20 bài tập vận dụng về axit clohidric có lời giải (phần 1)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch axit clohidric dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:

    

  • A  2,8 gam.    
  • B 5,6 gam.     
  • C 8,4 gam.      
  • D 11,2 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

=> nFe = nH2 = 0,1 mol

=> m = 0,1.56 = 5,6 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Hoà tan 10 gam hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng Cu có trong hỗn hợp là:

  • A 44%.  
  • B 56%.    
  • C 64%.  
  • D  36%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cu không phản ứng với HCl.

Lời giải chi tiết:

Chỉ có Fe phản ứng :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

=> nFe = nH2 = 0,1 mol => mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

=> mCu = 10 - 5,6 = 4,4g => %mCu = (4,4/10).100% = 44%

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hoà tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp X là:

            

  • A 49,1%.   
  • B 59,9%.          
  • C 24,5%.   
  • D 75,5%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết và tính toán theo PTHH:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Al  + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

Lời giải chi tiết:

Đặt số mol Fe = x (mol), số mol Al = y (mol)

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑  (1)

(mol)    x                              → x

            2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑  (2)

(mol)    y                                 → 1,5y

nH2(đktc) = 8,96 : 22,4 = 0,4 (mol)

Theo PTHH (1): nH2(1) = nFe= x(mol)

 Theo PTHH (2): nH2(2) = 3/2 nAl = 3/2.y = 1,5y (mol)

Tổng số mol H2 là: x + 1,5y = 0,4 (I)

Khối lượng hh kim loại là: mFe + mAl = 11 → 56x + 27y = 11 (II)

Bấm máy tính giải hệ (I) và (II) ta được: x = 0,1 và y = 0,2

→ nFe = 0,1 (mol) và nAl = 0,2 (mol)

Phần trăm khối lượng của Al trong hh là: \(\% {m_{Al}} = \frac{{{m_{Al}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = \frac{{0,2.27}}{{11}}.100\%  = 49,09\% \)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hoà tan hoàn toàn 18,6 gam hỗn hợp Y gồm Fe và Al2O3 bằng 1 lít dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • A 143,5 gam.      
  • B 151,6 gam
  • C 129,15 gam
  • D 108 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

AlCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Al(NO3)3

3FeCl2 + 4HCl + 10AgNO3 → Fe(NO3)3 + 10AgCl↓ + NO + 2H2O

FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓ 

Chất rắn sau phản ứng gồm Ag và AgCl.

Lời giải chi tiết:

nHCl = VHCl­× CM = 1×1 = 1 (mol)

\({n_{{H_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{{H_2}(dktc)}}}}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\)

PTHH:  Fe  +  2HCl →  FeCl2 + H2↑  (1)

(mol)  0,15 ←  0,3   ←   0,15 ← 0,15

           Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O  (2)

(mol)   0,1   ← 0,6    ← 0,2

Theo PTHH (1): nFe = nFeCl2 = nH2 = 0,15 (mol)

→ mFe = nFe × MFe = 0,15×56 = 8,4 (g)

→ mAl2O3 = mhh Y – mFe = 18,6 – 8,4 = 10,2 (g)

\( \to {n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{{{m_{A{l_2}{O_3}}}}}{{{M_{A{l_2}{O_3}}}}} = \frac{{10,2}}{{102}} = 0,1\,(mol)\)

Theo PTHH (2): nHCl(2) = 6nAl2O3 = 6.0,1 = 0,6 (mol)

Theo PTHH (1): n­HCl(1) = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 (mol)

→ ∑nHCl(1)+(2) = 0,6 + 0,3 = 0,9 (mol)

→ nHCl dư = nHCl bđ – nHCl pư = 1 – 0,9 = 0,1 (mol)

dd Z thu được sau phản ứng gồm \(\left\{ \begin{array}{l}AlC{l_3}:0,2\,(mol)\\FeC{l_2}:0,15\,(mol)\\HCl\,du:0,1\,(mol)\end{array} \right.\)

Cho dd Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư có pư

PTHH: AlCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Al(NO3)3  (3)

(mol)    0,2                       → 0,6

            3FeCl2 + 4HCl + 10AgNO3 → Fe(NO3)3 + 10AgCl↓ + NO + 2H2O  (4)

bđầu    0,15        0,1

pư       0,075← 0,1                                                → 0,25

sau      0,075      0                                                       0,25

Sau pư (4) FeCl2 vẫn dư nên tiếp tục pư với AgNO3

          FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓  (5)

(mol) 0,075                                         → 0,15  → 0,075

Vậy kết tủa thu được gồm: \(\left\{ \begin{array}{l}AgCl:0,6 + 0,25 + 0,15\, = 1\,(mol)\\Ag:0,075\,(mol)\end{array} \right.\)

→ mkết tủa = mAgCl + mAg = 1.143,5 + 0,075.108 = 151,6 (g)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hoà tan hoàn toàn 2,8 một kim loại R có hoá trị II bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là:

     

  • A Fe.    
  • B  Al.         
  • C Cu.   
  • D Mg.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

R + 2HCl → RCl2 + H2

=> nH2 = nR = ?

=> MR = mR : nR

Lời giải chi tiết:

R + 2HCl → RCl2 + H2

=> nH2 = nR = 0,05 mol

=> MR = 2,8 : 0,05 = 56g (Fe)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hoà tan hoàn toàn 3,25 gam một kim loại R chưa rõ hoá trị trong dd HCl, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là:

   

  • A  Fe.    
  • B  Zn.      
  • C Al.  
  • D Na.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giả sử hóa trị của R là n

R + nHCl → RCln + 0,5nH2

=> nR = nH2/(0,5n) = 0,1/n

=> MR = 32,5n

Biện luận các giá trị n = 1; n = 2; n = 3

Lời giải chi tiết:

\({n_{{H_2}(dktc)}} = {{1,12} \over {22,4}} = 0,05\,(mol)\)

Giả sử hóa trị của R là n

R + nHCl → RCln + 0,5nH2

Theo PTHH ta có: \({n_R} = {1 \over {0,5n}}.{n_{{H_2}}} = {1 \over {0,5n}}.0,05 = {{0,1} \over n}(mol)\)

Ta có:

\(\eqalign{
& {n_R} \times {M_R} = {m_R} \cr
& \Rightarrow {{0,1} \over n} \times {M_R} = 3,25 \cr
& \Rightarrow {M_R} = 32,5n \cr} \)

Vì hóa trị của kim loại thường là 1,2,3 nên ta có:

Vậy n = 2 thì MR = 65 (Zn)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?

            

  • A Al2O3.  
  • B CaO.   
  • C CuO.  
  • D FeO.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giả sử oxit kim loại là R2On (n là hóa trị của R)        

                R2On + 2nHCl → 2RCln + nH2O

(g)        (2R+16n)                2.(R + 35,5n)

(g)        5,6                         11,1

=> 11,1.(2R + 16n) = 5,6.2(R + 35,5n)

=> Mối quan hệ giữa R và n. Thay các giá trị n = 1, 2, 3 vào và chọn giá trị R phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Giả sử oxit kim loại là R2On (n là hóa trị của R)        

                R2On + 2nHCl → 2RCln + nH2O

(g)        (2R+16n)                2.(R + 35,5n)

(g)        5,6                         11,1

=> 11,1.(2R + 16n) = 5,6.2(R + 35,5n)

=> R = 20n

Với n = 2 thì R = 40 => Ca

Vậy oxit là CaO

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là:

         

  • A 0,56 l.      
  • B 5,6 l.     
  • C  4,48 l.   
  • D 8,96 l.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH: 2KMnO4 + 16HClđặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Lời giải chi tiết:

2KMnO4 + 16HClđặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

=> nCl2 = 2,5nKMnO4 = 0,25 mol

=> VCl2 = 5,6 lít

Chú ý: HS cũng có thể làm nhanh theo phương pháp bảo toàn e:

Mn+7 + 5e → Mn+2

Cl-1 - 2e → Cl2

BTe: 2nCl2 = 5nKMnO4 => nCl2 = 2,5nKMnO4 = 0,25 mol

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

  • A 11,10 gam. 
  • B 13,55 gam. 
  • C 12,20 gam.  
  • D  15,80 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tổng quát: RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O

=> nCO2 = nRCO3 = nCO3 = nRCl2

=> mmuối sau = mRCl2 = mR + mCl(muối) = mRCO3 – mCO3 + mCl (muối)

Lời giải chi tiết:

Tổng quát: RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O

=> nCO2 = nRCO3 = nCO3 = nRCl2 = 0,1 mol

=> mmuối sau = mRCl2 = mR + mCl(muối) = mRCO3 – mCO3 + mCl (muối)

=> mmuối sau = 10 – 60.0,1 + 2.0,1.35,5 = 11,1g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là

  • A 67,72.  
  • B 46,42.
  • C  68,92 .
  • D 47,02.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tổng quát với kim loại M hóa trị n:

            M + nHCl → MCln + 0,5nH2

Bảo toàn khối lượng: mKL + mHCl = mmuối + mH2

Lời giải chi tiết:

Tổng quát với kim loại M hóa trị n:

            M + nHCl → MCln + 0,5nH2

=> nHCl = 2nH2 = 2.0,6 = 1,2 mol

(HS cũng có thể làm nhanh theo bảo toàn nguyên tố H để tìm được mối liên hệ: nHCl = 2nH2 mà không cần viết PTHH)

Bảo toàn khối lượng: mKL + mHCl = mmuối + mH2

=> mmuối = 67,72g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là

  • A 10,38gam.   
  • B 20,66gam.       
  • C 30,99gam. 
  • D  9,32gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cách 1: Viết PTHH và sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng

Cách 2: Tổng quát: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

=> nCO2 = nCO3 = ½ nH+ = ½ n Cl

=> mmuối sau = mmuối Cl = mKL + mCl(muối) = mmuối CO3 – mCO3 + mCl (muối)

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

PTHH: ACO3 + 2HCl → ACl2 + CO2↑ + H2O

            B2(CO3)3 + 6HCl → 2BCl3 + 3CO2↑ + 3H2O

\({n_{C{O_2}(dktc)}} = \frac{{0,672}}{{22,4}} = 0,03\,(mol)\)

Theo 2 PTHH trên ta thấy: ∑nHCl = 2∑nCO2 = 2.0,03 = 0,06 (mol)

 ∑nH2O = ∑ nCO2 = 0,03 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có:

mACO3+ B2(CO3)3 + mHCl = mACl2 + BCl3 + mCO2 + mH2O

→ 10,05 + 0,06.36,5 = m + 0,03.44 + 0,03.18

→ 12,24 = m + 1,86

→ m = 12,24 – 1,86 = 10,38 (g) 

Cách 2:

Tổng quát: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

=> nCO2 = nCO3 = ½ nH+ = ½ n Cl = 0,03 mol

=> mmuối sau = mmuối Cl = mKL + mCl(muối) = mmuối CO3 – mCO3 + mCl (muối)

=> mmuối sau = 10,05 – 60.0,03 + 2.0,03.35,5 = 10,38g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

           

  • A 26%, 54%, 20%.      
  • B 20%, 55%, 25%.
  • C  19,6%, 50%, 30,4%.     
  • D 19,4%, 26,2%, 54,4%.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Chỉ có Al và Fe phản ứng, Cu không phản ứng. Chất rắn sau phản ứng là Cu.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Lời giải chi tiết:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Vì Cu không tan nên mCu = 2g

=> %mCu = 19,4%

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0 gam. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là:

  • A 2,7 gam và 1,2 gam    
  • B 5,4 gam và 2,4 gam  
  • C 5,8 gam và 3,6 gam   
  • D 1,2 gam và 2,4 gam

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật tăng, giảm khối lượng mdd tăng = mkim loại thêm vào - mkhí, kết tủa

Lời giải chi tiết:

Gọi số mol của Al, Mg lần lượt là x, y (mol)

Ta có phương trình: \(27x + 24y = 7,8(g)$$ (1)

Sơ đồ phản ứng: \((Al,Mg) + HCl \to (AlC{l_3},MgC{l_2}) + {H_2}\)

Áp dụng định luật tăng, giảm khối lượng, ta có:

mdd tăng = mkim loại thêm vào – mhiđro

\(\eqalign{ & \Leftrightarrow {m_{{H_2}}} = 7,8 - 7 = 0,8(g) \cr & \Rightarrow {n_{{H_2}}} = 0,4(mol) \cr} \)

Các quá trình cho – nhận e:

\(\eqalign{ & Al \to A{l^{3 + }} + 3e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2{H^ + } + 2e \to H_2^0 \cr & x\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\,\,3x\;\;\left( {mol} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\,\,\,\,\,0,8\;\;\,\,\,\,0,4\;\;\;\left( {mol} \right) \cr} \)

\(\eqalign{ & Mg \to M{g^{2 + }} + 2e \cr & \;y\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;2y\;\;\;\;\;\left( {mol} \right) \cr} \)

Áp dụng định luật bảo toàn e:

\(3x + 2y = 0,8\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình sau:

\(\left\{ \matrix{ 3x + 2y = 0,8 \hfill \cr 27x + 24y = 7,8 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = 0,2(mol) \hfill \cr y = 0,1(mol) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {m_{Al}} = 5,4(gam) \hfill \cr {m_{Mg}} = 2,4(gam) \hfill \cr} \right.\)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Từ dung dịch HCl 20%, có khối lượng riêng 1,198 g/ml, muốn pha thành dung dịch HCl 2M thì phải pha loãng bao nhiêu lần? 

  • A

    6,56 lần                  

  • B

    3,28 lần                  

  • C

    10 lần                     

  • D

    13,12 lần

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

\(C\%  = \frac{{{C_M}\,.\,M}}{{10\,.\,D}}\, =  > \,{C_M}\, = \,\frac{{C\% \,.\,10\,.\,D}}{M} = \frac{{20\,.\,10\,.\,1,198}}{{36,5}} = 6,56M\)
Theo đề bài pha loãng dung dịch thành dd 2M

=> Số lần = 6,56 : 2 = 3,28 lần

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho 30,25 gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 1 gam H2. Khối lượng thu được sau phản ứng là:

  • A 65,75 gam                          
  • B 11,2 gam                             
  • C 56,57 gam                         
  • D 31,25 gam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 

m kim loại   + m axit  = m muối  + m H2

bảo toàn nguyên tố H: n H2.2 = n HCl

Lời giải chi tiết:

n H2 = 1: 2 = 0,5 mol

bảo toàn nguyên tố H: n H2.2 = n HCl  = 0,5. 2 = 1 mol  => m HCl  = 36,5 g

m kim loại   + m axit  = m muối  + m H2

=> 30,25 + 36,5 = m muối + 1

=> m muối = 65,75 g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức oxit đó là: 

  • A Fe2O3
  • B MgO
  • C Al2O3
  • D CuO

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

nO=0,5nH+=0,04 mol=>mO=0,64 gam=>mM=3,2-0,64=2,56

Giả sử CT oxit là M2On

mM/mO=2M/16n=2,56/0,64=>M=32n

n=2 => M=64 (CuO)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho 3,2 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). X và Y là

  • A Be và Mg
  • B Mg và Ca                     
  • C B và Al            
  • D Na và Rb

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Gọi kí hiệu chung của 2 KL là M

M + 2HCl → MCl2 + H2

nM = nH2 = ? => M trung bình = mM : nM = ? => X, Y

Lời giải chi tiết:

Gọi kí hiệu chung của 2 KL là M

M + 2HCl → MCl2 + H2

Theo PTHH: nM = nH2 = 0,1 mol

=> 24 (Mg) < Mtb = 3,2 / 0,1 = 32 < 40 (Ca)

Vậy 2 kim loại là Mg và Ca

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Hòa tan hoàn toàn 20,0 gam hỗn hợp hai kim loại đều đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là   

  • A 40g      
  • B 34,2g
  • C 26,8g
  • D 24,8g

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

nH2 = 0,2 mol

BTNT “H”: nHCl = 2nH2 = 0,4 mol

BTKL: m muối = m KL + mHCl – mH2 = 20 + 0,4.36,5 – 0,2.2 = 34,2 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là

  • A Mg
  • B Na
  • C K
  • D Li

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết PTHH ta thấy: nKL = 2nH2 => MKL => Tên KL

Lời giải chi tiết:

nH2 = 0,05 mol

nKL = 2nH2 = 0,1 mol

=> MKL = 3,9 : 0,1 = 39. Vậy kim loại đó là K

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho 4,4 g hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí H2(đktc). Hai kim loại là?

  • A Ca, Sr
  • B Be, Mg            
  • C Mg, Ca
  • D Sr, Ba

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết PTHH nhận thấy nKL = nH2

=> Mtb => 2 KL

Lời giải chi tiết:

Gọi công thức chung 2 kim loại là M.

M + 2HCl → MCl2 + H2

Ta thấy: nKL = nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

=> 24 (Mg) < Mtb = 4,4 : 0,15 = 29,33 < 40 (Ca)

Vậy 2 kim loại đó là Mg và Ca.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.