc với \(\left( S \right) \Rightarrow d\left( {I;\left( P \right)} \right) = R = \dfrac{{\left| {2.3 + 6.4 - 3\left( { - 5} \right) + 4} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {6^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} }} = \dfrac{{49}}{7} = 7\).
+) Phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\) và tiếp xúc với \(\left( P \right)\) là: \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z + 5} \right)^2} = 49\)
Chọn B.
Câu hỏi 6 :
Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm \(A\left( {0;1; - 1} \right),\) \(B\left( {1;1;2} \right),\) \(C\left( {1; - 1;0} \right)\) và \(D\left( {0;0;1} \right)\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( {BCD} \right)\) và chia khối tứ diện ABCD thành hai khối đa diện sao cho tỉ số thể tích của khối đa diện có chứa điểm A và khối tứ diện ABCD bằng \(\dfrac{1}{{27}}\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\).
- A \( - y + z - 4 = 0\)
- B \(y - z - 1 = 0\)
- C \(y + z - 4 = 0\)
- D \(3x - 3z - 4 = 0\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( {BCD} \right)\) cắt AB,AC,AD lần lượt tại B’,C’,D’.
- Áp dụng tỉ số thể tích: Cho hình chóp S.ABC, trên các cạnh SA, SB, SC lần lượt lấy các điểm A’, B’, C’. Khi đó ta có: \(\dfrac{{{V_{S.A'B'C'}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SA'}}{{SA}}.\dfrac{{SB'}}{{SB}}.\dfrac{{SC'}}{{SC}}\).
- Tính tỉ số, từ đó xác định tọa độ điểm B’.
- Viết phương trình mặt phẳng song song với (BCD) và đi qua điểm B’.
Lời giải chi tiết:
Giả sử mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) song song với mặt phẳng \(\left( {BCD} \right)\) cắt AB, AC, AD lần lượt tại B’, C’, D’.
Đặt \(\dfrac{{AB'}}{{AB}} = k\). Áp dụng định lí Ta-lét ta tính được \(\dfrac{{AC'}}{{AC}} = \dfrac{{AD'}}{{AD}} = k\).
Khi đó ta có \(\dfrac{{{V_{AB'C'D'}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \dfrac{{AB'}}{{AB}}.\dfrac{{AC'}}{{AC}}.\dfrac{{AD'}}{{AD}}\)\( \Leftrightarrow {k^3} = \dfrac{1}{{27}} \Leftrightarrow k = \dfrac{1}{3}.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow AB' = \dfrac{1}{3}AB \Rightarrow \overrightarrow {AB'} = \dfrac{1}{3}\overrightarrow {AB} \\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{B'}} - 0 = \dfrac{1}{3}.1\\{y_{B'}} - 1 = \dfrac{1}{3}.0\\{z_{B'}} + 1 = \dfrac{1}{3}.3\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{B'}} = \dfrac{1}{3}\\{y_{B'}} = 1\\{z_{B'}} = 0\end{array} \right. \Rightarrow B'\left( {\dfrac{1}{3};1;0} \right)\end{array}\)
Mặt khác \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {BC} = \left( {0; - 2; - 2} \right)\\\overrightarrow {BD} = \left( { - 1; - 1; - 1} \right)\end{array} \right. \Rightarrow {\overrightarrow n _{\left( {BCD} \right)}} = \left[ {\overrightarrow {BC} ;\overrightarrow {BD} } \right] = \left( {0;2; - 2} \right)\parallel \left( {0;1; - 1} \right)\)
Vì \(\left( \alpha \right)\parallel \left( {BCD} \right)\) nên \(\overrightarrow n \left( {0;1; - 1} \right)\) cũng là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\).
Vậy phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) là: \(0.\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right) + 1.\left( {y - 1} \right) - 1.z = 0\) \( \Leftrightarrow y - z - 1 = 0\).
Chọn B.
Câu hỏi 7 :
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình \(2x - 6y - 4z + 7 = 0\) và ba điểm \(A\left( {2;4; - 1} \right);\)\(B\left( {1;4; - 1} \right);\) \(C\left( {2;4;3} \right)\). Gọi S là điểm nằm trên mặt phẳng \(\left( P \right)\) sao cho \(SA = SB = SC\). Tính \(l = SA + SB\).
- A \(l = \sqrt {53} \)
- B \(l = \sqrt {37} \)
- C \(l = \sqrt {117} \)
- D \(l = \sqrt {101} \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Gọi \(S\left( {a;b;c} \right)\).
- Lập 3 phương trình ba ẩn, giải hệ phương trình tìm a, b, c.
- Tính \(SA\), sau đó tính l.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(S\left( {a;b;c} \right).\)
Vì \(S \in \left( P \right) \Rightarrow 2a - 6b - 4c + 7 = 0\,\,\,\left( 1 \right)\)
Theo bài ra ta có:
\(\begin{array}{l}SA = SB = SC\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}SA = SB\\SA = SC\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 4} \right)^2} + {\left( {c + 1} \right)^2} = {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b - 4} \right)^2} + {\left( {c + 1} \right)^2}\\{\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 4} \right)^2} + {\left( {c + 1} \right)^2} = {\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 4} \right)^2} + {\left( {c - 3} \right)^2}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 4a - 8b + 2c + 21 = - 2a - 8b + 2c + 18\\ - 4b - 8b + 2c + 21 = - 4a - 8b - 6c + 29\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2a = - 3\\8c = 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{3}{2}\\c = 1\end{array} \right.\end{array}\)
Thay vào (1) ta có: \(2.\dfrac{3}{2} - 6b - 4.1 + 7 = 0 \Leftrightarrow b = 1.\)
Khi đó ta có: \(S\left( {\dfrac{3}{2};1;1} \right) \Rightarrow SA = \sqrt {\dfrac{1}{4} + 9 + 4} = \dfrac{{\sqrt {53} }}{2}\).
Vậy \(l = SA + SB = 2SA = \sqrt {53} .\)
Chọn A.
Câu hỏi 8 :
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {0;1;2} \right),\) \(B\left( { - 3;4; - 1} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,2x - 2y - z - 2 = 0\). Xét điểm M thay đổi thuộc \(\left( P \right)\), giá trị nhỏ nhất của \(2M{A^2} + M{B^2}\) bằng
- A 27
- B 45
- C 21
- D 18
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tìm tọa độ điểm I sao cho \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \).
- Tìm M là hình chiếu của I trên \(\left( P \right)\).
Lời giải chi tiết:
Ta có \(A\left( {0;1;2} \right),B\left( { - 3;4; - 1} \right)\) và \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \)
Nên \(I\left( { - 1;2;1} \right)\).
Khi đó ta có
\(2M{A^2} + M{B^2} = 2{\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} } \right)^2} + {\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} } \right)^2} = 3M{I^2} + 2I{A^2} + I{B^2} + 2\overrightarrow {MI} \left( {2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} } \right) = 3M{I^2} + 2I{A^2} + I{B^2}\)
Có giá trị nhỏ nhất khi \(MI\) nhỏ nhất hay M là hình chiếu của I trên \(\left( P \right)\).
Ta có \(M\left( { - 1 + 2t;2 - 2t;1 - t} \right) \in \left( P \right):2x - 2y - z - 2 = 0\) nên \(t = 1 \Rightarrow M\left( {1;0;0} \right)\)
Khi đó \(T = 2M{A^2} + M{B^2} = 45\)
Chọn B.
Câu hỏi 9 :
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x + y + 2{\rm{z}} - 2 = 0\). Phương trình của mặt phẳng chứa trục Oy và vuông góc với \(\left( P \right)\) là
- A \(2{\rm{x}} - z + 2 = 0\).
- B \(2x - z = 0\).
- C \(2x + z = 0\).
- D \(2x + y - z = 0.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính tích có hướng của hai vecto.
Lời giải chi tiết:
Gọi mặt phẳng \(\left( Q \right)\) chứa trục Oy và vuông góc với \(\left( P \right):x + y + 2z - 2 = 0\)
Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_{\left( Q \right)}}} \bot \overrightarrow {{n_1}} = \left( {0;1;0} \right)\\\overrightarrow {{n_{\left( Q \right)}}} \bot \overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}} = \left( {1;1;2} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{n_{\left( Q \right)}}} = \left[ {\overrightarrow {{n_1}} ;\overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}} } \right] = \left( {2;0; - 1} \right)\)
Mà mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua \(O\left( {0;0;0} \right)\) nên phương trình có dạng \(2x - z = 0\)
Chọn B.
Câu hỏi 10 :
Cho tứ diện MNPQ có MQ vuông góc với mặt phẳng \(\left( {MNP} \right)\),\(MP = MQ = 3,\) \(MN = 4,\) \(NP = 5\). Khoảng cách từ M đến mặt phẳng \(\left( {NPQ} \right)\) bằng
- A \(\dfrac{{6\sqrt {41} }}{{41}}\)
- B \(\dfrac{{4\sqrt {41} }}{{41}}\)
- C \(\dfrac{{24\sqrt {41} }}{{41}}\)
- D \(\dfrac{{12\sqrt {41} }}{{41}}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Chứng minh tam giác MNP vuông và tính độ dài đường cao kẻ từ M xuống NP.
- Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tìm khoảng cách từ M đến \(\left( {NPQ} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Ta có \(MP = 3;MN = 4;NP = 5 \Rightarrow N{P^2} = M{N^2} + M{P^2}\) nên tam giác MNP vuông tại M.
Kẻ \(MH \bot NP \Rightarrow \dfrac{1}{{M{H^2}}} = \dfrac{1}{{M{P^2}}} + \dfrac{1}{{M{N^2}}} \Rightarrow MH = \dfrac{{12}}{5}\)
Mà \(MQ \bot \left( {MNP} \right) \Rightarrow MQ \bot NP;MH \bot NP \Rightarrow \) từ M kẻ \(MK \bot QH \Rightarrow {d_{\left( {M;\left( {NQP} \right)} \right)}} = MK\)
Ta có \(\dfrac{1}{{M{K^2}}} = \dfrac{1}{{M{Q^2}}} + \dfrac{1}{{M{H^2}}} \Rightarrow MK = \dfrac{{12\sqrt {41} }}{{41}}\)
Chọn D.
Câu hỏi 11 :
Trong không gian Oxyz, goi \(\left( P \right)\) là mặt phẳng đi qua \(M\left( {3;2;1} \right)\) và cắt trục \(x'Ox,\) \(y'Oy,\) \(z'Oz\) lần lượt tại các iểm \(A,\,\,B,\,\,C\) sao cho M là trực tâm của tam giác ABC. Phương trình của \(\left( P \right)\) là
- A \(3x + 2y + z - 14 = 0\)
- B \(\dfrac{x}{9} + \dfrac{y}{3} + \dfrac{z}{6} = 1\)
- C \(\dfrac{x}{{12}} + \dfrac{y}{4} + \dfrac{z}{4} = 1\)
- D \(3x + y + 2z - 14 = 0\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Tìm giao điểm của \(\left( P \right)\) với các hệ trục tọa độ.
- Sử dụng tính chất của trực tâm để suy ra mặt phẳng \(\left( P \right)\).
Lời giải chi tiết:
Gọi giao điểm của mặt phẳng \(\left( P \right)\) với các trục x’Ox;y’Oy;z’Oz là \(A\left( {a;0;0} \right);B\left( {0;b;0} \right);C\left( {0;0;c} \right)\)
Nên mặt phẳng \(\left( P \right)\) có dạng \(\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\) và đi qua điểm \(M\left( {3;2;1} \right)\)\( \Rightarrow \dfrac{3}{a} + \dfrac{2}{b} + \dfrac{1}{c} = 1\)(*)
Và \(M\left( {3;2;1} \right)\) là trực tâm tam giác ABC nên \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {BC} = 0\\\overrightarrow {BM} .\overrightarrow {AC} = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2b + c = 0\\3a + c = 0\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = - \dfrac{c}{2}\\a = - \dfrac{c}{3}\end{array} \right.\)
Thay vào (*) ta có \(c = - 12 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 6\end{array} \right.\)
Khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) là \(\dfrac{x}{4} + \dfrac{y}{6} - \dfrac{z}{{12}} = 1 \Rightarrow 3x + 2y - z - 12 = 0\)
Chọn D.
Câu hỏi 12 :
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - 3y + 2z - 5 = 0\) và hai điểm \(A\left( {2;4;1} \right)\),\(B\left( { - 1;1;3} \right)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua hai điểm \(A,\,\,B\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\).
- A (x+ 2y + 3z - 11 = 0\).
- B (2y - 3z - 11 = 0\).
- C (2y + 3z + 11 = 0\).
- D (2y + 3z - 11 = 0\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính tích có hướng của hai vecto.
Lời giải chi tiết:
Gọi vecto pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( Q \right)\) là \(\overrightarrow u \)
Ta có mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua \(A\left( {2;4;1} \right);B\left( { - 1;1;3} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\):\(x - 3y + 2z - 5 = 0\)
Nên \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow u \bot \overrightarrow {AB} = \left( { - 3; - 3;2} \right)\\\overrightarrow u \bot \overrightarrow n = \left( {1; - 3;2} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow u = \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow n } \right] = \left( {0;8;12} \right)\) hay \(\left( {0;2;3} \right)\)
Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow u = \left( {0;2;3} \right)\) và đi qua điểm \(A\left( {2;4;1} \right)\) nên có phương trình là \(2y + 3z - 11 = 0\).
Câu hỏi 13 :
Trong không gian Oxyz cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có phương trình các mặt phẳng \(\left( {ABC} \right);\) \(\left( {A'B'C'} \right)\) lần lượt là \(x - 2y + z + 2 = 0\) và \(x - 2y + z + 4 = 0\). Biết tam giác \(ABC\) có diện tích bằng 6. Thể tích khối lăng trụ đó bằng
- A \(6\sqrt 6 \)
- B \(2\sqrt 6 \)
- C \(\dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\)
- D \(\dfrac{{4\sqrt 6 }}{3}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tìm chiều cao của hình trụ bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {A'B'C'} \right)\).
- Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song: \(Ax + By + Cz + D = 0\) và \(Ax + By + Cz + D' = 0\) là: \(d = \dfrac{{\left| {D - D'} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\).
- Tính thể tích khối lăng trụ: \(V = Bh\) trong đó h là chiều cao, B là diện tích đáy của khối lăng trụ.
Lời giải chi tiết:
Hai mặt phẳng \(\left( {ABC} \right);\left( {A'B'C'} \right)\) song song với nhau nên chiều cao khối trụ là \(h = d\left( {\left( {ABC} \right);\left( {A'B'C'} \right)} \right).\)
Mà phương trình mặt phẳng \(\left( {ABC} \right);\left( {A'B'C'} \right)\) lần lượt là \(x - 2y + z + 2 = 0;x - 2y + z + 4 = 0\)
Nên \(h = d\left( {\left( {ABC} \right);\left( {A'B'C'} \right)} \right) = \dfrac{{\left| {4 - 2} \right|}}{{\sqrt {1 + 4 + 1} }} = \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}.\)
Vậy thể tích khối lăng trụ là: \(V = h.{S_{ABC}} = \dfrac{{\sqrt 6 }}{3}.6 = 2\sqrt 6 .\)
Chọn B.
Câu hỏi 14 :
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng \(x + \sqrt 2 y - z + 3 = 0\) cắt mặt cầu \({x^2} + {y^2} + {z^2} = 5\) theo giao tuyến là một đường tròn. Chu vi đường tròn đó bằng
- A \(\pi \sqrt {11} \)
- B \(3\pi \)
- C \(\pi \sqrt {15} \)
- D \(\pi \sqrt 7 \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Tìm bán kính mặt cầu: Mặt cầu \(\left( S \right):\,\,{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2ax + 2by + 2cz + d = 0\) có tâm \(I\left( {a;b;c} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d} \) với \({a^2} + {b^2} + {c^2} - d > 0\).
- Tính khoảng cách từ tâm mặt cầu đến mặt phẳng đã cho: - Khoảng cách từ \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) đến mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,Ax + By + Cz + D = 0\) là \(d\left( {M;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C{z_0} + D} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\).
- Áp dụng định lý Pytago để tính bán kính đường tròn.
- Đường tròn bán kính r có chu vi \(C = 2\pi r\).
Lời giải chi tiết:
Mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} = 5\) có tâm là \(O\left( {0;0;0} \right)\), bán kính \(R = \sqrt 5 .\)
Khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng \(\left( P \right):x + \sqrt 2 y - z + 3 = 0\) là \(d = \dfrac{3}{{\sqrt {1 + 2 + 1} }} = \dfrac{3}{2}.\)
Áp dụng định lý Pytago ta có \({R^2} = {r^2} + {d^2} \Rightarrow r = \sqrt {5 - {{\left( {\dfrac{3}{2}} \right)}^2}} = \dfrac{{\sqrt {11} }}{2}.\)
Vậy chu vi đường tròn bán kính r bằng \(C = 2\pi r = \pi \sqrt {11} .\)
Chọn A.
Câu hỏi 15 :
Trong không gian Oxyz, mp(P) cắt ba trục tọa độ tại ba điểm phân biệt tạo thành một tam giác có trọng tâm G(3;2;-1) Viết phương trình mặt phẳng (P):
- A \(\dfrac{x}{9} + \dfrac{y}{6} + \dfrac{z}{3} = 1\)
- B \(\dfrac{x}{9} + \dfrac{y}{6} - \dfrac{z}{3} = 0\)
- C \(\dfrac{x}{9} + \dfrac{y}{6} - \dfrac{z}{3} = 1\)
- D \(\dfrac{x}{9} + \dfrac{y}{6} + \dfrac{z}{3} = 0\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giả sử mặt phẳng \(\left( P \right)\) cắt ba trục tọa độ tại các điểm \(A\left( {a;\,\,0;\,\,0} \right),\,\,B\left( {0;\,\,b;\,\,0} \right),\,\,C\left( {0;\,\,0;\,\,c} \right).\)
Khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,\,\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1.\)
Lại có: \(\Delta ABC\) có trọng tâm \(G\left( {3;\,\,2; - 1} \right) \Rightarrow a;\,b;\,\,c.\) Từ đó suy ra phương trình mặt phẳng \(\left( P \right).\)
Lời giải chi tiết:
Giả sử mặt phẳng \(\left( P \right)\) cắt ba trục tọa độ tại các điểm \(A\left( {a;\,\,0;\,\,0} \right),\,\,B\left( {0;\,\,b;\,\,0} \right),\,\,C\left( {0;\,\,0;\,\,c} \right).\)
Khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,\,\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1.\)
Lại có: \(\Delta ABC\) có trọng tâm \(G\left( {3;\,\,2; - 1} \right)\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}3.3 = a\\3.2 = b\\3.\left( { - 1} \right) = c\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 9\\b = 6\\c = - 3\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \) Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,\,\dfrac{x}{9} + \dfrac{y}{6} - \dfrac{z}{3} = 1.\)
Chọn C.
Câu hỏi 16 :
Trong không gian \(Oxyz,\) mặt phẳng nào sau đây chứa trục \(Oz?\)
- A \(x - y + 1 = 0\)
- B \(z - 3 = 0\)
- C \(x + y - z = 0\)
- D \(2x - y = 0\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Mặt phẳng chứa trục \(Oz\) là mặt phẳng đi qua điểm \(O\left( {0;\,\,0;\,\,0} \right)\) và có VTPT vuông góc với trục \(Oz\) hay vuông góc với vecto \(\overrightarrow k = \left( {0;\,\,0;\,\,1} \right).\)
Hai vecto \(\overrightarrow a = \left( {{a_1};\,\,{a_2};\,\,{a_3}} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {{b_1};\,\,{b_2};\,\,{b_3}} \right)\) vuông góc với nhau \( \Leftrightarrow \overrightarrow a .\overrightarrow b = 0\)\( \Leftrightarrow {a_1}{b_1} + {a_2}{b_2} + {a_3}{b_3} = 0.\)
Lời giải chi tiết:
VTCP của trục \(Oz\) là: \(\overrightarrow k = \left( {0;\,\,0;\,\,1} \right).\)
+) Xét đáp án A: \(\left( \alpha \right):\,\,\,x - y + 1 = 0\) không đi qua điểm \(O\left( {0;\,\,0;\,\,0} \right) \Rightarrow \) loại đáp án A.
+) Xét đáp án B: \(\left( \beta \right):\,\,\,z - 3 = 0\) không đi qua điểm \(O\left( {0;\,\,0;\,\,0} \right) \Rightarrow \) loại đáp án B.
+) Xét đáp án C: \(\left( P \right):\,\,\,x + y - z = 0\) đi qua điểm \(O\left( {0;\,\,0;\,\,0} \right)\) và có VTPT \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {1;\,\,1; - 1} \right)\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow k = 1.0 + 1.0 + 1.\left( { - 1} \right) = - 1 \ne 0\)\( \Rightarrow \) loại đáp án C.
Chọn D.
Câu hỏi 17 :
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M\left( {2; - 3;3} \right)\). Mặt phẳng đi qua M và cắt các tia \(Ox,\,Oy,\,Oz\) tại \(A,B,C\) khác O sao cho \(OA = 2OB = 3OC\) có phương trình là:
- A \(x + 2y + 3z - 5 = 0\).
- B \(x - 2y - 3z + 1 = 0\).
- C \(x + 2y + 3z + 13 = 0\).
- D \(x - 2y + 3z - 17 = 0\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Gọi A(a;0;0), xác định tọa độ điểm B và C.
- Sử dụng phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn: Phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm A(a;0;0), B(0;b;0), C(0;0;c) là \(\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\).
- Thay tọa độ điểm M vào phương trình tìm a.
Lời giải chi tiết:
Gọi mặt phẳng cần tìm là (P).
Giả sử \(OA = a > 0\). Do mặt phẳng (P) cắt các tia \(Ox,\,Oy,\,Oz\) tại \(A,B,C\) khác O sao cho \(OA = 2OB = 3OC\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}OB = \dfrac{a}{2}\\OC = \dfrac{a}{3}\end{array} \right.\). Suy ra tọa độ các điểm \(A,B,C\) là: \(A\left( {a;0;0} \right),\,\,B\left( {0;\dfrac{a}{2};0} \right),\,\,C\left( {0;0;\dfrac{a}{3}} \right)\)
Khi đó ta có phương trình mặt phẳng (P): \(\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{{\dfrac{a}{2}}} + \dfrac{z}{{\dfrac{a}{3}}} = 1\)
Mà \(M \in \left( P \right) \Rightarrow \dfrac{2}{a} - \dfrac{3}{{\dfrac{a}{2}}} + \dfrac{3}{{\dfrac{a}{3}}} = 1\)\( \Leftrightarrow \dfrac{2}{a} - \dfrac{6}{a} + \dfrac{9}{a} = 1 \Leftrightarrow \dfrac{5}{a} = 1 \Leftrightarrow a = 5\).
Vậy phương trình mặt phẳng (P) là: \(\dfrac{x}{5} + \dfrac{y}{{\dfrac{5}{2}}} + \dfrac{z}{{\dfrac{5}{3}}} = 1 \Leftrightarrow \dfrac{x}{5} + \dfrac{{2y}}{5} + \dfrac{{3z}}{5} = 1\)\( \Leftrightarrow x + 2y + 3z - 5 = 0\).
Chọn A.
Câu hỏi 18 :
Phương trình mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x - 3y + z - 2 = 0\) và chứa đường thẳng \(d:\dfrac{x}{{ - 1}} = \dfrac{{y + 1}}{2} = \dfrac{{z - 2}}{{ - 1}}\) là:
- A \(3x + y - z + 3 = 0.\)
- B \(x + y + z - 1 = 0.\)
- C \(x - y + z - 3 = 0.\)
- D \(2x + y - z + 3 = 0.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Xác định VTPT của mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) là \(\overrightarrow {{n_\alpha }} \), VTCP của đường thẳng \(\left( d \right)\) là \(\overrightarrow {{u_d}} \).
- Gọi \(\left( P \right)\) là mặt phẳng cần tìm, \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_\alpha }} = 0\\\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{u_d}} = 0\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} = \left[ {\overrightarrow {{n_\alpha }} ;\overrightarrow {{u_d}} } \right]\).
- Chọn \(M \in d\) bất kì \( \Rightarrow M \in \left( P \right)\).
- Phương trình mặt phẳng đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) và có 1 VTPT \(\overrightarrow n \left( {A;B;C} \right)\) có phương trình là:
\(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0\).
Lời giải chi tiết:
Mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x - 3y + z - 2 = 0\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow {{n_\alpha }} = \left( {2; - 3;1} \right)\).
Đường thẳng \(d:\dfrac{x}{{ - 1}} = \dfrac{{y + 1}}{2} = \dfrac{{z - 2}}{{ - 1}}\) có 1 VTCP là \(\overrightarrow {{u_d}} = \left( { - 1;2; - 1} \right)\).
\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {{n_\alpha }} ;\overrightarrow {{u_d}} } \right] = \left( {1;1;1} \right)\).
Gọi \(\left( P \right)\) là mặt phẳng cần tìm và \(\overrightarrow {{n_P}} \) là 1 VTPT của \(\left( P \right)\).
Theo bài ra ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( P \right) \bot \left( \alpha \right)\\\left( P \right) \supset \left( d \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{n_\alpha }} = 0\\\overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{u_d}} = 0\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} = \left[ {\overrightarrow {{n_\alpha }} ;\overrightarrow {{u_d}} } \right] = \left( {1;1;1} \right)\).
Lấy \(M\left( {0; - 1;2} \right) \in d \Rightarrow M \in \left( P \right)\) .
Vậy phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) cần tìm là \(1\left( {x - 0} \right) + 1\left( {y + 1} \right) + 1\left( {z - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow x + y + z - 1 = 0\).
Chọn B.
Câu hỏi 19 :
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(\left( {Oxyz} \right)\). Cho các điểm \(A\left( { - 1;1;1} \right)\), \(B\left( {1;0;1} \right)\). Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua A,B và \(\left( P \right)\) cách điểm O một khoảng lớn nhất. Phương trình của \(\left( P \right)\) là:
- A \(2x + 3y + 5z - 6 = 0.\)
- B \(x + 2y + 5z - 6 = 0.\)
- C \(x + 2y + 4z - 5 = 0.\)
- D \(x + 2y + 6z - 7 = 0.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Chứng minh \(d\left( {O;\left( P \right)} \right)\) đạt giá trị lớn nhất thì hình chiếu \(H\) của \(O\) lên \(\left( P \right)\) nằm trên \(AB\).
- Viết phương trình đường thẳng \(AB\).
- Tham số họa tọa độ điểm \(H\) thuộc \(AB\) theo tham số \(t\).
- Giải phương trình \(\overrightarrow {OH} .\overrightarrow {AB} = 0\) tìm \(t\), từ đó suy ra VTPT của \(\left( P \right)\).
- Viết phương trình \(\left( P \right)\) đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) và có 1 VTPT \(\overrightarrow n \left( {A;B;C} \right)\) là:
\(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(H,\,\,K\) lần lượt là hình chiếu của \(O\) lên \(\left( P \right)\) và \(AB\).
Ta có \(OH \bot \left( P \right) \Rightarrow OH \bot HK \Rightarrow \Delta OHK\) vuông tại \(H\) \( \Rightarrow OH \le OK \Rightarrow d\left( {O;\left( P \right)} \right) \le OK\).
Do \(O,\,\,A,\,\,B\) cố định \( \Rightarrow OK\) không đổi.
\( \Rightarrow d\left( {O;\left( P \right)} \right)\) đạt giá trị lớn nhất bằng \(OK \Leftrightarrow H \equiv K\), khi đó \(H \in AB\).
Ta có \(A\left( { - 1;1;1} \right),B\left( {1;0;1} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AB} = \left( {2; - 1;0} \right)\), suy ra phương trình đường thẳng AB là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = - t\\z = 1\end{array} \right.\).
Gọi \(H\left( {1 + 2t;\,\, - t;\,\,1} \right) \in AB\) \( \Rightarrow \overrightarrow {OH} \left( {1 + 2t;\,\, - t;\,\,1} \right)\).
Mà \(OH \bot \left( P \right) \Rightarrow \) \(\overrightarrow {OH} .\overrightarrow {AB} = 0\) \( \Leftrightarrow 2\left( {1 + 2t} \right) + t = 0 \Leftrightarrow t = - \dfrac{2}{5}\)
\( \Rightarrow H\left( {\dfrac{1}{5};\dfrac{2}{5};1} \right)\)\( \Rightarrow \overrightarrow {OH} \left( {\dfrac{1}{5};\dfrac{2}{5};1} \right)\).
Vì \(OH \bot \left( P \right)\) nên \(\left( P \right)\) có 1 VTPT \(\overrightarrow {{n_P}} = 5\overrightarrow {OH} = \left( {1;2;5} \right)\).
Vậy phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n \left( {1;2;5} \right)\) và đi qua \(A\left( { - 1;1;1} \right)\) là:
\(1\left( {x + 1} \right) + 2\left( {y - 1} \right) + 5\left( {z - 1} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow x + 2y + 5z - 6 = 0\).
Chọn B.
Câu hỏi 20 :
Trong không gian \(Oxyz,\) cho điểm \(A\left( {1;\,\,2;\,\,3} \right).\) Mặt phẳng chứa điểm \(A\) và trục \(Oz\) có phương trình là:
- A \(2x - y = 0\)
- B \(x + y - z = 0\)
- C \(3y - 2z = 0\)
- D \(3x - z = 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
VTCP của trục \(Oz\) là \(\overrightarrow k = \left( {0;\,\,0;\,\,1} \right).\)
Phương trình \(\left( P \right)\) cần tìm chứa điểm \(A\) và trục \(Oz\) có VTPT là: \(\overrightarrow {{n_P}} = \left[ {\overrightarrow k ,\,\,\overrightarrow {OA} } \right].\)
Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(M\left( {{x_0};\,{y_0};\,{z_0}} \right)\) và có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {a;\,b;\,c} \right)\) là: \(a\left( {x - {x_0}} \right) + b\left( {y - {y_0}} \right) + c\left( {z - {z_0}} \right) = 0.\)
Lời giải chi tiết:
\(\overrightarrow {OA} = \left( {1;\,\,2;\,\,3} \right)\)
Ta có: VTCP của trục \(Oz\) là \(\overrightarrow k = \left( {0;\,\,0;\,\,1} \right).\)
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) cần tìm chứa trục \(Oz\) \( \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} \bot \overrightarrow k \)
Lại có \(\left( P \right)\) chứa điểm \(A\) \( \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} \bot OA\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} = \left[ {\overrightarrow k ,\,\,\overrightarrow {OA} } \right] = \left( { - 2;\,\,1;\,\,0} \right)\)
\( \Rightarrow \left( P \right):\,\,\, - 2\left( {x - 1} \right) + y - 2 = 0\)\( \Leftrightarrow - 2x + y = 0 \Leftrightarrow 2x - y = 0\)
Chọn A.
Câu hỏi 21 :
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Côsin góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) và \(\left( {ABC'} \right)\) bằng:
- A \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
- B \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
- C \(0\)
- D \(\dfrac{1}{2}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Gắn hệ trục tọa độ, xác định tọa độ các điểm \(A,\,\,B,\,\,C,\,\,A',\,\,C'\).
- Xác định VTPT của \(\left( {ABC'} \right)\) và \(\left( {A'BC} \right)\).
- Sử dụng công thức tính góc giữa hai mặt phẳng: \(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} } \right|.\left| {\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}\) với \(\overrightarrow {{n_1}} ,\,\,\overrightarrow {{n_2}} \) lần lượt là hai VTPT của hai mặt phẳng.
Lời giải chi tiết:
Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ, coi hình lập phương có cạnh bằng 1 ta có:
\(A\left( {0;0;0} \right)\), \(B\left( {1;0;0} \right)\), \(C\left( {1;1;0} \right)\), \(A'\left( {0;0;1} \right)\), \(C'\left( {1;1;1} \right)\).
Ta có: \(\overrightarrow {A'B} = \left( {1;0; - 1} \right),\,\,\overrightarrow {BC} = \left( {0;1;0} \right)\) \( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {A'B} ;\overrightarrow {BC} } \right] = \left( {1;0;1} \right)\) \( \Rightarrow \left( {A'BC} \right)\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1;0;1} \right)\).
\(\overrightarrow {AB} = \left( {1;0;0} \right),\,\,\overrightarrow {AC'} = \left( {1;1;1} \right)\) \( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AC'} } \right] = \left( {0; - 1;1} \right)\) \( \Rightarrow \left( {ABC'} \right)\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {0; - 1;1} \right)\).
Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) và \(\left( {ABC'} \right)\) ta có:
\(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} } \right|.\left| {\overrightarrow {{n_2}} } \right|}} = \dfrac{{\left| {1.0 + 0.\left( { - 1} \right) + 1.1} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {0^2} + {1^2}} .\sqrt {{0^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + {1^2}} }} = \dfrac{1}{2}\).
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Trong không gian \(Oxyz,\) mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa hai đường thẳng \({d_1}:\,\,\dfrac{{x - 2}}{2} = \dfrac{{y + 3}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 5}}{{ - 3}}\) và \({d_2}:\,\,\dfrac{{x + 1}}{{ - 2}} = \dfrac{{y + 3}}{1} = \dfrac{{z - 2}}{3}.\) Khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) là:
- A \(x - 5y - z + 18 = 0\)
- B \(x - 5y + z - 22 = 0\)
- C \(x + 5y - z + 18 = 0\)
- D \(x + 3y - z + 12 = 0\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\) ta thấy \({d_1}//{d_2}.\)
Đường thẳng \({d_1}\) có VTCP \(\overrightarrow {{u_1}} \) và đi qua điểm \({M_1}.\)
Đường thẳng \({d_2}\) có VTCP \(\overrightarrow {{u_2}} \) và đi qua điểm \({M_2}.\)
\( \Rightarrow \) Mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa hai đường thẳng \({d_1},\,\,{d_2}\) đi qua \({M_1}\) và có VTPT là: \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\,\,\overrightarrow {{M_1}{M_2}} } \right].\)
Phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M\left( {{x_0};\;{y_0};\;{z_0}} \right)\) và có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {A;\;B;\;C} \right)\) có phương trình: \(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({d_1}:\,\,\dfrac{{x - 2}}{2} = \dfrac{{y + 3}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 5}}{{ - 3}}\) có VTCP là: \(\overrightarrow {{u_1}} = \left( {2; - 1; - 3} \right)\) và đi qua \({M_1}\left( {2; - 3;\,\,5} \right)\)
\({d_2}:\,\,\dfrac{{x + 1}}{{ - 2}} = \dfrac{{y + 3}}{1} = \dfrac{{z - 2}}{3}\) có VTCP là: \(\overrightarrow {{u_2}} = \left( { - 2;\,\,1;\,\,3} \right)\) và đi qua \({M_2}\left( { - 1; - 3;\,\,2} \right)\)
Ta thấy \(\overrightarrow {{u_1}} = - \overrightarrow {{u_2}} \Rightarrow {d_1}//{d_2}\)
Ta có: \(\overrightarrow {{M_1}{M_2}} = \left( { - 3;\,\,0; - 3} \right)\)
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa hai đường thẳng \({d_1},\,\,{d_2}\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_P}} \bot \overrightarrow {{u_1}} \\\overrightarrow {{n_P}} \bot \overrightarrow {{M_1}{M_2}} \end{array} \right.\) \( \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} = \left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\,\,\overrightarrow {{M_1}{M_2}} } \right]\)\( = \left( {3;\,\,15; - 3} \right) = 3\left( {1;\,\,5; - 1} \right)\)
\( \Rightarrow \left( P \right)\) nhận vecto \(\overrightarrow n = \left( {1;\,\,\,5; - 1} \right)\) làm VTPT.
\( \Rightarrow \) Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \({M_1}\left( {2; - 3;\,\,5} \right)\) và nhận vecto \(\overrightarrow n = \left( {1;\,\,\,5; - 1} \right)\) làm VTPT có phương trình:
\(x - 2 + 5\left( {y + 3} \right) - \left( {z - 5} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow x + 5y - z + 18 = 0\)
Chọn C.
Câu hỏi 23 :
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho mặt cầu \(\left( S \right)\) có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 25.\) Mặt phẳng \(\left( P \right)\) tiếp xúc với mặt cầu \(\left( S \right)\) tại điểm \(H\left( {4;\,\,2;\,\,3} \right)\) có phương trình là:
- A \(z - 3 = 0\)
- B \(3x + 4y + 3z - 29 = 0\)
- C \(3x - 4y - 11 = 0\)
- D \(3x + 4y - 20 = 0\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) cần tìm đi qua \(H\) và tiếp xúc với mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(I\) có bán kính đáy \(R\) nhận \(\overrightarrow {IH} \) làm VTPT.
Phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M\left( {{x_0};\;{y_0};\;{z_0}} \right)\) và có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {A;\;B;\;C} \right)\) có phương trình: \(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0.\)
Lời giải chi tiết:
Mặt cầu \(\left( S \right):\,\,\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 25\) có tâm \(I\left( {1; - 2;\,\,3} \right)\) và bán kính \(R = 5.\)
Ta có: \(\overrightarrow {IH} = \left( {3;\,\,4;\,\,0} \right).\)
Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) cần tìm đi qua \(H\left( {4;\,\,2;\,\,3} \right)\) và tiếp xúc với mặt cầu \(\left( S \right)\) nhận \(\overrightarrow {IH} \) làm VTPT.
\( \Rightarrow \left( P \right):\,\,\,3\left( {x - 4} \right) + 4\left( {y - 2} \right) = 0\) \( \Leftrightarrow 3x + 4y - 20 = 0.\)
Chọn D.
Câu hỏi 24 :
Trong không gian \(Oxyz,\) cho hai điểm \(A\left( {1; - 1;\,\,2} \right)\) và \(B\left( {2;\,\,1;\,\,3} \right).\) Gọi \(\left( P \right)\) là mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(AB,\) điểm nào dưới đây thuộc \(\left( P \right)?\)
- A \(\left( {2;\, - 1;\,\,1} \right)\)
- B \(\left( {2; - 1; - 1} \right)\)
- C \(\left( { - 2;\,\,1; - 1} \right)\)
- D \(\left( {1; - 2;\,\,1} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Mặt phẳng vuông góc với \(AB\) nhận \(\overrightarrow {AB} \) làm VTPT.
Phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M\left( {{x_0};\;{y_0};\;{z_0}} \right)\) và có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {A;\;B;\;C} \right)\) có phương trình: \(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0.\)
Thay tọa độ các điểm ở các đáp án vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) vừa lập được để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {1;\,\,\,2;\,\,1} \right)\)
Mặt phẳng vuông góc với \(AB\) nhận \(\overrightarrow {AB} \) làm VTPT.
\( \Rightarrow \) Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(A\left( {1; - 1;\,\,2} \right)\) và nhận \(\overrightarrow {AB} = \left( {1;\,\,2;\,\,1} \right)\) làm VTPT là:
\(x - 1 + 2\left( {y + 1} \right) + z - 2 = 0\) \( \Leftrightarrow x + 2y + z - 1 = 0\)
Thay tọa độ điểm \(\left( {2; - 1;\,\,1} \right)\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) ta được: \(2 + 2.\left( { - 1} \right) + 1 - 1 = 0\)
\( \Rightarrow \left( {2; - 1;\,\,1} \right) \in \left( P \right)\) \( \Rightarrow \) Chọn đáp án A.
Chọn A.
Câu hỏi 25 :
Trong không gian \(Oxyz,\) cho điểm \(M\left( {1; - 2;\,\,2} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x + y - 2z - 1 = 0.\) Tọa độ hình chiếu vuông góc của \(M\) lên \(\left( P \right)\) là:
- A \(\left( {2; - 1;\,\,0} \right)\)
- B \(\left( { - 1;\,\,0; - 1} \right)\)
- C \(\left( {1;\,\,2;\,\,1} \right)\)
- D \(\left( {0; - 3;\,\,4} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi \(H\) là hình chiếu của \(M\) trên mặt phẳng \(\left( P \right).\)
Khi đó \(\left\{ H \right\} = \left( P \right) \cap d\) với \(d\) là đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \(\left( P \right).\)
Đường thẳng \(d\) có VTCP là VTPT của \(\left( P \right).\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left( P \right):\,\,x + y - 2z - 1 = 0\) có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {1;\,\,1; - 2} \right).\)
Gọi \(d\) là đường thẳng đi qua \(M\left( {1; - 2;\,\,2} \right)\) và vuông góc với \(\left( P \right).\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {{u_d}} = \overrightarrow {{n_P}} \\ \Rightarrow d:\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = - 2 + t\\z = 2 - 2t\end{array} \right..\end{array}\)
Khi đó hình chiếu vuông góc của \(M\) trên \(\left( P \right)\) là giao điểm \(H\) của \(\left( P \right)\) và \(d.\)
Ta có: \(H \in d \Rightarrow H\left( {1 + t;\, - 2 + t;\,\,2 - 2t} \right)\)
Lại có \(H \in \left( P \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 1 + t - 2 + t - 2\left( {2 - 2t} \right) - 1 = 0\\ \Leftrightarrow 2t - 2 - 4 + 4t = 0\\ \Leftrightarrow 6t = 6\\ \Leftrightarrow t = 1\\ \Rightarrow H\left( {2;\, - 1;\,\,0} \right).\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 26 :
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x + y + z - 3 = 0\) và điểm \(M\left( {1;\,\,2;\,\,3} \right).\) Tọa độ điểm \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) trên \(\left( P \right)\) là:
- A \(H\left( {1;\,\,2;\,\,0} \right)\)
- B \(H\left( {2;\,\,1;\,\,0} \right)\)
- C \(H\left( {0;\,\,1;\,\,2} \right)\)
- D \(H\left( {1;\,\,1; - 2} \right)\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gọi \(H\) là hình chiếu của \(M\) trên mặt phẳng \(\left( P \right).\)
Khi đó \(\left\{ H \right\} = \left( P \right) \cap d\) với \(d\) là đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \(\left( P \right).\)
Đường thẳng \(d\) có VTCP là VTPT của \(\left( P \right).\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left( P \right):\,\,x + y + z - 3 = 0\) có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {1;\,\,1;\,1} \right).\)
Gọi \(d\) là đường thẳng đi qua \(M\left( {1;\,\,2;\,\,3} \right)\) và vuông góc với \(\left( P \right).\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {{u_d}} = \overrightarrow {{n_P}} \\ \Rightarrow d:\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = 2 + t\\z = 3 + t\end{array} \right..\end{array}\)
Khi đó hình chiếu vuông góc của \(M\) trên \(\left( P \right)\) là giao điểm \(H\) của \(\left( P \right)\) và \(d.\)
Ta có: \(H \in d \Rightarrow H\left( {1 + t;\,2 + t;\,\,3 + t} \right)\)
Lại có \(H \in \left( P \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 1 + t + 2 + t + 3 + t - 3 = 0\\ \Leftrightarrow 3t = - 3\\ \Leftrightarrow t = - 1\\ \Rightarrow H\left( {0;\,\,1;\,\,2} \right).\end{array}\)
Chọn C.
Câu hỏi 27 :
Cho hai điểm \(A\left( {2;1; - 1} \right);\)\(B\left( {0;3;1} \right)\). Biết tập hợp các điểm \(M \in mp\left( \alpha \right):\,\,\,x + y + z + 3 = 0\) thỏa mãn \(2.M{A^2} - M{B^2} = 4\) là đường tròn có bán kính \(r\). Tính \(r\).
- A \(r = 2\sqrt 7 \)
- B \(r = 6\)
- C \(r = 2\sqrt 6 \)
- D \(r = 5\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Gọi M(x;y;z)
- Thay tọa độ của M vào điều kiện bài cho tìm mối quan hệ của x, y, z.
Lời giải chi tiết:
Gọi M(x ;y ; z) ta có :
\(\begin{array}{l}AM = \sqrt {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2} + {{\left( {z + 1} \right)}^2}} \\BM = \sqrt {{x^2} + {{\left( {y - 3} \right)}^2} + {{\left( {z - 1} \right)}^2}} \\ \Rightarrow 2A{M^2} - B{M^2} = 4\\ \Leftrightarrow 2\left[ {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2} + {{\left( {z + 1} \right)}^2}} \right] - \left[ {{x^2} + {{\left( {y - 3} \right)}^2} + {{\left( {z - 1} \right)}^2}} \right] = 4\\ \Leftrightarrow 2\left( {{x^2} - 4x + 4 + {y^2} - 2y + 1 + {z^2} + 2z + 1} \right)\\\,\,\, - \left( {{x^2} + {y^2} - 6y + 9 + {z^2} - 2z + 1} \right) = 4\\ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + {z^2} - 8x + 2y + 6z - 2 = 0\\ \Rightarrow M \in \left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 8x + 2y + 6z - 2 = 0\end{array}\)
Mà \(M \in \left( \alpha \right):x + y + z + 3 = 0\) nên M thuộc đường tròn giao tuyến của mặt cầu (S) với mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\)
(S) có tâm I(4 ;-1 ;-3) bán kính \(R = \sqrt {{4^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2} + 2} = \sqrt {28} \)
\(\begin{array}{l}d = d\left( {I,\left( \alpha \right)} \right) = \dfrac{{\left| {4 - 1 - 3 + 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2} + {1^2}} }} = \sqrt 3 \\ \Rightarrow r = \sqrt {{R^2} - {d^2}} = \sqrt {28 - 3} = 5\end{array}\)
Chọn D.
Câu hỏi 28 :
Cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đi qua hai điểm \(M\left( {4;0;0} \right)\) và \(N\left( {0;0;3} \right)\) sao cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) tạo với mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\) một góc bằng \({60^0}\). Tính khoảng cách từ điểm gốc tọa độ đến mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\)
- A \(1\)
- B \(\dfrac{3}{2}\)
- C \(\dfrac{2}{{\sqrt 3 }}\)
- D \(2\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Gọi \(\overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} = \left( {a;b;c} \right)\), sử dụng các công thức:
- Tính cos góc giữa hai mặt phẳng \(\cos \alpha = \dfrac{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} } \right|.\left| {\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}\)
- Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng \(d\left( {M,\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c{z_0} + d} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(\overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} = \left( {a;b;c} \right)\) là 1 VTPT của \(\left( \alpha \right)\).
Ta có \(\overrightarrow {{n_{\left( {Oyz} \right)}}} = \left( {1;0;0} \right)\) nên góc giữa \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( {Oyz} \right)\) bằng \({60^0}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \cos {60^0} = \dfrac{{\left| {\overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} .\overrightarrow {{n_{\left( {Oyz} \right)}}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} } \right|.\left| {\overrightarrow {{n_{\left( {Oyz} \right)}}} } \right|}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{2} = \dfrac{{\left| {a.1 + b.0 + c.0} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} .\sqrt {{1^2} + {0^2} + {0^2}} }}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{2} = \dfrac{{\left| a \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\end{array}\)
\(\left( \alpha \right)\) đi qua \(M\left( {4;0;0} \right)\) và nhận \(\overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} = \left( {a;b;c} \right)\) làm VTPT nên \(\left( \alpha \right)\) có phương trình tổng quát là:
\(a\left( {x - 4} \right) + b\left( {y - 0} \right) + c\left( {z - 0} \right) = 0\)\( \Leftrightarrow ax + by + cz - 4a = 0\)
Suy ra khoảng cách từ O đến \(\left( \alpha \right)\) là:
\(d\left( {O,\left( \alpha \right)} \right) = \dfrac{{\left| {a.0 + b.0 + c.0 - 4a} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\)\( = \dfrac{{\left| {4a} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }} = 4.\dfrac{{\left| a \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }} = 4.\dfrac{1}{2} = 2\)
Chọn D.
Câu hỏi 29 :
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;4;5 \right);\,\,B\left( 3;4;0 \right);\,\,C\left( 2;-1;0 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,3x-3y-2z-12=0\). Gọi \(M\left( a;b;c \right)\) thuộc (P) sao cho \(M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}+3M{{C}^{2}}\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính tổng \(a+b+C\).
- A 3
- B 2
- C -2
- D -3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Gọi \(I\) là điểm thỏa mãn hệ thức \(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}+3\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\), tìm tọa độ điểm I.
+) Chứng minh \(M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}+3M{{C}^{2}}\) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow MI\) nhỏ nhất.
+) MI nhỏ nhất \(\Leftrightarrow M\) là hình chiếu của I trên (P).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(I\left( x;y;z \right)\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}+3\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\) ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 + x - 3 + 3\left( {x - 2} \right) = 0\\y - 4 + y - 4 + 3\left( {y + 1} \right) = 0\\z - 5 + z + 3z = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 1\\z = 1\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {2;1;1} \right)\)
Ta có:
\(\begin{align} P=M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}+3M{{C}^{2}}={{\left( \overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA} \right)}^{2}}+{{\left( \overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IB} \right)}^{2}}+3{{\left( \overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IC} \right)}^{2}} \\ P=M{{I}^{2}}+2\overrightarrow{MI}.\overrightarrow{IA}+I{{A}^{2}}+M{{I}^{2}}+2\overrightarrow{MI}.\overrightarrow{IB}+I{{B}^{2}}+3M{{I}^{2}}+6\overrightarrow{MI}.\overrightarrow{IC}+3I{{C}^{2}} \\ P=5M{{I}^{2}}+\underbrace{I{{A}^{2}}+I{{B}^{2}}+3I{{C}^{2}}}_{const}+2\overrightarrow{MI}\underbrace{\left( \overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}+3\overrightarrow{IC} \right)}_{\overrightarrow{0}} \\ \Rightarrow {{P}_{\min }}\Leftrightarrow M{{I}_{\min }} \\ \end{align}\)
Khi đó M là hình chiếu của I trên (P).
Gọi d là đường thẳng đi qua I và vuông góc với (P) \(\Rightarrow d:\,\,\frac{x-2}{3}=\frac{y-1}{-3}=\frac{z-1}{-2}\Rightarrow M\left( 3t+2;-3t+1;-2t+1 \right)\).
\(M\in \left( P \right)\Rightarrow 3\left( 3t+2 \right)-3\left( -3t+1 \right)-2\left( -2t+1 \right)-12=0\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}\Rightarrow M\left( \frac{7}{2};-\frac{1}{2};0 \right)\Rightarrow a+b+c=3\).
Chọn A.
Câu hỏi 30 :
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz cho hai điểm \(A\left( -3;0;1 \right);\,\,B\left( 1;-1;3 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x-2y+2z-5=0\). Viết phương trình chính tắc của đường thẳng d đi qua A, song song với mặt phẳng (P) sao cho khoảng cách từ B đến d nhỏ nhất.
- A
\(d:\,\,\frac{x+3}{26}=\frac{y}{11}=\frac{z-1}{-2}\)
- B
\(d:\,\,\frac{x+3}{26}=\frac{y}{-11}=\frac{z-1}{2}\)
- C
\(d:\,\,\frac{x+3}{26}=\frac{y}{11}=\frac{z-1}{2}\)
- D \(d:\,\,\frac{x+3}{-26}=\frac{y}{11}=\frac{z-1}{-2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi H là hình chiếu của B trên mặt phẳng (Q) đi qua A và song song với (P). Khi đó \(d\left( B;d \right)\ge d\left( B;\left( Q \right) \right)\Rightarrow d{{\left( B;d \right)}_{\min }}=d\left( B;\left( Q \right) \right)\Leftrightarrow H\in d\).
Lời giải chi tiết:
Dễ thấy \(A,\,B\notin \left( P \right)\).
Gọi (Q) là mặt phẳng đi qua A và song song với (P) ta tìm được phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right):\,\,\left( P \right):\,\,x-2y+2z+1=0\), khi đó \(d\in \left( Q \right)\).
Gọi H là hình chiếu của B trên (Q) ta có \(d\left( B;d \right)\ge d\left( B;\left( Q \right) \right)\Rightarrow d{{\left( B;d \right)}_{\min }}=d\left( B;\left( Q \right) \right)\Leftrightarrow H\in d\).
Phương trình đường thẳng d’ đi qua B và vuông góc với (Q) là \(\frac{x-1}{1}=\frac{y+1}{-2}=\frac{z-3}{2}\Rightarrow H\left( t+1;-2t-1;2t+3 \right)\)
\(\begin{align} H\in \left( Q \right)\Rightarrow \left( t+1 \right)-2\left( -2t-1 \right)+2\left( 2t+3 \right)+1=0\Leftrightarrow t=-\frac{10}{9}\Rightarrow H\left( -\frac{1}{9};\frac{11}{9};\frac{7}{9} \right) \\ \Rightarrow \overrightarrow{AH}=\left( \frac{26}{9};\frac{11}{9};-\frac{2}{9} \right)=\frac{1}{9}\left( 26;11;-2 \right) \\ \end{align}\)
Vậy phương trình đường thẳng d cần tìm là \(d:\,\,\frac{x+3}{26}=\frac{y}{11}=\frac{z-1}{-2}\).
Chọn A.
Câu hỏi 31 :
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho ba điểm \(A\left( -1;\,0;\,1 \right)\), \(B\left( 3;\,2;\,1 \right)\), \(C\left( 5;\,3;\,7 \right)\). Gọi \(M\left( a;\,b;\,c \right)\) thỏa mãn \(MA=MB\) và \(MB+MC\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính \(P=a+b+c.\)
- A \(P=4.\)
- B \(P=0.\)
- C \(P=2.\)
- D \(P=5.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác để biện luận vị trí điểm
Lời giải chi tiết:
Ta có \(MA=MB\Rightarrow M\) thuộc mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\). Gọi \(\left( P \right)\) là mặt phẳng trung trực của \(AB\Rightarrow \left( P \right):2x+y-3=0\).
Lại có \(A\) và \(C\) nằm hai phía của mặt phẳng \(\left( P \right)\)
Do đó \(MB+MC=MA+MC\ge AC\).
Suy ra \(\min \left( MB+MC \right)=AC\) khi \(M=\left( P \right)\cap AC\Rightarrow M\left( 1;\,1;\,3 \right)\).
Chọn D
Câu hỏi 32 :
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(A\left( { - 1; - 1;1} \right),\,\,B\left( {0;0;4} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x + 2y + z - 1 = 0\). Gọi \(\left( Q \right)\) là mặt phẳng chứa 2 điểm A, B và góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right);\,\,\left( Q \right)\) bằng \({60^0}\). Phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right)\) là :
- A \(2x + y - z + 4 = 0\) hoặc \(5x - 11y + 2z - 8 = 0\)
- B \(2x + 2y - z + 5 = 0\) hoặc \(5x - 3y - 2z + 8 = 0\)
- C \( - 2x - y + z - 4 = 0\) hoặc \(2x - 5y - 2z + 8 = 0\)
- D \(x + 2y - z + 4 = 0\) hoặc \( - 11x + 5y - 2z + 8 = 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi \(\overrightarrow n \left( {a;b;c} \right)\) là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( Q \right)\).
\(A;B \in \left( Q \right) \Rightarrow \overrightarrow n .\overrightarrow {AB} = 0\)
\(\cos \left( {\left( P \right);\left( Q \right)} \right) = \left| {\cos \left( {{{\overrightarrow n }_{\left( P \right)}};\overrightarrow n } \right)} \right| = {{\left| {{{\overrightarrow n }_{\left( P \right)}}.\overrightarrow n } \right|} \over {\left| {{{\overrightarrow n }_{\left( P \right)}}} \right|.\left| {\overrightarrow n } \right|}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(\overrightarrow n \left( {a;b;c} \right)\) là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( Q \right)\).
\(A;B \in \left( Q \right) \Rightarrow \overrightarrow n .\overrightarrow {AB} = 0\), ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {1;1;3} \right) \Rightarrow a + b + 3c = 0 \Rightarrow a = - b - 3c\)
Ta có \({\overrightarrow n _{\left( P \right)}} = \left( {1;2;1} \right)\) là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( P \right)\).
Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right);\,\,\left( Q \right)\) bằng \({60^0}\) ta có
\(\eqalign{ & \cos \left( {\left( P \right);\left( Q \right)} \right) = \left| {\cos \left( {{{\overrightarrow n }_{\left( P \right)}};\overrightarrow n } \right)} \right| = {{\left| {{{\overrightarrow n }_{\left( P \right)}}.\overrightarrow n } \right|} \over {\left| {{{\overrightarrow n }_{\left( P \right)}}} \right|.\left| {\overrightarrow n } \right|}} \cr & \Leftrightarrow \cos {60^0} = {{\left| {a + 2b + c} \right|} \over {\sqrt 6 .\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }} = {1 \over 2} \cr & \Leftrightarrow 4{\left( {a + 2b + c} \right)^2} = 6\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right) \cr & \Leftrightarrow 4{\left( { - b - 3c + 2b + c} \right)^2} = 6\left( {{{\left( { - b - 3c} \right)}^2} + {b^2} + {c^2}} \right) \cr & \Leftrightarrow 4{\left( {b - 2c} \right)^2} = 6\left( {2{b^2} + 6bc + 10{c^2}} \right) \cr & \Leftrightarrow 4{b^2} - 16bc + 16{c^2} = 12{b^2} + 36bc + 60{c^2} \cr & \Leftrightarrow 8{b^2} + 52bc + 44{c^2} = 0 \cr & \Leftrightarrow \left[ \matrix{ b = - c \hfill \cr b = - {{11} \over 2}c \hfill \cr} \right. \cr} \)
TH1 : \(b = - c \Rightarrow a = - b - 3c = - 2c \Rightarrow \overrightarrow n = \left( { - 2c; - c;c} \right) = - c\left( {2;1; - 1} \right) \Rightarrow \left( {2;1; - 1} \right)\) cũng là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( Q \right)\), do đó phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right):\,\,2x + y - z + 4 = 0\).
TH2 : \(b = - {{11} \over 2}c \Rightarrow a = - b - 3c = {5 \over 2}c \Rightarrow \overrightarrow n = \left( {{5 \over 2}c; - {{11} \over 2}c;c} \right) = {c \over 2}\left( {5; - 11;2} \right) \Rightarrow \left( {5; - 11;2} \right)\) cũng là 1 VTPT của mặt phẳng \(\left( Q \right)\), do đó phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right):\,\,5x - 11y + 2z - 8 = 0\).
Chọn A.
Câu hỏi 33 :
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\), \(AC=2a\), tam giác \(SAB\) và tam giác \(SCB\) lần lượt vuông tại \(A\), \(C\). Khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) bằng \(2a\). Côsin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) và \(\left( SCB \right)\) bằng
- A
\(\frac{1}{3}\)
- B \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)
- C \(\frac{1}{\sqrt{2}}\)
- D \(\frac{1}{2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gắn hệ trục tạ độ hoặc dựng hình xác định góc giữa hai mặt phẳng
Lời giải chi tiết:
Cách 1: Chọn hệ trục tọa độ sao cho \(B\left( 0;0;0 \right)\), \(A\left( a\sqrt{2};0;0 \right)\), \(C\left( 0;a\sqrt{2};0 \right)\), \(S\left( x;y;z \right)\).
Ta có \(\left( ABC \right):z=0\), \(\overrightarrow{AS}=\left( x-a\sqrt{2};y;z \right)\), \(\overrightarrow{CS}=\left( x;y-a\sqrt{2};z \right)\)
Do \(\overrightarrow{AS}.\overrightarrow{AB}=0\)\(\Rightarrow \left( x-a\sqrt{2} \right)a\sqrt{2}=0\)\(\Rightarrow x=a\sqrt{2}\), \(d\left( S,\left( ABC \right) \right)=2a\)\(\Rightarrow z=2a\) \(\left( z>0 \right)\)
Và \(\overrightarrow{CS}.\overrightarrow{CB}=0\)\(\Rightarrow \left( y-a\sqrt{2} \right)a\sqrt{2}=0\)\(\Rightarrow y=a\sqrt{2}\)\(\Rightarrow S\left( a\sqrt{2};a\sqrt{2};2a \right)\).
Lại có \(\overrightarrow{AS}=\left( 0;a\sqrt{2};2a \right)\), \(\overrightarrow{CS}=\left( a\sqrt{2};0;2a \right)\), \(\overrightarrow{BS}=\left( a\sqrt{2};a\sqrt{2};2a \right)\).
Mặt phẳng \(\left( SBC \right)\) có 1 vtpt \(\vec{n}=\left( -\sqrt{2};0;1 \right)\), \(\left( SAB \right)\) có 1 vtpt \(\vec{m}=\left( 0;\sqrt{2};-1 \right)\)\(\Rightarrow \cos \varphi \)\(=\frac{1}{\sqrt{3}.\sqrt{3}}\)\(=\frac{1}{3}\).
Cách 2: Gọi \(D\) là hình chiếu vuông góc của \(S\) trên mp\(\left( ABC \right)\).
Ta có \(\left. \begin{align} & AB\bot SA \\& AB\bot SD \\\end{align} \right\}\Rightarrow AB\bot AD\), tương tự: \(BC\bot CD\). Vậy \(ABCD\) là hình vuông.
Gọi \(H\), \(K\) lân lượt là hình chiếu của \(D\) trên \(SA\), \(SC\).
Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) và \(\left( SCB \right)\) là góc giữa hai đường thẳng
\(DH\) và \(DK\).
Tính được \(DH=DK=\frac{2a}{\sqrt{3}}\); \(\frac{SH}{SA}=\frac{S{{D}^{2}}}{S{{A}^{2}}}=\frac{2}{3}\) \(\Rightarrow HK=\frac{2}{3}AC=\frac{4a}{3}\) .
Tứ đó suy ra \(\cos \widehat{HDK}=\frac{H{{D}^{2}}+K{{D}^{2}}-H{{K}^{2}}}{2HD.KD}=\frac{1}{3}\).
Chọn A
Câu hỏi 34 :
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x-2y+2z+1=0\); \(\left( Q \right):\,\,x-2y+2z-8=0;\,\,\left( R \right):\,\,x-2y+2z+4=0\) Một đường thẳng \(\Delta \) thay đổi cắt ba mặt phẳng \(\left( P \right);\,\,\left( Q \right);\,\,\left( R \right)\) lần lượt tại các điểm A, B, C. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(AB+\frac{96}{A{{C}^{2}}}\) là:
- A \(\frac{41}{8}\)
- B \(99\)
- C 18
- D 24
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng BĐT Cauchy cho ba số không âm.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét \(\left( P \right)//\left( Q \right)//\left( R \right)\) và (P) nằm giữa (Q) và (R).
Ta có \(BH=d\left( \left( Q \right);\left( P \right) \right)=9;\,\,HK=d\left( \left( P \right);\left( R \right) \right)=3\)
Áp dụng định lí Ta-lét ta có: \(\frac{AB}{AC}=\frac{BH}{HK}=3\)
Áp dụng BĐT Cauchy ta có :
\(\begin{align} & AB+\frac{96}{A{{C}^{2}}}=\frac{AB}{2}+\frac{AB}{2}+\frac{96}{A{{C}^{2}}}\overset{Cauchy}{\mathop{\ge }}\,3\sqrt[3]{\frac{AB}{2}.\frac{AB}{2}.\frac{96}{A{{C}^{2}}}} \\& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,=3.\sqrt[3]{24.{{\left( \frac{AB}{AC} \right)}^{2}}}=3.\sqrt[3]{24.9}=18 \\\end{align}\)
Chọn C.
Câu hỏi 35 :
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c)\) với
a,b,c là các số thực dương thay đổi tùy ý sao cho \({a^2} + {b^2} + {c^2} = 3\). Khoảng cách từ \(O\) đến mặt
phẳng \((ABC)\) lớn nhất bằng:
- A \(\frac{1}{3}\)
- B 3
- C \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
- D 1
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) Viết phương trình mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) dạng đoạn chắn.
+) Tính khoảng cách từ O đến mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).
+) Sử dụng BĐT Buniacopxki tìm GTLN của biểu thức \(d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình mặt phẳng \(\left( {ABC} \right):\,\,\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\)
\( \Rightarrow d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) = \frac{1}{{\sqrt {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} }}\) lớn nhất \( \Leftrightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}\) nhỏ nhất.
Áp dụng BĐT Buniacopxki ta có: \(\left( {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} \right)\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right) \ge {3^2} = 9\)
\( \Leftrightarrow 3.\left( {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} \right) \ge 9 \Leftrightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} \ge 3\)
\( \Rightarrow d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) \le \frac{1}{{\sqrt 3 }}\).
Chọn đáp án C.
Câu hỏi 36 :
Trong không gian \(Oxyz\) cho \(A\left( {0;1;2} \right),\,\,B\left( {0;1;0} \right),\,\,C\left( {3;1;1} \right)\) và mặt phẳng \(\left( Q \right):\,\,x + y + z - 5 = 0\). Xét điểm \(M\) thay đổi thuộc \(\left( Q \right)\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) bằng:
- A 0
- B 12
- C 8
- D 10
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Tìm tọa độ điểm \(I\) thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \).
+) Biểu diễn biểu thức \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) bằng cách chèn điểm \(I\). Đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(I\left( {a;b;c} \right)\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {IA} = \left( { - a;1 - b;2 - c} \right)\\\overrightarrow {IB} = \left( { - a;1 - b; - c} \right)\\\overrightarrow {IC} = \left( {3 - a;1 - b;1 - c} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3a + 3 = 0\\ - 3b + 3 = 0\\ - 3c + 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 1\\c = 1\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {1;1;1} \right)\)
Ta có
\(\begin{array}{l}M{A^2} + M{B^2} + M{C^2} = {\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} } \right)^2} + {\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} } \right)^2} + {\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IC} } \right)^2}\\ = 3M{I^2} + 2\overrightarrow {MI} \underbrace {\left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} } \right)}_{\overrightarrow 0 } + \underbrace {I{A^2} + I{B^2} + I{C^2}}_{{\mathop{\rm co}\nolimits} nst}\end{array}\)
Do đó \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow M{I_{\min }} \Leftrightarrow MI \bot \left( Q \right) \Rightarrow MI = d\left( {I;\left( Q \right)} \right) = \dfrac{{\left| {1 + 1 + 1 - 5} \right|}}{{\sqrt 3 }} = \dfrac{2}{{\sqrt 3 }}\)
Ta có \(I{A^2} = {1^2} + {1^2} = 2,\,\,I{B^2} = {1^2} + {1^2} = 2,\,\,I{C^2} = {2^2} = 4\)
\( \Rightarrow {\left( {M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}} \right)_{\min }} = 3.\dfrac{4}{3} + 2 + 2 + 4 = 12\).
Chọn B.
Câu hỏi 37 :
\(\left( P \right)\) qua \(M\left( {4;1;2} \right)\) và cắt \(Ox,\,\,Oy,\,\,Oz\) để \(T = \left( {\dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}} + \dfrac{1}{{O{C^2}}}} \right)\min \). Khi đó \(\min T\) là:
- A \(\dfrac{1}{{15}}\)
- B \(\dfrac{1}{{21}}\)
- C \(\dfrac{1}{{16}}\)
- D \(\dfrac{1}{{20}}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
* Giả sử \(A\left( {a;0;0} \right),\,\,B\left( {0;b;0} \right),\,\,C\left( {0;0;c} \right)\) \( \Rightarrow Pt\left( P \right):\,\,\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\).
* \(M\left( {4;1;2} \right) \in \left( P \right) \Rightarrow \dfrac{4}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{2}{c} = 1\,\,\left( 1 \right)\)
* \(T = \dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}} + \dfrac{1}{{O{C^2}}} = \dfrac{1}{{{a^2}}} + \dfrac{1}{{{b^2}}} + \dfrac{1}{{{c^2}}}\)
* Áp dụng BĐT Bunhiacopxki ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,{\left( {\dfrac{1}{a}.4 + \dfrac{1}{b}.1 + \dfrac{1}{c}.2} \right)^2} \le \left( {\dfrac{1}{{{a^2}}} + \dfrac{1}{{{b^2}}} + \dfrac{1}{{{c^2}}}} \right)\left( {{4^2} + {1^2} + {2^2}} \right)\\ \Rightarrow 1 \le T.21 \Rightarrow T \ge \dfrac{1}{{21}} \Rightarrow {T_{\min }} = \dfrac{1}{{21}}\end{array}\)
* Dấu "=" xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{4}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{2}{c} = 1\\\dfrac{1}{{4a}} = \dfrac{1}{b} = \dfrac{1}{{2c}}\end{array} \right.\).
Chọn B.
Câu hỏi 38 :
Cho \(M\left( {1;2;3} \right),\,\,A\left( {2; - 2;3} \right),\,\,B\left( {4; - 3;4} \right).\,\,\left( P \right)\) chứa \(AB\) sao cho \(d{\left( {M;\left( P \right)} \right)_{\max }}\). Lập phương trình \(\left( P \right)\).
- A \(x + 3y + z + 1 = 0\)
- B \(x + 3y + z - 1 = 0\)
- C \(x + 3y + z + 2 = 0\)
- D \(3x + y + z + 1 = 0\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
* Vẽ \(MH \bot \left( P \right),\,\,MK \bot AB\). Dễ thấy \(MK\) không đổi.
* Ta có \(MH \le MK\) \( \Rightarrow M{H_{\max }} = MK \Leftrightarrow H \equiv K\).
\( \Rightarrow \left( P \right)\) chứa \(AB\) và vuông góc với \(MK\).
* Giả sử \(K\left( {a;b;c} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {MK} = \left( {a - 1;b - 2;c - 3} \right)\\\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 1;1} \right)\end{array} \right.\)
\(\overrightarrow {MK} .\overrightarrow {AB} = 0 \Rightarrow 2\left( {a - 1} \right) - 1\left( {b - 2} \right) + 1\left( {c - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2a - b + c - 3 = 0\) (1)
+) \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AK} = \left( {a - 2;b + 2;c - 3} \right)\\\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 1;1} \right)\end{array} \right.;\,\,\overrightarrow {AK} //\overrightarrow {AB} \Rightarrow \dfrac{{a - 2}}{2} = \dfrac{{b + 2}}{{ - 1}} = \dfrac{{c - 3}}{1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + 2b + 2 = 0\,\,\,\left( 2 \right)\\b + c - 1 = 0\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\end{array} \right.\)
+) Giải hệ (1),(2),(3) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0\\b = - 1\\c = 2\end{array} \right. \Rightarrow K\left( {0; - 1;2} \right)\).
* \(\overrightarrow {{n_P}} = \overrightarrow {MK} = \left( { - 1; - 3; - 1} \right)//\left( {1;3;1} \right)\)
\( \Rightarrow Pt\left( P \right):\,\,1\left( {x - 0} \right) + 3\left( {y + 1} \right) + 1\left( {z - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow x + 3y + z + 1 = 0\).
Chọn A.
Câu hỏi 39 :
Lập phương trình \(\left( P \right)\) qua \(M\left( {2;1;3} \right)\) và cắt \(Ox,\,\,Oy,\,\,Oz\) tại \(A,\,\,B,\,\,C\) để \(d{\left( {O;\left( P \right)} \right)_{\max }}\).
- A \(x + 2y + z - 7 = 0\)
- B \(2x + y + z - 8 = 0\)
- C \(2x + y + 3z + 14 = 0\)
- D \(2x + y + 3z - 14 = 0\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
* Vẽ \(OH \bot \left( P \right)\). Ta có \(OH \le OM\) \( \Rightarrow O{H_{\max }} = OM \Rightarrow H \equiv M\).
\( \Rightarrow \left( P \right)\) qua \(M\) và vuông góc với \(OM\) thì \(d{\left( {O;\left( P \right)} \right)_{\max }}\).
* \(\overrightarrow {{n_P}} = \overrightarrow {OM} = \left( {2;1;3} \right).\,\,\left( P \right)\) qua \(M\left( {2;1;3} \right)\) có phương trình:
\(2\left( {x - 2} \right) + 1\left( {y - 1} \right) + 3\left( {z - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x + y + 3z - 14 = 0\).
Chọn D.
Câu hỏi 40 :
Cho \(A\left( {1;0;1} \right),\,\,B\left( {2; - 1;0} \right),\,\,C\left( {0;0;1} \right)\). Lập phương trình \(\left( P \right)\) qua \(C\) sao cho \(d\left( {A;\left( P \right)} \right) = d\left( {B;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\).
- A \(\left[ \begin{array}{l}x + z - 1 = 0\\x + y = 0\end{array} \right.\)
- B \(x + z = 0\)
- C \(x + y + 2z - 2 = 0\)
- D \(x + z \pm 1 = 0\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
* Giả sử \(\overrightarrow {{n_P}} = \left( {A;B;C} \right)\). ĐK: \({A^2} + {B^2} + {C^2} \ne 0\).
\(\left( P \right)\) qua \(C\left( {0;0;1} \right)\) có phương trình \(Ax + By + C\left( {z - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow Ax + By + Cz - C = 0\).
* \(d\left( {A;\left( P \right)} \right) = d\left( {B;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{\left| {A + C - C} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\mathop = \limits_{\left( 1 \right)} \dfrac{{\left| {2A - B - C} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2} + {C^2}} }}\mathop = \limits_{\left( 2 \right)} \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
* Xét \(A = 1\). Từ \(\left( 1 \right) \Rightarrow \left| {2 - B - C} \right| = 1 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}2 - B - C = 1\\2 - B - C = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}C = 1 - B\,\,\left( 3 \right)\\C = 3 - B\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\).
* Thay (3) vào (1) ta có: \(\dfrac{1}{{\sqrt {1 + {B^2} + {{\left( {1 - B} \right)}^2}} }} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow 2{B^2} - 2B + 2 = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}B = 0,\,\,C = 1,\,\,A = 1\\B = 1,\,\,C = 0,\,\,A = 1\end{array} \right.\)
Ta có 2 mặt phẳng \(\left[ \begin{array}{l}x + z - 1 = 0\\x + y = 0\end{array} \right.\).
* Thay (4) vào (1) ta có : \(\dfrac{1}{{\sqrt {1 + {B^2} + {{\left( {3 - B} \right)}^2}} }} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow 2{B^2} - 6B + 10 = 2\) (vô nghiệm).
Chọn A.
Câu hỏi 41 :
Trong hệ trục tọa độ \(Oxyz\) cho điểm \(A\left( { - 1;3;5} \right),\,\,B\left( {2;6; - 1} \right),\,\,C\left( { - 4; - 12;5} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x + 2y - 2z - 5 = 0\). Gọi \(M\) là điểm di động trên \(\left( P \right)\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(S = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|\) là:
- A \(42\)
- B \(14\)
- C \(14\sqrt 3 \)
- D \(\dfrac{{14}}{{\sqrt 3 }}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Giả sử \(I\left( {a;b;c} \right)\) thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \). Xác định tọa độ điểm \(I\).
+) \({S_{\min }} \Leftrightarrow M\) là hình chiếu của \(I\) trên \(\left( P \right)\).
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(I\left( {a;b;c} \right)\) thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {IA} = \left( { - 1 - a;\,\,3 - b;\,5 - c} \right)\\\overrightarrow {IB} = \left( {2 - a;\,\,6 - b; - 1 - c} \right)\\\overrightarrow {IC} = \left( { - 4 - a; - 12 - b;5 - c} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} = \left( { - 3a - 3; - 3b - 3; - 3c + 9} \right) = \overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3a + 3 = 0\\3b + 3 = 0\\3c - 9 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 1\\b = - 1\\c = 3\end{array} \right. \Rightarrow I\left( { - 1; - 1;3} \right)\)
Ta có : \(S = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IC} } \right| = \left| {3\overrightarrow {MI} + \underbrace {\left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} } \right)}_{\overrightarrow 0 }} \right| = 3MI\)
Khi đó \({S_{\min }} \Leftrightarrow M{I_{\min }} \Leftrightarrow M\) là hình chiếu của \(I\) trên \(\left( P \right)\).
\( \Rightarrow M{I_{\min }} = d\left( {I;\left( P \right)} \right) = \dfrac{{\left| { - 1 + 2\left( { - 1} \right) - 2.3 - 5} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} }} = \dfrac{{14}}{3}\).
Vậy \({S_{\min }} = 3.\dfrac{{14}}{3} = 14\).
Chọn B.
Câu hỏi 42 :
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(P\left( {1;2;2} \right)\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đi qua P cắt các tia \(Ox,Oy,Oz\) tại \(A,B,C\) khác gốc tọa độ sao cho \(T = \frac{{R_1^2}}{{S_1^2}} + \frac{{R_2^2}}{{S_2^2}} + \frac{{R_3^2}}{{S_3^2}}\) đạt giá trị nhỏ nhất, trong đó \({S_1},{S_2},{S_3}\) lần lượt là diện tích \(\Delta OAB,\,\Delta OBC,\,\Delta OCA\) và \({R_1},{R_2},{R_3}\) lần lượt là diện tích các tam giác \(\Delta PAB,\Delta PBC,\Delta PCA\). Khi đó, điểm M nào sau đây thuộc mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\)?
- A \(M\left( {5;0;2} \right)\).
- B \(M\left( {2;1;5} \right)\).
- C \(M\left( {2;1;2} \right)\).
- D \(M\left( {2;0;5} \right)\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tứ diện vuông: \(S_{\Delta BAC}^2 = S_{\Delta OAC}^2 + S_{\Delta BOC}^2 + S_{\Delta BAO}^2\) và bất đẳng thức: \(\frac{{{a^2}}}{x} + \frac{{{b^2}}}{y} + \frac{{{c^2}}}{z} \ge \frac{{{{\left( {a + b + c} \right)}^2}}}{{x + y + z}}\)
(dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\frac{a}{x} = \frac{b}{y} = \frac{c}{z}\)) .
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(T = \frac{{R_1^2}}{{S_1^2}} + \frac{{R_2^2}}{{S_2^2}} + \frac{{R_3^2}}{{S_3^2}} \ge \frac{{{{\left( {{R_1} + {R_2} + {R_3}} \right)}^2}}}{{S_1^2 + S_2^2 + S_3^2}} = \frac{{S_{\Delta ABC}^2}}{{S_{\Delta ABC}^2}} = 1\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi : \(\frac{{R_1^{}}}{{S_1^2}} = \frac{{R_2^{}}}{{S_2^2}} = \frac{{R_3^{}}}{{S_3^2}} \Leftrightarrow \) P là hình chiếu vuông góc của O lên \(\left( \alpha \right)\)
\( \Leftrightarrow \)\(\left( \alpha \right)\) là mặt phẳng qua \(P\left( {1;2;2} \right)\), nhận \(\overrightarrow {OP} = \left( {1;2;2} \right)\) làm VTPT, có phương trình là:
\(1\left( {x - 1} \right) + 2\left( {y - 2} \right) + 2\left( {z - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow x + 2y + 2z - 9 = 0\)
Vậy, \({T_{\min }} = 1\) khi và chỉ khi \(\left( \alpha \right):x + 2y + 2z - 9 = 0\)
Dễ dàng kiểm tra được: \(M\left( {5;0;2} \right) \in \left( \alpha \right)\).
Chọn: A
Câu hỏi 43 :
Trong không gian Oxyz, cho điểm \(E\left( {8;1;1} \right)\). Viết phương tình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua \(E\) và cắt chiều dương các trục \(Ox,Oy,Oz\) lần lượt tại \(A,B,C\) sao cho \(OG\) nhỏ nhất với \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).
- A \(x + 2y + 2z - 12 = 0\).
- B \(x + y + 2z - 11 = 0\).
- C \(2x + y + z - 18 = 0\).
- D \(8x + y + z - 66 = 0\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng phương trình theo đoạn chắn của mặt phẳng và áp dụng BĐT Bunhiacopski.
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right),\,\left( {a,b,c > 0} \right) \Rightarrow \left( \alpha \right):\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\) và tọa độ trọng tâm của tam giác ABC là \(G\left( {\dfrac{a}{3};\dfrac{b}{3};\dfrac{c}{3}} \right)\); \(OG = \sqrt {\dfrac{{{a^2}}}{9} + \dfrac{{{b^2}}}{9} + \dfrac{{{c^2}}}{9}} = \dfrac{1}{3}\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \).
Do \(E\left( {8;1;1} \right) \in \left( \alpha \right)\) nên \(\dfrac{8}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c} = 1\)
Ta có: \(1 = \dfrac{4}{a} + \dfrac{4}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c} \ge \dfrac{{{{\left( {2 + 2 + 1 + 1} \right)}^2}}}{{2a + b + c}} = \dfrac{{36}}{{2a + b + c}} \Rightarrow 2a + b + c \ge 36\)
Mà \(2a + b + c \le \sqrt {\left( {{2^2} + {1^2} + {1^2}} \right)\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)} \)
\( \Rightarrow 36 \le \sqrt {6\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)} \Leftrightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \ge 6\sqrt 6 \Rightarrow OG \ge 2\sqrt 6 \)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{a}{2} = \dfrac{b}{1} = \dfrac{c}{1}\\\dfrac{8}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 12\\b = c = 6\end{array} \right.\)
Suy ra, \(O{G_{\min }} = 2\sqrt 6 \) khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}a = 12\\b = c = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \)\(\left( \alpha \right):\dfrac{x}{{12}} + \dfrac{y}{6} + \dfrac{z}{6} = 1 \Leftrightarrow \)\(x + 2y + 2z - 12 = 0\).
Chọn: A
Câu hỏi 44 :
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( {5;3;1} \right),\,B\left( {7;5;3} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y - z = 0\). Điểm M thay đổi trên \(\left( P \right)\) sao cho mặt phẳng \(\left( {MAB} \right)\) vuông góc \(\left( P \right)\). Tính độ dài ngắn nhất của đoạn \(OM\).
- A \(\dfrac{5}{{\sqrt 6 }}\).
- B \(\dfrac{5}{{\sqrt {14} }}\).
- C \(\dfrac{7}{{\sqrt 6 }}\).
- D \(\dfrac{8}{{\sqrt {14} }}\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Lập phương trình mặt phẳng (Q) chứa A, B và vuông góc với (P)
- Biện luận vị trí của M trên (Q) để OM ngắn nhất, tính độ dài ngắn nhất đó.
Lời giải chi tiết:
\(A\left( {5;3;1} \right),\,B\left( {7;5;3} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AB} = \left( {2;2;2} \right)\)
\(\left( P \right):x - 2y - z = 0\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1; - 2; - 1} \right)\)
Gọi (Q) là mặt phẳng chứa A, B và vuông góc với (P) \( \Rightarrow \left( Q \right)\) có 1 VTPT \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {{n_1}} } \right] = \left( {2;4; - 6} \right)\)
Phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right):2\left( {x - 5} \right) + 4\left( {y - 3} \right) - 6\left( {z - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x + 4y - 6z - 16 = 0 \Leftrightarrow x + 2y - 3z - 8 = 0\)
Khi đó, OM ngắn nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu vuông góc của O lên OM.
\(O{M_{\min }} = d\left( {O;\left( Q \right)} \right) = \dfrac{{\left| { - 8} \right|}}{{\sqrt {1 + 4 + 9} }} = \dfrac{8}{{\sqrt {14} }}\).
Chọn: D
Câu hỏi 45 :
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\), mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,2x + y + z + 5 = 0\). Mặt cầu tâm \(I\left( {a;b;c} \right)\) thỏa mãn đi qua \(A\), tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) và có bán kính nhỏ nhất. Tính \(a + b + c\).
- A \(2\)
- B \( - 2\)
- C \(\dfrac{3}{2}\)
- D \( - \dfrac{3}{2}\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Giả sử mặt cầu tiếp xúc với \(\left( P \right)\) tại \(B\), khi đó \(I\) là giao điểm của đường thẳng qua \(B\) vuông góc với \(\left( P \right)\) và trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Gọi \(H\) là trung điểm của \(AB\).
Ta có: \(R = IB \ge HB = \dfrac{1}{2}AB \ge \dfrac{1}{2}AA'\).
Khi đó \({R_{\min }} = \dfrac{1}{2}AA' \Leftrightarrow B \equiv A'\).
Gọi \(d\) là đường thẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(\left( P \right)\), khi đó phương trình đường thẳng \(d\) là: \(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{{y - 2}}{1} = \dfrac{{z - 3}}{1}\).
Gọi \(A'\) là hình chiếu của \(A\) lên \(\left( P \right)\), khi đó \(A' = d \cap \left( P \right)\) \( \Rightarrow A'\left( { - 3;0;1} \right)\).
Mặt cầu tâm \(I\left( {a;b;c} \right)\) thỏa mãn đi qua \(A\), tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) và có bán kính nhỏ nhất khi và chỉ khi nhận \(AA'\) là đường kính, khi đó \(I\) là trung điểm của \(AA'\) và \(I\left( { - 1;1;2} \right)\).
\( \Rightarrow a = - 1,\,\,b = 1,\,\,c = 2 \Rightarrow a + b + c = 2\).
Chọn A.
Câu hỏi 46 :
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm\(M\left( {1;1;1} \right)\). Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(M\) và cắt chiều dương của các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại các điểm \(A\left( {a;0;0} \right)\), \(B\left( {0;b;0} \right)\), \(C\left( {0;0;c} \right)\) thỏa mãn \(OA = 2OB\) và thể tích của khối tứ diện \(OABC\)đạt giá trị nhỏ nhất. Tính \(S = 2a + b + 3c\).
- A \(\dfrac{{81}}{{16}}\)
- B \(3\)
- C \(\dfrac{{45}}{2}\)
- D \(\dfrac{{81}}{4}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Viết phương trình mặt chắn của \(\left( P \right)\).
- Thay tọa độ điểm \(M\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) được phương trình thứ nhất.
- Sử dụng giả thiết \(OA = 2OB\) được phương trình thứ hai.
- Sử dụng công thức tính thể tích \({V_{OABC}} = \dfrac{1}{6}OA.OB.OC\).
- Áp dụng BĐT Cô-si: \(a + b + c \ge 3\sqrt[3]{{abc}}\,\,\left( {a,\,\,b,\,\,c \ge 0} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(A\left( {a;0;0} \right)\), \(B\left( {0;b;0} \right)\), \(C\left( {0;0;c} \right)\) có dạng \(\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\).
Vì \(\left( P \right)\) đi qua \(M\) nên \(\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c} = 1\).
Mặt khác \(OA = 2OB\) nên \(a = 2b\) nên \(\dfrac{3}{{2b}} + \dfrac{1}{c} = 1\).
Thể tích khối tứ diện \(OABC\) là \(V = \dfrac{1}{6}abc = \dfrac{1}{3}{b^2}c\).
Ta có \(\dfrac{3}{{2b}} + \dfrac{1}{c} = \dfrac{3}{{4b}} + \dfrac{3}{{4b}} + \dfrac{1}{c} \ge 3\sqrt[3]{{\dfrac{9}{{16{b^2}c}}}}\)\( \Rightarrow \sqrt[3]{{\dfrac{9}{{16{b^2}c}}}} \le \dfrac{1}{3}\)\( \Rightarrow \dfrac{{16{b^2}c}}{9} \ge 27\)\( \Rightarrow V = \dfrac{{{b^2}c}}{3} \ge \dfrac{{81}}{{16}}\).
\( \Rightarrow \)\(\min V = \dfrac{{81}}{{16}}\) khi \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{3}{{4b}} = \dfrac{1}{c} = \dfrac{1}{3}\\a = 2b\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{9}{2}\\b = \dfrac{9}{4}\\c = 3\end{array} \right.\).
Vậy \(S = 2a + b + 3c = \dfrac{{81}}{4}.\)
Chọn D.
Câu hỏi 47 :
Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 4\) và điểm \(M\left( {3;1;2} \right)\). Điểm A di chuyển trên mặt cầu \(\left( S \right)\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {MA} = - 3\) thì A thuộc mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau?
- A \(x + y + 6z - 2 = 0.\)
- B \(3x + y + 2z - 3 = 0.\)
- C \(5x + y - 2z - 4 = 0.\)
- D \(2x - 4z - 1 = 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Gọi \(A\left( {a;b;c} \right),\) tính tích vô hướng của \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {MA} .\)
- Từ đó suy ra tập hợp các điểm \(A\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(A\left( {a;b;c} \right)\)\( \Rightarrow \overrightarrow {OA} = \left( {a;b;c} \right);\,\,\overrightarrow {MA} = \left( {a - 3;b - 1;c - 2} \right)\)
Khi đó ta có:
\(\begin{array}{l}\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {MA} = a\left( {a - 3} \right) + b\left( {b - 1} \right) + c\left( {c - 2} \right)\\ \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} + {c^2} - 3a - b - 2c = - 3\,\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)
Mà \(A \in \left( S \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\left( {a - 1} \right)^2} + {b^2} + {\left( {c + 2} \right)^2} = 4\\ \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} + {c^2} - 2a + 4c = - 1\,\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)
Trừ vế theo vế của (2) cho (1) ta có: \(a + b + 6c = 2 \Leftrightarrow a + b + 6c - 2 = 0\).
Vậy điểm A thuộc mặt phẳng \(x + y + 6z - 2 = 0.\)
Chọn A.
Câu hỏi 48 :
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x + y - 2z + 10 = 0\) và mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 25\) cắt nhau theo giao tuyến là đường tròn \(\left( C \right)\). Gọi \({V_1}\) là thể tích khối cầu \(\left( S \right)\), \({V_2}\) là thể tích khối nón \(\left( N \right)\) có đỉnh là giao điểm của mặt cầu \(\left( S \right)\) với đường thẳng đi qua tâm mặt cầu \(\left( S \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\), đáy là đường tròn \(\left( C \right)\). Biết độ dài đường cao khối nón \(\left( N \right)\) lớn hơn bán kính của khối cầu \(\left( S \right)\). Tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng
- A \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{375}}{{32}}\)
- B \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{125}}{8}\)
- C \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{125}}{{96}}\)
- D \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{125}}{{32}}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính thể tích khối nón và khối cầu.
Lời giải chi tiết:
Ta có mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 25\) có tâm \(I\left( {2;1;3} \right);R = 5\)
\( \Rightarrow {V_1} = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{{500\pi }}{3}\)
Mặt phẳng\(\left( P \right):2x + y - 2z + 10 = 0 \Rightarrow {d_{\left( {I;\left( P \right)} \right)}} = 3\)
Khi đó bán kính đường tròn \(\left( C \right)\) là \(r = \sqrt {{R^2} - d_{\left( {I;\left( P \right)} \right)}^2} = 4\)
Đường thẳng d đi qua tâm mặt cầu \(\left( S \right)\) là điểm\(I\left( {2;1;3} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) nên vecto chỉ phương là \(\left( {2;1; - 2} \right)\)
Có phương trình là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 2t\\y = 1 + t\\z = 3 - 2t\end{array} \right.\)
Giao điểm của đường thẳng d và mặt cầu là
\({\left( {2 + 2t - 2} \right)^2} + {\left( {1 + t - 1} \right)^2} + {\left( {3 - 2t - 3} \right)^2} = 25 \Leftrightarrow t = \pm \dfrac{5}{3}\)
Nên giao điểm là \(A\left( {\dfrac{{16}}{3};\dfrac{8}{3}; - \dfrac{1}{3}} \right)\) hoặc \(B\left( { - \dfrac{4}{3}; - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{1}{3}} \right)\)
Khi đó \({d_{\left( {A;\left( P \right)} \right)}} = 8;{d_{\left( {B;\left( P \right)} \right)}} = \dfrac{{22}}{9}\)
Mà khối nón \(\left( N \right)\) có đường cao lớn hơn bán kính khối cầu nên \(h = {d_{\left( {A;\left( P \right)} \right)}} = 8\)
Khi đó thể tích khối nón \(\left( N \right)\) là \({V_2} = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.4^2}.8 = \dfrac{{128\pi }}{3}\)
Khi đó \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{125}}{{32}}\)
Chọn D.
Câu hỏi 49 :
Trong không gian Oxyz, cho ba điểm \(M\left( {2;1;4} \right)\), \(N\left( {5;0;0} \right)\) và \(P\left( {1; - 3;1} \right)\). Hỏi có bao nhiêu mặt cầu qua ba điểm \(M,\,\,N,\,\,P\) và tiếp xúc với mặt phẳng Oyz?
- A \(0\)
- B \(1\)
- C \(2\)
- D \(4\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Gọi tâm mặt cầu là \(I\left( {a;b;c} \right)\)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}IM = IN\\IM = IP\\d\left( {I;\left( {Oyz} \right)} \right) = IM\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 1} \right)^2} + {\left( {c - 4} \right)^2} = {\left( {a - 5} \right)^2} + {b^2} + {c^2}\\{\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 1} \right)^2} + {\left( {c - 4} \right)^2} = {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b + 3} \right)^2} + {\left( {c - 1} \right)^2}\\{\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 1} \right)^2} + {\left( {c - 4} \right)^2} = {a^2}\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \)\(\left\{ \begin{array}{l}3a - b - 4c = 2\\a + 4b + 3c = 5\\4 - 4a + {\left( {b - 1} \right)^2} + {\left( {c - 4} \right)^2} = 0\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}c = a - 1\\b = 2 - a\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 4 - 4a + {\left( {2 - a - 1} \right)^2} + {\left( {a - 1 - 4} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow 2{a^2} - 12a + 30 = 0\end{array}\)
Phương trình vô nghiệm.
Chọn A.
Câu hỏi 50 :
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(\left( {Oxyz} \right)\). Cho điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\). Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua M cắt các tia Ox,Oy,Oz lần lượt tại các điểm \(A,\,\,B,\,\,C\,\,\left( {A;B;C \ne O} \right)\) sao cho thể tích của tứ diện OABC nhỏ nhất. Phương trình của mặt phẳng \(\left( P \right)\) là
- A \(\dfrac{x}{3} + \dfrac{y}{6} + \dfrac{z}{9} = 1.\)
- B \(\dfrac{x}{1} + \dfrac{y}{2} + \dfrac{z}{3} = 1.\)
- C \(\dfrac{x}{6} + \dfrac{y}{3} + \dfrac{z}{1} = 1.\)
- D \(\dfrac{x}{2} + \dfrac{y}{6} + \dfrac{z}{{18}} = 1.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Gọi \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right)\), viết phương trình dạng mặt chắn đi qua 3 điểm \(A,\,\,B,\,\,C\) : \(\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\).
- Thay tọa độ điểm \(M\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\).
- Sử dụng công thức tính thể tích tứ diện \(OABC\) có \(OA,\,\,OB,\,\,OC\) đôi một vuông góc là: \(V = \dfrac{1}{6}OA.OB.OC\).
- Áp dụng BĐT Cô-si: \(a + b + c \ge 3\sqrt[3]{{abc}}\,\,\left( {a,\,\,b,\,\,c \ge 0} \right)\). Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow a = b = c\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(A\left( {a;0;0} \right),\) \(B\left( {0;b;0} \right),\) \(C\left( {0;0;c} \right)\) \(\left( {a,\,\,b,\,\,c > 0} \right)\). Khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) là \(\dfrac{x}{a} + \dfrac{y}{b} + \dfrac{z}{c} = 1\)
Lại có mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\) \( \Rightarrow \dfrac{1}{a} + \dfrac{2}{b} + \dfrac{3}{c} = 1\).
Tứ diện \(OABC\) có \(OA,\,\,OB,\,\,OC\) đôi một vuông góc nên thể tích tứ diện OABC là \(V = \dfrac{1}{6}OA.OB.OC = \dfrac{{abc}}{6}\).
Áp dụng BĐT Cô-si ta có: \(\dfrac{1}{a} + \dfrac{2}{b} + \dfrac{3}{c} \ge 3\sqrt[3]{{\dfrac{6}{{abc}}}} \Rightarrow 1 \ge 3\sqrt[3]{{\dfrac{6}{{abc}}}} \Rightarrow \dfrac{{abc}}{6} \ge 27\) \( \Rightarrow V \ge 27\).
Dấu bằng xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{a} = \dfrac{2}{b} = \dfrac{3}{c}\\\dfrac{{abc}}{6} = 27\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b = 6\\c = 9\end{array} \right.\).
Vậy khi thể tích \(OABC\) đạt giá trị lớn nhất thì phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) là \(\dfrac{x}{3} + \dfrac{y}{6} + \dfrac{z}{9} = 1\).
Chọn A.
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình mặt phẳng mức độ thông hiểu có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình mặt phẳng mức độ nhận biết có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục