40 câu hỏi lý thuyết về axit nitric - muối nitrat có lời giải (phần 1)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
- A Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag
- B Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
- C Mg(OH)2, NH3, CO2, Au
- D CaO, NH3, Au, FeCl2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
B. HNO3 không phản ứng được với Pt
C. HNO3 không phản ứng được với CO2, Au
D. HNO3 không phản ứng được với Au
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây dều cho sản phẩm là kim loại , khí nitơ đioxit và khí Oxi
- A Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
- B Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3
- C Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3
- D Hg(NO3)2, AgNO3
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 3 :
Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là
- A NO2
- B N2O
- C N2
- D NH3
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 4 :
Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do.
- A HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
- B HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
- C HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
- D HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 5 :
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng nhờ
- A Phản ứng tạo ra dung dịch màu xanh và khí không mùi làm xanh quỳ tím ẩm
- B Phản ứng tạo dung dịch màu vàng nhạt
- C Phản ứng tạo kết tủa màu xanh
- D Phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 6 :
Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc nguội là
- A Al, Fe
- B Ag, Fe
- C Pb, Ag
- D Pt, Au
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 7 :
Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là
- A SO2 và NO2
- B CO2 và SO2
- C SO2 và CO2
- D CO2 và NO2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
C + 4HNO3 → 2H2O + 4NO2 +CO2
6HNO3 + S → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Đáp án D
Câu hỏi 8 :
Tìm phản ứng nhiệt phân sai:
- A 2Zn(NO3)2 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) 2ZnO + 4NO2 + O2.
- B 2KNO3 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2.
- C 4AgNO3 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) 2Ag2O + 4NO2 + O2.
- D 2Mg(NO3)2 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) 2MgO + 4NO2 + O2.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về phản ứng nhiệt phân muối nitrat M(NO3)n:
- M = [K, Na, Ba, Ca] → Muối nitrit + O2
- M = [Mg, ..., Cu] → Oxit KL + NO2 + O2
- M = [Ag, ...) → KL + NO2 + O2
Lời giải chi tiết:
C sai vì: 2AgNO3 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) 2Ag + 2NO2 + O2.
Đáp án C
Câu hỏi 9 :
Phản ứng HNO3 tác dụng với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?
- A C.
- B Fe2O3.
- C Fe(OH)3.
- D CuO.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng oxi hóa - khử là: C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
(Trong đó: C0 → C+4 + 4e; N+5 + 1e → N+4)
Đáp án A
Câu hỏi 10 :
Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 sản phẩm thu được là:
- A K2O, O2.
- B KNO2, NO2.
- C KNO2, O2.
- D K2O, NO2.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về phản ứng nhiệt phân muối nitrat M(NO3)n:
- M = [K, Na, Ba, Ca] → Muối nitrit + O2
- M = [Mg, ..., Cu] → Oxit KL + NO2 + O2
- M = [Ag, ...) → KL + NO2 + O2
Lời giải chi tiết:
PTHH: 2KNO3 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Trong hợp chất HNO3 , nitơ có số oxi hóa là:
- A -3
- B +2
- C +3
- D +5
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Câu hỏi 12 :
Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch axit nitric thấy :
- A quỳ hóa xanh
- B quỳ hóa đỏ
- C quỳ không đổi màu
- D qùy chuyển đỏ rồi lại mất màu
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 13 :
Axit HNO3 đặc nguội tác dụng được với kim loại nào sau đây :
- A Al
- B Fe
- C Cr
- D Cu
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án : D
Lưu ý : Al, Fe, Cr thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
Câu hỏi 14 :
ion NO3− thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3 trong môi trường nào ?
- A Môi trường axit
- B Môi trường bazơ
- C Môi trường trung tính
- D Không môi trường nào
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Trong môi trường H+ ion NO3− thể hiện tính oxi hóa như HNO3. Điều này giúp để nhận biết ra ion NO3− .
Vd:
$$3Cu{\rm{ }} + {\rm{ }}8{H^ + } + {\rm{ }}2N{O_3}^ - {\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ }}3C{u^{2 + }}{\rm{ }} + {\rm{ }}2NO{\rm{ }} + {\rm{ }}4{H_2}O$$
Câu hỏi 15 :
Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được các chất là:
- A CuO, NO2 và O2
- B Cu, NO và O2
- C CuO và NO2
- D Cu và NO2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
$$2Cu{(N{O_3}{\rm{)}}_2}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ 2CuO + 4}}N{O_2}{\rm{ + }}{O_2} \uparrow $$
Câu hỏi 16 :
Nhiệt phân muối Ag NO3 thu được sản phẩm là:
- A Ag2O, NO2 và O2
- B Ag2O, N2O và O2
- C Ag2O, NO2
- D Ag, NO2 và O2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
$$AgN{O_3}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ Ag + }}N{O_2}{\rm{ + }}{1 \over 2}{O_2} \uparrow $$
Câu hỏi 17 :
Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?
- A $$KN{O_3}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ }}KN{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{1 \over 2}{O_2} \uparrow $$
- B $$2Cu{(N{O_3}{\rm{)}}_2}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ 2CuO + 4}}N{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2} \uparrow $$
- C $$4AgN{O_3}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ 2A}}{{\rm{g}}_2}{\rm{O + 4N}}{{\rm{O}}_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2} \uparrow $$
- D $$4Fe{(N{O_3}{\rm{)}}_3}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ 2F}}{{\rm{e}}_2}{{\rm{O}}_3}{\rm{ + 12N}}{{\rm{O}}_2} + {\rm{ 3}}{O_2} \uparrow $$
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
SỬA:
$$AgN{O_3}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ Ag + N}}{{\rm{O}}_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}{1 \over 2}{O_2} \uparrow $$
Câu hỏi 18 :
Nhiệt phân muối NH4NO3 ta thu được khí A và H2O. Vậy khí A là:
- A N2
- B N2O
- C NO2
- D O2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
$$N{H_4}N{O_3}{\rm{ }}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow {\rm{ }}{{\rm{N}}_2}{\rm{O }} + {\rm{ 2}}{{\rm{H}}_2}O$$
Câu hỏi 19 :
HNO3 tác dụng được với tập hợp tất các các chất nào trong các dãy sau:
- A BaO, CO2
- B NaNO3, CuO
- C Na2O, Na2SO4
- D Cu, MgO
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A sai do HNO3 không tác dụng với CO2
B sai do HNO3 không tác dụng với NaNO3
C sai do HNO3 không tác dụng với Na2SO4
D đúng
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Sơ đồ đúng để điều chế HNO3 trong công nghiệp là:
- A N2 → NO → NO2 → HNO3.
- B N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3.
- C N2 → NO → N2O5 → HNO3.
- D N2 → NH3 → NO → N2O5 → HNO3.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế HNO3 trong công nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ điều chế HNO3 trong công nghiệp là: N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3.
(1) N2 + 3H2 2NH3
(2) 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
(3) 2NO + O2 → 2NO2
(4) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Đáp án B
Câu hỏi 21 :
Kim loại nào sau đây tác không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng lại tác dụng được với dung dịch HNO3?
- A Al.
- B Zn.
- C Cu.
- D Ba.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
H2SO4 loãng chỉ phản ứng được với các KL đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của KL.
HNO3 phản ứng được với hầu hết các KL trừ Au, Pt.
Lời giải chi tiết:
Cu không phản ứng được với H2SO4 loãng nhưng có thể phản ứng được với HNO3.
Đáp án C
Câu hỏi 22 :
Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3. Vậy sản phẩm không thể có:
- A NO
- B NH4NO3
- C NO2
- D N2O5
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
N+5 trong HNO3 sẽ bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn chứ ko thể vẫn là +5 trong N2O5
Đáp án D
Câu hỏi 23 :
Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 thì không thể tạo ra hợp chất
- A N2O5.
- B NH4NO3.
- C NO2
- D NO.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
N2O5 nitơ có số oxi hóa + 5 cao nhất nên không thể là sản phẩm khử được
Đáp ánA
Câu hỏi 24 :
Cho phương trình: Mg + HNO3 -> Mg(NO3)2 + NO + NH4NO3 +H2O
Biết tỉ lệ mol NO : NH4NO3 là 1:1
Hệ số 2 muối nitrat của amoni và magiê là
- A 11:2
- B 2:11
- C 11:3
- D 3:11
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp:
=> đưa hệ số lên PT
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
11Mg + 28HNO3 11Mg(NO3)2 + 2NO+2NH4NO3 +10H2O
=> Tỉ lệ 2 muối nitrat của amoni và magiê là 2:11 => chọn B
Đáp án B.
Câu hỏi 25 :
Cho HNO3 đậm đặc vào than nung đỏ có khí bay ra là:
- A CO2
- B NO2
- C Hỗn hợp CO2 và NO2
- D N2
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
=> khí bay ra: CO2, NO2
Đáp án C.
Câu hỏi 26 :
Đâu là tính chất vật lí của HNO3
- A HNO3 là chất lỏng
- B Không màu, để lâu có màu vàng
- C Tan rất trong nước theo ( bất cứ theo tỉ lệ nào)
- D Cả A, B, C
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương pháp:
*Tính chất vật lí của HNO3
- Trạng thái: Chất lỏng (60%)
- Không màu, để lâu có màu vàng do HNO3 bị phân hủy
- Tan rất trong nước theo ( bất cứ theo tỉ lệ nào)
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
A. HNO3 là chất lỏng => đúng
B.Không màu, để lâu có màu vàng => đúng
C. Tan rất trong nước theo ( bất cứ theo tỉ lệ nào) => đúng
Đáp án D.
Câu hỏi 27 :
Cho phương trình
Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + NO2 +H2O
Biết tỉ lệ NO : NO2 là 3:1
Hệ số của Cu và HNO3 là
- A 7, 20
- B 5,14
- C 4,5
- D 2,10
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp:
=> Đặt vào phương trình
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
5Cu + 14HNO3 -> 5Cu(NO3)2 + 3NO +NO2 +7H2O
Đáp án B.
Câu hỏi 28 :
Cho các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa của HNO3
- A CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
- B Ca(OH)2 + 2HNO3→ Ca(NO3)2 + 2H2O
- C C+4HNO3→CO2+2H2O+4NO2
- D BaCO3 +2HNO3→ Ba(NO3)2 + H2O +CO2
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp:
Xác định số oxi hóa => phản ứng thể hiện tính oxi hóa mạnh của HNO3
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
=> không thay đổi số oxi hóa
=> không thay đổi số oxi hóa
=> HNO3 thể hiện tính oxi hóa oxi hóa
=> không thay đổi số oxi hóa
Đáp án C.
Câu hỏi 29 :
Nước cường toan là hỗn hợp chứa HCl và HNO3 với tỉ lệ là
- A 3:1
- B 2:1
- C 1:1
- D 3:2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
Nước cường toan là hỗn hợp chứa HCl và HNO3 với tỉ lệ là 3:1
Nước cường toan có thể hòa tan được vàng theo phương trình
2Au + 6HCl + 2HNO3 2AuCl3 + 2NO + 4H2O
Đáp án A.
Câu hỏi 30 :
Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch có chứa
- A Fe(NO3)3
- B Fe(NO3)3, HNO3
- C Fe(NO3)3
- D Fe(NO3)2, HNO3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp: HNO3 có tính oxi hóa mạnh => kim loại tác dụng với dd HNO3 chuyển lên mức oxi hóa cao nhất
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
Fe + 4HNO3(l) Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
=> dung dịch sau phản ứng : Fe(NO3)3, HNO3 dư
Đáp án B.
Câu hỏi 31 :
Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3. Vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
- A Chất khử
- B Môi trường
- C Chất xúc tác
- D Chất oxi hóa
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Đáp án D
Câu hỏi 32 :
Điều nào sau đây đúng khi nói về tính tan của muối nitrat
- A Tất cả muối nitrat đều tan
- B Tất cả các muối nitrat đều ít tan
- C Có một số muối tan, một số muối không tan
- D Muối nitrat của kim loại kiềm thổ đều không tan
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải
Tất cả các muối nitrat đều tan => chọn A
Đáp án A
Câu hỏi 33 :
Cho sơ đồ phản ứng: \(Fe{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^o}}}X + N{O_2} + {O_2}\). Chất X là
- A Fe3O4.
- B Fe(NO2)2.
- C FeO.
- D Fe2O3.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
\(4Fe{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2F{e_2}{O_3} + 8N{O_2} + {O_2}\)
Đáp án D.
Câu hỏi 34 :
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
- A (b).
- B (a).
- C (d).
- D (c).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Để ngăn khí độc ta dùng hóa chất phản ứng với khí đó tạo thành chất không độc.
Lời giải chi tiết:
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.
2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Đáp án D
Câu hỏi 35 :
Thuốc nổ đen là hỗn hợp
- A KNO3, C và S.
- B KNO3 và S.
- C KClO3, C và S.
- D KClO3 và S.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm KNO3, C và S.
Đáp án A
Câu hỏi 36 :
Trong các muối sau:AgNO3, Fe(NO3)2, NaNO3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Ca(NO3)2
Số muối nhiệt phân tạo oxit kim loại là
- A 5
- B 4
- C 3
- D 2
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nhiệt phân muối nitrat
- Nhiệt phân muối nitrat của kim loại K, Ba,Ca, Na…( kim loại tan) thì sản phẩm X là muối nitrit ( NO2-)
- Nhiệt phân muối nitrat của kim loại Mg → Cu thì sản phẩm X là oxit + NO2
Lưu ý: nhiệt phân muối Fe(NO3)2 thu được Fe2O3 ( không tạo ra FeO )
2Fe(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2
- Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu thì sản phẩm X là KL + NO2
Lời giải chi tiết:
Các muối nitrat nhiệt phân tạo oxit :Fe(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2
Đáp án C
Câu hỏi 37 :
Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
- A HNO3 có nhiệt độ sôi thấp ( 830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
- B HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
- C HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
- D Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A,C, D đúng
B sai vì HNO3 là axit mạnh, bị đẩy ra khỏi dung dịch muối do tính dễ bay hơi của HNO3
Đáp án B
Câu hỏi 38 :
Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
- A Zn
- B
Fe
- C
Al
- D
Ag
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học có khả năng tham gia phản ứng với HCl
Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A:
\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}\)
\(Zn + 4HN{O_3} \to Zn{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} + 2{H_2}O\)
Đáp án B:
\(F{\text{e}} + 2HCl \to F{\text{e}}C{l_2} + {H_2}\)
Fe không phản ứng với HNO3 đặc, nguội
Đáp án C:
\(2{\text{A}}l + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}\)
Al không phản ứng với HNO3 đặc, nguội
Đáp án D:
Ag không phản ứng với HCl
\(Ag + 2HN{O_3} \to AgN{O_3} + N{O_2} + {H_2}O\)
Đáp án A
Câu hỏi 39 :
Cho sơ đồ phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + X + H2O. X không thể là chất nào sau đây?
- A NO2
- B N2O5
- C NO
- D N2O
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử với Fe3O4 là chất khử và HNO3 là chất oxi hóa do đó N+5 có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử với Fe3O4 là chất khử và HNO3 là chất oxi hóa do đó N+5 có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
→ Phản ứng không thể sinh ra N2O5 vì nếu tạo N2O5 thì N có số oxh không thay đổi.
Đáp án B
Câu hỏi 40 :
Cho các kim loại sau: Mg, Al, Cu, Ag, Fe, Au, Zn, Ca. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là
- A 3
- B 4
- C 5
- D 6
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Au không tác dụng với cả HNO3 đặc nguội và đặc nóng
- Fe, Al, Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội vì bị thụ động
Lời giải chi tiết:
Kim loại tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là Mg, Cu, Ag, Zn, Ca.
Đáp án C
40 câu hỏi lý thuyết về axit nitric và muối nitrat hay nhất có đáp án và lời giải chi tiết (phần 2)
30 bài tập vận dụng về axit nitric - muối nitrat hay nhất có đáp án và lời giải chi tiết (phần 2)
30 bài tập vận dụng về kim loại tác dụng với axit nitric hay nhất có đáp án và lời giải chi tiết (phần 1)
20 bài tập vận dụng cao về axit nitric - muối nitrat hay nhất có đáp án và lời giải chi tiết (phần 3)
20 bài tập vận dụng cao về axit nitric - muối nitrat hay nhất có đáp án và lời giải chi tiết (phần 2)
20 bài tập vận dụng cao về axit nitric - muối nitrat hay nhất có đáp án và lời giải chi tiết (phần 1)
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập vận dụng về cracking ankan có lời giải
- 30 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải
- 20 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 15 câu hỏi lý thuyết về phản ứng hữu cơ có lời giải
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 30 bài tập vận dụng về cracking ankan có lời giải
- 15 câu hỏi lý thuyết về phản ứng hữu cơ có lời giải
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 1)
- 10 bài tập vận dụng cao về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải