30 bài tập lý thuyết về hidro clorua - axit clohidric - muối clorua có lời giải
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Nhận định nào sau đây là chính xác về HCl:
- A Khí hidro clorua tan kém trong nước.
- B Axit clohidric vừa có tính axit, tính oxi hoá lẫn tính khử.
- C Axit clohidric khó bay hơi.
- D Khí hidro clorua có đầy đủ tính chất hoá học của axit.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của HCl.
Lời giải chi tiết:
A sai vì HCl tan tốt trong nước
B đúng
C sai vì HCl dễ bay hơi
D sai vì dung dịch HCl trong nước mới có đầy đủ tính chất hóa học của axit.
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Phương trình điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
- A H2 + Cl2 -> HCl.
- B NaCl + H2SO4 -> NaHSO4 + HCl.
- C NaCl + H2O -> NaOH + HCl.
- D BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + HCl.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế HCl.
Lời giải chi tiết:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HCl bằng phương pháp cho NaCl tinh thể phản ứng với H2SO4 đặc, nóng:
NaCltt + H2SO4 đ,n→ NaHSO4 + HCl.
Đáp án B
Câu hỏi 3 :
Cho các chất: Cu, NaOH, Fe2O3, MnO2 và Fe lần lượt tác dụng với HCl. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
- A 2
- B 3
- C 4
- D 5
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của HCl
Lời giải chi tiết:
Các chất phản ứng: NaOH; Fe2O3; MnO2; Fe
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
MnO2 + 2HCl(đặc,nóng) → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Đáp án C
Câu hỏi 4 :
Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:
- A Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
- B Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
- C Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.
- D Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của HCl.
Lời giải chi tiết:
A đúng
B đúng vì khi hòa tan vào nước tạo dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
C sai vì HCl không hòa tan được Cu (đồng) mà chỉ hòa tan được các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của KL.
D đúng vì Cl- có khả năng nhường e thể hiện tính khử còn H+ có khả năng nhận e thể hiện tính oxi hóa.
Đáp án C
Câu hỏi 5 :
Tổng hệ số tối giản của phương trình: KMnO4 + HCl -> … là:
- A 34.
- B 35.
- C 36.
- D 37.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Viết các sản phẩm tạo thành của phản ứng
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{gathered}
x2\left( {\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} } \right) \hfill \\
x5\left( {2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to {{\mathop {Cl}\limits^0 }_2} + 2e} \right) \hfill \\
\end{gathered} \)
2KMnO4 + 16HClđặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Tổng hệ số tối giản của phương trình là: 2 + 16 + 2 + 2 + 5 + 8 = 35
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
- A H2 + Cl2 -> HCl.
- B AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3
- C NaCl(r) + H2SO4 (đ) -> NaHSO4 + HCl.
- D BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + HCl.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HCl bằng cách cho tinh thể NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc:
NaCl(r) + H2SO4 (đ) NaHSO4 + HCl
Đáp án C
Câu hỏi 7 :
Cho các phản ứng sau:
(1) NaOH + HCl -> NaCl + H2O.
(2) K2CO3 + HCl -> KCl + CO2 + H2O.
(3) MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O.
(4) KMnO4 + HCl -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
(5) Fe + HCl -> FeCl2 + H2.
(6) HCl + CuO -> CuCl2 + H2O.
Số phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 6
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Chất oxi hóa là chất nhận electron => số oxi hóa giảm
Cl đạt số oxi hóa thấp nhất nên không còn khả năng nhận e
=> H nhận e để lên xuống mức oxi hóa thấp hơn (tạo thành H2)
Lời giải chi tiết:
Phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
(5) Fe + HCl → FeCl2 + H2.
Đáp án A
Câu hỏi 8 :
Oxit nào sau đây có thể làm khô khí HCl
- A CuO
- B P2O5
- C CO2
- D CO
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chất có thể làm khô khí HCl là chất có khả năng hút nước và không phản ứng với HCl
Lời giải chi tiết:
Chất có thể làm khô khí HCl là chất có khả năng hút nước và không phản ứng với HCl đó là P2O5.
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Axit HCl có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, Ag2SO4, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2
- A 6
- B 7
- C 8
- D 9
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của axit HCl.
Lời giải chi tiết:
6 HCl +2 Al → 2AlCl3 + 3H2
2 HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2 H2O
2 HCl + FeS → FeCl2 + H2S
6 HCl + Fe2O3 → 2 FeCl3 + 3 H2O
2 HCl + Ag2SO4 → 2 AgCl + H2SO4
2 HCl + K2O → 2 KCl + H2O
2 HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
Đáp án B
Câu hỏi 10 :
Chất nào sau đây không dùng để làm khô khí HCl
- A P2O5
- B NaOH rắn
- C H2SO4 đậm đặc
- D CaCl2 khan
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Nguyên tắc làm khô là không được phản ứng với chất cần làm khô
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc làm khô là không được phản ứng với chất cần làm khô
NaOH phản ứng được với HCl nên ta không thể dùng NaOH rắn làm khô khí HCl.
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Chất nào sau đây tan rất tốt trong H2O?
- A O2.
- B N2.
- C CO2.
- D HCl.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 12 :
Trong phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HCl, thì :
- A Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
- B Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử.
- C Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.
- D SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chất khử là chất nhường e, chất oxi hóa là chất nhận e.
Lời giải chi tiết:
\({\mathop {Cl}\limits^0 _2} + 2e \to 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \) => Cl2 là chất oxi hóa
\(\mathop S\limits^{ + 4} - 2e \to \mathop S\limits^{ + 6} \) => SO2 là chất khử
Đáp án B
Câu hỏi 13 :
Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
- A 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- B 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
- C HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
- D 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Lời giải chi tiết:
Ở phản ứng: HCl + Mg → MgCl2 + H2 ta thấy HCl nhận e nên là chất oxi hóa:
2H+ + 2e → H2
Đáp án B
Câu hỏi 14 :
Dung dịch HCl có thể phản ứng với tất cả ion hay các chất rắn nào dưới đây
- A Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO, Ag
- B OH- , CO32-, Na+, K+
- C HSO3- , HCO3-, S2- , AlO2-
- D CaCO3, NaCl, Ba(HCO3)2
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Ghi nhớ lại TCHH của HCl
+ làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
+ tác dụng với oxit bazo, bazo
+ Tác dụng với kim loại (đứng trước H)
+ Tác dụng với muối
Lời giải chi tiết:
A có Ag không phản ứng với HCl
B có Na+, K+ không tác dụng với HCl
C phản ứng hết với HCl
D có NaCl không phản ứng
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua:
- A Fe.
- B Ag.
- C Cu.
- D Zn.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Trong các kim loại ta thấy chỉ có Zn thỏa mãn (Zn2+)
- Ag, Cu không phản ứng với HCl
- Fe tạo Fe2+ (HCl) và Fe3+ (Cl2)
Đáp án D
Câu hỏi 16 :
Kim loại nào sau đây khi tác dụng với Cl2 và axit HCl đều tạo ra cùng một loại hợp chất?
- A Fe.
- B Mg.
- C Ag.
- D Cu.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Kim loại tác dụng với Cl2 và axit HCl đều cùng tạo ra một loại hợp chất là kim loại chỉ có 1 hóa trị trong hợp chất. Từ đó ta tìm được kim loại phù hợp.
Lời giải chi tiết:
-Với kim loại Fe ta có:
2Fe+ 3Cl2 → 2FeCl3
Fe+ 2HCl → FeCl2+ H2
-Với kim loại Mg ta có:
Mg + Cl2 →MgCl2
Mg + 2HCl → MgCl2+ H2
- Kim loại Ag và Cu không tác dụng với HCl.
Vậy Mg khi tác dụng với Cl2 và axit HCl đều tạo ra cùng một loại hợp chất.
Đáp án B
Câu hỏi 17 :
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ?
- A 2Fe + 3Cl2 → FeCl3.
- B NaOH + HCl → NaCl + H2O.
- C 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
- D MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là phản ứng trong đó số oxi hóa của Cl tăng.
Lời giải chi tiết:
Trong phản ứng: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O, nguyên tố Cl có số oxi hóa tăng từ -1 lên 0 nên chứng tỏ HCl có tính khử.
Đáp án D
Câu hỏi 18 :
Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của HCl
- A Ít tan trong nước.
- B Khí không màu.
- C Nặng hơn không khí.
- D Mùi xốc.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của HCl để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Khí hidro clorua tan nhiều trong nước, không màu, nặng hơn không khí, mùi xốc.
Vậy nhận định không đúng là nhận định A.
Đáp án A
Câu hỏi 19 :
Khí hiđroclorua có thể điều chế đươc bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
- A H2O.
- B Xút.
- C Axit H2SO4 loãng.
- D Axit H2SO4 đặc.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế khí hiđroclorua.
Lời giải chi tiết:
Khí hiđroclorua có thể điều chế được bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với: Axit H2SO4 đặc.
PTHH xảy ra:
\(\begin{gathered}
NaCl + {H_2}S{O_{4{\text{dac}}}}\xrightarrow{{ \leqslant {{250}^0}C}}NaHS{O_4} + HCl \hfill \\
2NaCl + {H_2}S{O_{4{\text{dac}}}}\xrightarrow{{ \geqslant {{400}^0}C}}N{a_2}S{O_4} + 2HCl \hfill \\
\end{gathered} \)
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua kim loại?
- A Mg.
- B Ag.
- C Cu.
- D Fe.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết phương trình hóa học với từng kim loại để xác định.
Lời giải chi tiết:
Ag và Cu không tác dụng với dung dịch HCl loãng vì đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Với Mg thì:
Mg + Cl2 → MgCl2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.
Với kim loại Fe thì:
Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2
2Fe + 3Cl2 →2FeCl3
Vậy kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua kim loại.
Đáp án A
Câu hỏi 21 :
Khí hidroclorua có thể điều chế được bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
- A Xút
- B Axit H2SO4 loãng
- C H2O
- D Axit H2SO4 đặc, đun nóng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Khí hidroclorua có thể điều chế được bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với axit H2SO4 đặc, đun nóng.
PTHH:
\(\begin{gathered}
NaCl + {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{{{250}^0}C}}NaHS{O_4} + HCl \hfill \\
2NaCl + {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{{{400}^0}C}}N{a_2}S{O_4} + 2HCl \hfill \\
\end{gathered} \)
Đáp án D
Câu hỏi 22 :
Trong các chất sau, dãy nào gồm các chất đều tác dụng với HCl?
- A AgNO3, MgCO3, BaSO4
- B Al2O3, KMnO4, Cu
- C CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2
- D Fe, CuO, Ba(OH)2
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của axit HCl để lựa chọn dãy chất đều tác dụng được với HCl.
Lời giải chi tiết:
- Dãy A: BaSO4 không tan trong dung dịch axit HCl nên loại đáp án A.
- Dãy B: Cu không tác dụng với dung dịch axit HCl nên loại đáp án B.
- Dãy C: H2SO4 không tác dụng với dung dịch axit HCl nên loại đáp án C.
- Dãy D: cả 3 chất đều tác dụng với dung dịch axit HCl.
Các PTHH xảy ra là:
Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Đáp án D
Câu hỏi 23 :
Để phân biệt 2 bình mất nhãn chứa 2 dung dịch axit riêng biệt HCl loãng và H2SO4 loãng, thuốc thử sử dụng là:
- A Ba
- B Cu
- C Zn
- D Al
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Lựa chọn hóa chất mà dấu hiệu tạo thành khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Không lựa chọn Cu vì cả 2 axit đều không phản ứng.
- Không lựa chọn Zn và Al vì hiện tượng giống nhau: kim loại tan, xuất hiện khí.
- Chọn thuốc thử là Ba vì:
Nếu chất nào làm kim loại tan ra, xuất hiện kết tủa trắng, sủi bọt khí là H2SO4.
Nếu chất nào làm kim loại tan ra, không xuất hiện kết tủa là HCl.
PTHH xảy ra:
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2
Đáp án A
Câu hỏi 24 :
Chất nào sau đây không thể dùng làm khô chất khí hidro clorua?
- A dung dịch H2SO4 đặc
- B CaCl2 khan
- C NaOH rắn
- D P2O5
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc lựa chọn 1 chất dùng để làm khô: có khả năng hút nước và không tác dụng với chất cần làm khô.
Lời giải chi tiết:
Không dùng NaOH rắn để làm khô chất khí hidro clorua vì xảy ra phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Đáp án C
Câu hỏi 25 :
Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là
- A 2HCl + Zn \(\xrightarrow{{}}\) ZnCl2 + H2
- B 2HCl + Mg(OH)2 \(\xrightarrow{{}}\) MgCl2 + 2H2O
- C MnO2 + 4HCl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
- D 2HCl + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuCl2 + H2O
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là phản ứng trong đó số oxi hóa của H hoặc Cl tăng sau phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Ta thấy số oxi hóa Cl tăng từ -1 lên 0 nên HCl có tính khử.
Đáp án C
Câu hỏi 26 :
Cho thí nghiệm về tính tan của khi HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt dung dịch quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
- A Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
- B Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh.
- C Nước phun vào bình và vẫn có màu tím.
- D Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của axit HCl làm đổi màu chỉ thị.
Lời giải chi tiết:
Nước phun bào bình và dung dịch quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Đáp án A
Câu hỏi 27 :
Cho các phản ứng sau:
(1) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
(3) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
(4) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Các phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
- A (2) và (3).
- B (1) và (2).
- C (1) và (4).
- D (3) và (4).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Chất khử là chất nhường electron
- Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Lời giải chi tiết:
(1) HCl là chất khử
(2) HCl là chất oxi hóa
(3) HCl là chất oxi hóa
(4) HCl là chất khử
Đáp án A
Câu hỏi 28 :
Cho dãy các kim loại: K, Ag, Mg, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
- A 1
- B 4
- C 3
- D 2
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học có khả năng tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối và khí H2.
Lời giải chi tiết:
Những kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là K, Mg, Al
Đáp án C
Câu hỏi 29 :
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
- A Cu
- B Al
- C Mg
- D Na
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tác dụng được với dung dịch HCl.
Lời giải chi tiết:
Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tác dụng được với dung dịch HCl.
Do đó kim loại Cu không tác dụng với dung dịch HCl.
Đáp án A
Câu hỏi 30 :
Cho các phản ứng:
(1) 2HCl + Fe -> FeCl2 + H2.
(2) HCl + NaOH -> NaCl + H2O.
(3) 4HCl + MnO2 -> MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(4) 2HCl + Na2CO3 -> 2NaCl + CO2 + H2O.
Số phản ứng axit clohidric (HCl) thể hiện tính khử là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Chất khử là chất nhường electron => số oxi hóa tăng
H đạt số oxi hóa cao nhất nên không còn khả năng nhường e
=> Cl nhường e để lên mức oxi hóa cao hơn
Xác định số oxi hóa của Cl trước và sau phản ứng từ đó chọn ra phản ứng mà HCl thể hiện tính khử.
Lời giải chi tiết:
(1) Số oxi hóa của Cl không đổi (-1)
(2) Số oxi hóa của Cl không đổi (-1)
(3) Cl- → Cl0 ( có sự tăng số oxi hóa)
(4) Số oxi hóa của Cl không đổi (-1)
Đáp án A
30 câu hỏi lý thuyết về hidro clorua - axit clohidric - muối clorua có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận
20 bài tập vận dụng về axit clohidric có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận
20 bài tập vận dụng về axit clohidric (phần 2) có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải