20 bài tập vận dụng về axit sunfuric đặc (phần 2) có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Dùng 300 tấn quặng pirit (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất axit H2SO4  có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng axit H2SO4 98% thu được là

  • A 320 tấn   
  • B 335 tấn   
  • C 350 tấn  
  • D 360 tấn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sơ đồ sản xuất H2SO4 từ FeS2 : FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ : FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

=> Theo lý thuyết thì: m H2SO4 = 0,8.300.2.98/120 = 392 tấn

 Thực tế thì m dd H2SO4 98% = 392.0,9.100/98 = 360 tấn

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H2­SO4 0,5mol/L, phản ứng vừa đủ. % khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là

  • A 57%  
  • B 62%       
  • C 69%   
  • D 73%

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đặt nZnSO4 = x và nCuSO4 = y (mol)

Lập hệ 2 phương trình theo ẩn x, y:

- Khối lượng của Zn và CuO

- Số mol gốc SO42-: nSO4 = n H2SO4 

Lời giải chi tiết:

Đặt nZnSO4 = x và nCuSO4 = y (mol)

=> 65x + 80y = 21 (1)

nSO4 = n H2SO4 => x + y = 0,3 mol (2)

=> x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

=> %mZn = 62%

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho m gam Cu kim loại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 56 gam muối sunfat và V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Giá trị của m và V là

  • A 22,4 gam và 3,92 lít.
  • B 22,4 gam và 7,84 lít.
  • C 44,8 gam và 3,92 lít.
  • D 44,8 gam và 7,84 lít.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Xác định các nguyên tố thay đổi số oxi hóa: Cu0 → Cu+2, S+6 → S+4

- Muối là CuSO4, \({n_{Cu}} = {n_{C{u^{2 + }}}} = {n_{CuS{O_4}}}\)

- Viết quá trình trao đổi electron, áp dụng bảo toàn electron tìm được số mol của SO2

Lời giải chi tiết:

\({n_{CuS{O_4}}} = \frac{{56}}{{160}} = 0,35\,\,(mol)\)

           Cu0 → Cu+2 + 2e                                       S+6 + 2e → S+4 (SO2)

(mol) 0,35 ← 0,35 → 0,7                             (mol)        2x ← x

BT e: 2x = 0,7  → x = 0,35 (mol)

→VSO2(đktc) = 0,35.22,4 = 7,84 (l) và m = mCu = 0,35.64 = 22,4 (g)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho m gam Zn tan vào H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít hỗn hợp hai khí H2S và SO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5. Tính giá trị của m.

  • A 97,5.
  • B 39.
  • C 9,75.
  • D 48,75.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Lập hệ phương trình tìm được số mol mỗi khí theo số mol và M

- Viết quá trình trao đổi electron, áp dụng bảo toàn e tìm số mol Zn và m.

Lời giải chi tiết:

Đặt số mol của H2S và SO2 lần lượt là x và y

\({n_{hh(dktc)}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3\,(mol)\)

Mhh = 24,5.2 = 49 (g/mol) → mhh = nhh. Mhh = 0,3.49=14,7(g)

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}nhh = x + y = 0,3\\mhh = 34x + 64y = 14,7\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,15 = {n_{{H_2}S}}\\y = 0,15 = {n_{S{O_2}}}\end{array} \right.\)

           Zn0 → Zn+2 + 2e                             S+6 + 2e → S+4

(mol)  a                 → 2a                  (mol)         0,3 ← 0,15

BT e: 2a = 0,3 + 1,2 → a = 0,75 → mZn = 0,75.65 = 48,75 (g)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Khi cho 7,2 gam Mg kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được 1,68 lít khí X (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Vậy X là

  • A SO2.
  • B S.
  • C H2S.
  • D SO2, H2S.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Viết quá trình trao đổi electron, tìm số mol e trao đổi và số e do S+6 nhận → tìm được sản phẩm khử thích hợp

Lời giải chi tiết:

           Mg0 → Mg+2 + 2e                          S+6 +   ae   →   S6-a

(mol)  0,3               → 0,6                (mol)         0,075a ← 0,075

BT e: 0,075a = 0,6 → a = 8→ Sản phẩm khử là H2S

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hòa tan hoàn toàn 13 gam một kim loại R hóa trị II vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc). Kim loại đã dùng là

  • A Mg.
  • B Cu.
  • C Zn.
  • D Fe.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Kim loại có hóa trị II tức là trong hợp chất nó có số oxi hóa +2

- Viết quá trình trao đổi e, tìm được số mol và MR

Lời giải chi tiết:

\(n_{S{O_2}(dktc)}^{} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,(mol)\)

            R0 → R+2 + 2e                               S+6   +    2e → S+4

(mol)  0,2  ←         0,4                     (mol)            0,4 ← 0,2

BTe: nR nhường = nS+6 nhận = 2.0,2 = 0,4 (mol)

Có: \({M_R} = \frac{{{m_R}}}{{{n_R}}} = \frac{{13}}{{0,2}} = 65(Zn)\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hòa tan hoàn toàn 16,8 gam một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc). Kim loại đã dùng là

  • A Mg.
  • B Cu.
  • C Zn.
  • D Fe.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Giả sử M có hóa trị n thì trong hợp chất nó có số oxi hóa +n

- Viết quá trình trao đổi e, tìm quan hệ giữa M và n (n có giá trị 1, 2 hoặc 3)

Lời giải chi tiết:

Giả sử M có hóa trị n

Quá trình nhường e

         M0 → M+n + ne

(mol) x              → nx

Quá trình nhận e

          S+6   +    2e    →    S+4

(mol)             0,9   ←  0,45

BT e: nx = 0,9  \( \Rightarrow x = \frac{{0,9}}{n}\)

\(co:{n_M}.{M_M} = {m_M} \to \frac{{0,9}}{n}{M_M} = 16,8 \to {M_M} = \frac{{56}}{3}n\)

Chạy giá trị n = 1,2,3 ta thấy tại n = 3 thì MM = 56 (Fe) thỏa mãn.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho 12g hỗn hợp hai kim loại Cu, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc,nóng, dư thu được 5,6 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch X.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là

  • A 53,33% và 46,67%.
  • B 53% và 47%.
  • C 56,67% và 43,33%.
  • D 50% và 50%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Lập hệ phương trình hai ẩn là số mol của kim loại: tổng khối lượng hai kim loại và bảo toàn e.

Lời giải chi tiết:

\({n_{S{O_2}(dktc)}} = \frac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25\,\,(mol)\)

Gọi nCu = x; nFe = y → mhh = 64x + 56y = 12  (1)

           Cu0 → Cu+2 + 2e                                S+6 + 2e → S+4

(mol)    x              → 2x                       (mol)         0,5 ← 0,25

          Fe0 → Fe+3 + 3e

(mol)   y               → 3y        

BT e: 2x + 3y = 0,5 (2)

Giải (1) và (2) ta được: x = 0,1; y = 0,1

\( \Rightarrow \% {m_{Cu}} = \frac{{{m_{Cu}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = \frac{{0,1.64}}{{12}}.100\%  = 53,33\% \)

 %mFe = 100% - 53,33% = 46,67%

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hòa tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp kim loại X gồm Al, Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc nguội thu được dung dịch Y và thoát ra 2,688 lít khí SO2 (đktc), sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng Al trong hỗn hợp X.

  • A 7,2 gam.
  • B 5,4 gam.
  • C 8,1 gam.
  • D 2,7 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Al không tác dụng với H2SO4 đặc nguội nên chỉ có Zn tham gia phản ứng oxi hóa – khử.

- Áp dụng bảo toàn electron tìm được số mol và m của Zn → tìm được mAl

Lời giải chi tiết:

\({n_{S{O_2}(dktc)}} = \frac{{2,688}}{{22,4}} = 0,12\,\,(mol)\)

Al bị thụ động hóa với H2SO4 đặc nguội nên chỉ có Zn phản ứng

           Zn0 → Zn+2 + 2e                             S+6   +    2e → S+4

(mol)   x               → 2x                   (mol)             0,24 ← 0,12

Bào toàn e: 2x = 0,24 → x = 0,12

→ mAl = mhh – mZn = 15 – 0,12.65 = 7,2 (gam)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1 :1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol 1 sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử là:

  • A SO2
  • B S
  • C H2S
  • D SO3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Tìm số mol mỗi kim loại dựa vào tổng khối lượng và tỉ lệ mol

- Đặt sản phẩm khử của S+6 là S6-a

- Viết quá trình trao đổi electron, tìm số mol e trao đổi và số e do S+6 nhận → tìm được sản phẩm khử thích hợp

Lời giải chi tiết:

Đặt nFe = nCu = x → 56x + 64x = 2,4 → x = 0,02

           Cu0 → Cu+2 + 2e                                          S+6   +    ae → S6-a

(mol) 0,02           → 0,04                               (mol)           0,05a ← 0,05

          Fe0 → Fe+3 + 3e

(mol) 0,02           → 0,06                

 

Bảo toàn e : 0,05a = 0,04 + 0,06

→ a = 2 → sản phẩm khử là SO2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho m gam Fe3O4  tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch X và 4,48  lít SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất của S +6). Giá trị của m là:

  • A 97,2.
  • B 92,8.
  • C 93,6.
  • D 46,4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dùng định luật bảo toàn electron: ne cho  = ne nhận hoặc viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết:

Fe3 +8/3 → 3Fe +3  + 1e

  x                  →   x mol

S +6  + 2e → S +4 (SO2)

        0,4 ← 0,2

Bảo toàn electron ta có x  = 0,4  = nFe3O4 → mFe3O4 = 0,4. 232  = 92,8 (gam)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho 38,4 gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng của FeO trong hỗn hợp là

  • A 56,25%
  • B 51,56%
  • C 54,25%
  • D 55,06%

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dùng định luật bảo toàn electron: ne cho = ne nhận để tính số mol FeO trong hỗn hợp, từ đó tính được % khối lượng FeO trong hỗn hợp.

Lời giải chi tiết:

Cho hh FeO và Fe2O3 pư với H2SO4 đặc nóng chỉ có FeO pư cho ra khí SO2.

Fe +2 → Fe +3  + 1e

x                  → x

S +6  + 2e → S +4

        0,3 ← 0,15

BT e: x  = 0,3 \(\Rightarrow \% {m_{FeO}} = {{72.0,3} \over {38,4}}.100\%  = 56,25\% \)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Để a gam bột sắt trong không khí một thời gian được 7,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được b gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là:

  • A 7,0 và 25,0
  • B 4,2 và 15,0
  • C 4,48 và 16,0
  • D 5,6 và 20,0

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Quy đổi hỗn hợp X về Fe: x mol và O: y mol.

Fe0 → Fe +3  + 3e

O0  + 2e → O -2

S +6    +    2e  → S +4

Dùng bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng để tìm giá trị x và y. Từ đó tính được giá trị a.

Dùng bảo toàn nguyên tố Fe để tính số mol muối, từ đó tính được giá trị b.

Lời giải chi tiết:

Quy đổi hỗn hợp X về Fe: x mol và O: y mol.

→ 56x  + 16y  = 7,52 (1)

⇒ ne nhận  = 2.0,03  = 0,06 (mol)

Fe0 → Fe +3  + 3e

 x              → 3x (mol)

O0  + 2e → O -2

y   → 2y             (mol)

S +6    +    2e  → S +4

          0,06 ← 0,03

Bảo toàn electron: 3x  = 2y  + 0,06 (2)

Giải (1) và (2) ta được: x  = 0,1; y  = 0,12

→ a  = mFe  = 0,1.56  = 5,6 (g)

Dung dịch Y chứa muối Fe2(SO4)3.

Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2(SO4)3 = 1/2 . nFe = ½ . 0,1  = 0,05 (mol)

→ b  = mFe2(SO4)3 =  0,05. 400  = 20 (g)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và Cu­2O. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thấy thoát ra 3,36 lít khí (ở đktc). Giá trị của m là:

  • A 25,6
  • B 32
  • C 19,2     
  • D 22,4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quy đổi hỗn hợp X về Cu: x mol và O: y mol.

Cu0 → Cu +2  + 2e

O0  + 2e → O -2

S +6    +    2e  → S +4

Dùng bảo toàn e và bảo toàn khối lượng để tìm giá trị x và y, từ đó tính được giá trị m.

Lời giải chi tiết:

Quy đổi hỗn hợp X về Cu: x mol và O: y mol.

⇒ 64x  + 16y  = 37,6 (1)

Qúa trình nhường e

Cu0 → Cu +2  + 2e

 x               → 2x (mol)

Quá trình nhận e

O0  + 2e → O -2

y   → 2y          (mol)

S +6    +    2e  → S +4

            0,3 ← 0,15 (mol)

Bảo toàn electron: 2x  = 2y  + 0,15.2 (2)

Giải (1) và (2) ta được: x  = 0,5; y  = 0,35

→ mCu = 64x  = 32,0 (g)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đem nung hỗn hợp X gồm x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,3 mol SO2 (sản phẩm khử  duy nhất, đo ở đktc). Trị số của x là:

  • A 0,60     
  • B 0,64
  • C 0,67     
  • D 0,70

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Quy đổi hỗn hợp Y về x mol Fe; 0,15 mol Cu và y mol O

Fe0 → Fe +3  + 3e

Cu0 → Cu +2  + 2e

O0  + 2e → O -2

S +6    +    2e  → S +4

Dùng định luật bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng để tìm giá trị x.

Lời giải chi tiết:

Quy đổi hỗn hợp Y về x mol Fe; 0,15 mol Cu và y mol O

→ 56x  + 0,15.64  + 16y  = 63,2 gam (1)

Qúa trình nhường e

Fe0 → Fe +3  + 3e

 x              → 3x (mol)

Cu0 → Cu +2  + 2e

 0,15         →  0,3 (mol)

Quá trình nhận e

O0  + 2e → O -2

y   → 2y          (mol)

S +6    +    2e  → S +4

            0,6 ← 0,3 (mol)

Bảo toàn electron: 3x  + 0,3  = 2y  + 0,3.2 (2)

Giải (1) và (2) ta được: x  = 0,7; y  = 0,9

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H­2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

  • A 39,34%.
  • B 65,57%.
  • C 26,23%.
  • D 13,11%.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Coi hỗn hợp X gồm Fe, Cu và O với số mol lần lượt là a, b, c mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 3.nFe + 2.nCu = 2.nO + 2.nSO2 kết hợp với khối lượng X và khối lượng muối sunfat ta tìm được a, b, c.

Từ đó ta tính được %mCu.

Lời giải chi tiết:

Coi hỗn hợp X gồm Fe, Cu và O với số mol lần lượt là a, b, c mol

Ta có mX  = 56a  + 64b  + 16c = 2,44 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 3.nFe + 2.nCu  = 2.nO + 2.nSO2 suy ra 3a  + 2b = 2c  + 2.0,0225 (2)

Ta có mmuối  = mFe2(SO4)3 + mCuSO4  = 0,5a.400  + 160b  = 6,6 (3)

Giải hệ (1), (2), (3) ta có a  = 0,025, b  = 0,01 và c  = 0,025

Vậy %mCu = 26,23%

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là: 

  • A 52,2
  • B 54,0     
  • C 58,0     
  • D 48,4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Oxit sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 nên oxit sắt là FeO hoặc Fe3O4

Do đó nFe2(SO4)3 = nSO2. Bảo toàn nguyên tố S để tìm số mol H2SO4.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : mmuối sunfat = moxit + mH2SO4 - mSO2 - mH2O

Lời giải chi tiết:

Oxit sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 nên oxit sắt là FeO hoặc Fe3O4

Do đó nFe2(SO4)3 = nSO2 = 0,145 mol

Suy ra nH2SO4 = 3. nFe2(SO4)3  + nSO2 = 0,145.3 + 0,145 = 0,58 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mmuối sunfat = moxit + mH2SO4 - mSO2 - mH2O = 20,88 + 0,58.98 - 0,145.64  - 0,58.18 = 58,0 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Để 5,6 gam sắt ngoài không khí thu được 7,2 gam chất rắn X gồm sắt và các oxit. Hòa tan hoàn toàn chất rắn đó vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A 3,36
  • B 1,12     
  • C 0,56     
  • D 2,24

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Fe0 → Fe +3  + 3e

O0     +  2e → O -2

S +6    +    2e  → S +4

Dùng bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng để tìm số mol SO2, từ đó tính được giá trị V.

Lời giải chi tiết:

Ta có: nFe = 0,1 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO = mX - mFe = 7,2 – 5,6  = 1,6 gam → nO = 0,1 mol

Quy đổi hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol O

Fe0 → Fe +3  + 3e

0,1             → 0,3 (mol)

O0     +  2e → O -2

0,1   → 0,2          (mol)

S +6    +    2e  → S +4

              2x ← x (mol)

Bảo toàn electron: 0,3  = 0,2  + 2x → x = 0,05 mol → VSO2 = 0,05.22,4  = 1,12 (lít)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì số mol e nhường của Fe cho axit là:

  • A 0,6. 
  • B 0,4. 
  • C 0,2.
  • D 0,8

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Fe0 → Fe+3 + 3e, từ số mol Fe tìm được số mol e nhường

Lời giải chi tiết:

\({n_{Fe}} = \frac{{11,2}}{{56}} = 0.2(mol)\)

          Fe0 → Fe+3 + 3e

(mol) 0,2            → 0,6

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:

  • A 9,65     
  • B 6,25     
  • C 8,95     
  • D 6,95

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt thu được hỗn hợp X.

X  + NaOH dư → dung dịch Y  + chất không tan Z  + 0,03 mol H2.

CO2  + dung dịch Y → 0,1 mol Al(OH)3

Z  + H2SO4 → 15,6 gam muối Fe2(SO4)3 và FeSO4  + 0,11 mol SO2

Từ số mol H­2 tính được số mol Al phản ứng và số mol Al2O3 tạo thành, từ đó tính được số mol O trong oxit sắt.

Đặt nFe2(SO4)3 = x mol và nFeSO4 = y mol

Dùng bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron để tìm số mol Fe2(SO4)3 và số mol FeSO4.→ nFe

Vậy moxit sắt  = mFe  + mO

Lời giải chi tiết:

Nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt thu được hỗn hợp X.

X  + NaOH dư → dung dịch Y  + chất không tan Z  + 0,03 mol H2.

CO2  + dung dịch Y → 0,1 mol Al(OH)3

Z  + H2SO4 → 15,6 gam muối Fe2(SO4)3 và FeSO4  + 0,11 mol SO2

Ta có: nH2 = 0,03 mol → nAl dư = 0,02 mol → nAl phản ứng = 0,1 – 0,02  = 0,08 mol

→ nAl2O3 tạo thành  = 0,04 mol → nO trong oxit sắt = 0,04.3  = 0,12 mol

Đặt nFe2(SO4)3 = x mol và nFeSO4 = y mol

Ta có hệ phương trình 400x  + 152y  = 15,6 gam và 6x  + 2y = 0,11.2

Giải hệ trên ta được x  = 0,02 và y = 0,05 → nFe = 0,02.2  + 0,05  = 0,09 mol

Vậy moxit sắt  = mFe  + mO = 0,09.56  + 0,12.16  = 6,96 (gam)

Vậy giá trị m gần nhất với giá trị 6,95 gam

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)

Tổng hợp 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat đầy đủ trắc nghiệm và tự luận có đáp án và lời giải chi tiết (phần 1)

Xem chi tiết
20 bài tập vận dụng về axit sunfuric đặc (phần 1) có lời giải

20 bài tập vận dụng về axit sunfuric đặc (phần 1) có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận

Xem chi tiết
20 bài tập về axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại và hợp chất có lời giải (phần 1)

20 bài tập về axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại và hợp chất có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận

Xem chi tiết
20 bài tập về axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại (phần 1) có lời giải

20 bài tập về axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại (phần 1) có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các dạng từ dễ đến khó, cả trắc nghiệm và tự luận

Xem chi tiết
30 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải

30 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận.

Xem chi tiết
10 câu hỏi vận dụng cao về axit sunfuric và muối sunfat có lời giải

10 câu hỏi vận dụng cao về axit sunfuric và muối sunfat có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.