Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Năm tôi lên 10, mỗi lần đạp xe chở tôi chạy ngang một ngôi nhà ngói lụp xụp, ba thường hào hứng nhắc: “Trường cũ của ba đấy!”

Năm tôi 30 tuổi, có lần hai cha con đi qua ngôi trường cũ, nay đã trở

thành một khách sạn sang trọng, mắt Ba thoáng buồn.

Năm tôi 50 tuổi, ba mất. Bữa nọ, lúc sắp xếp lại đống đồ tế nhuyễn của

ông, tôi chợt thấy một chiếc hộp rất xinh, bên trong chi có một mảnh ngói vỡ

cùng hàng chữ nắn nót: “Chút kỷ niệm còn sót lại từ ngôi trường của tôi”.

Lê Nguyễn (nhavantphcm.com)

Câu 1.1

Phương pháp biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Tự sự

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Miêu tả

Câu 1.2

Nhan đề nào dưới đây không phù hợp với băn bản trên?

  • A

    Trường cũ

  • B

    Mảnh ngói vỡ

  • C

    Ba tôi

  • D

    Năm tôi 10 tuổi

Câu 1.3

Các con số 10, 30, 50 có ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện trên?

  • A

    Sự thay đổi của thời gian, cảnh vật

  • B

    Sự thay đổi của lòng người

  • C

    Sự thay đổi của người con

  • D

    Sự thay đổi của trường cũ

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Hãy sống thủy chung

  • B

    Trân trọng quá khứ

  • C

    Sống nhanh, sống vội, sống có ý nghĩa

  • D

    Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

Câu 2 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

  • A.

    Đối

  • B.

    Đảo ngữ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 3 :

Đô – xtôi – ép – xki là:

  • A.

    Đại thi hào Áo

  • B.

    Đại thi hào Ba Lan

  • C.

    Đại thi hào Nga

  • D.

    Đại thi hào Pháp

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

Đúng
Sai
Câu 5 :

Mục đích của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là gì?

  • A.

     Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

  • B.

    Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Câu 6 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 7 :

Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

  • A.

    Nghệ thuật.

  • B.

    Khoa học.

  • C.

    Văn học.

  • D.

    Chính luận.

Câu 8 :

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:

"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

  • A.

    "nhân đạo và chính nghĩa".

  • B.

    "dân chủ và tiến bộ xã hội".

  • C.

    “luật pháp và công lí”.

  • D.

    "lẽ phải và công lí".

Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là:

  • A.

    Tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

  • B.

    Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A.

    Kinh tế

  • B.

    Chính trị

  • C.

    Văn hóa

  • D.

    Xã hội

Câu 11 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Văn chính luận

  • B.

    Văn nghị luận

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Thơ

Câu 12 :

Nghị luận về văn học sử là:

  • A.

    Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học...

  • B.

    Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,...

  • C.

    Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

  • D.

    Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

Câu 13 :

Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

  • A.

    Ta – ta

  • B.

    Mình – ta

  • C.

    Anh – em

  • D.

    Mình – mình

Câu 14 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 15 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"?s

  • A.

    Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

  • B.

    Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

  • C.

    Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 16 :

Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?

  • A.

    Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.

  • B.

    Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.

  • C.

    Cả A và B đều sai.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 17 :

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường bàn về những vấn đề gì trong đời sống?

  • A.

    Vấn đề về cách ứng xử.

  • B.

    Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách.

  • C.

    Vấn đề về nhận thức.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên.

Câu 18 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A.

    Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

  • B.

    Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

  • C.

    Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

  • D.

    Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 19 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Câu 20 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đáp án nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?

Đất ngoại ô

Cửa thép

Một tiếng đờn

Mặt đường khát vọng

Ta với ta

Ngôi nhà có ngọn lửa ấm

Thơ Nguyễn Khoa Điềm

Câu 21 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được chia thành mấy phần?

  • A.

    Hai phần

  • B.

    Ba phần 

  • C.

    Bốn phần

  • D.

    Năm phần

Câu 22 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 23 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ, điệp từ

Câu 24 :

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

  • B.

    Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

  • C.

    Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.

  • D.

    Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới

Câu 25 :

Chi tiết dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Liệt kê, điệp cụm từ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình được thể hiện qua những câu thơ nào? Tích vào những đáp án đúng.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

 Nhớ về Tây Tiến nhớ chơi vơi”

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

 Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

 Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Câu 27 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước sau theo một trình tự hợp lí của dàn ý bài văn nghị luận  về một đoạn thơ, bài thơ:

A. Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

B. Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

C. Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

D. Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

Câu 28 :

Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học của dân tộc?

  • A.

    Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc.

  • B.

    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

  • C.

    Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

  • D.

    Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

Câu 29 :

Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.

  • B.

    Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.

  • C.

    Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.

  • D.

    Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng
    tỏ vấn đề.

Câu 30 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

Núi Vọng Phu

Đèo De, núi Hồng

Hòn Trống Mái

Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

Núi bút, non Nghiên

Đồng Tháp

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Câu 31 :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  • A.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

  • B.

    Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

  • C.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

  • D.

    Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Câu 32 :

Hai ngữ liệu được chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi thuộc dạng bài nào?

  • A.

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

  • B.

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ

  • C.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài th

  • D.

    Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Câu 33 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)
Tích vào đáp án không phải những mặt chưa làm được của hành động phòng chống HIV/AIDS?
(Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003)

Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm

10 người nhiễm HIV/phút

10 người nhiễm HIV tử vong/phút

Tuổi thọ người dân bị giảm sút nghiêm trọng

HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở trẻ em

HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ

Không có khu vực ăn toàn cho phụ nữ

Không đạt được mục tiêu đề ra, chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch

Câu 34 :

Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?

          “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

       Có nhớ dáng người trên độc mộc

      Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”

  • A.

    Không gian của dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng

  • B.

    Không gian với ánh sáng lung linh của lửa đuốc

  • C.

    Không gian núi rừng Tây Bắc

  • D.

    Không gian ban đêm

Câu 35 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”

Đúng
Sai
Câu 36 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ về tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

  • A.

    Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

  • B.

    Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Năm tôi lên 10, mỗi lần đạp xe chở tôi chạy ngang một ngôi nhà ngói lụp xụp, ba thường hào hứng nhắc: “Trường cũ của ba đấy!”

Năm tôi 30 tuổi, có lần hai cha con đi qua ngôi trường cũ, nay đã trở

thành một khách sạn sang trọng, mắt Ba thoáng buồn.

Năm tôi 50 tuổi, ba mất. Bữa nọ, lúc sắp xếp lại đống đồ tế nhuyễn của

ông, tôi chợt thấy một chiếc hộp rất xinh, bên trong chi có một mảnh ngói vỡ

cùng hàng chữ nắn nót: “Chút kỷ niệm còn sót lại từ ngôi trường của tôi”.

Lê Nguyễn (nhavantphcm.com)

Câu 1.1

Phương pháp biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Tự sự

  • C

    Biểu cảm

  • D

    Miêu tả

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Nhan đề nào dưới đây không phù hợp với băn bản trên?

  • A

    Trường cũ

  • B

    Mảnh ngói vỡ

  • C

    Ba tôi

  • D

    Năm tôi 10 tuổi

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhan đề phù hợp:

- Trường cũ

- Mảnh ngói vỡ

- Ba tôi

Câu 1.3

Các con số 10, 30, 50 có ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện trên?

  • A

    Sự thay đổi của thời gian, cảnh vật

  • B

    Sự thay đổi của lòng người

  • C

    Sự thay đổi của người con

  • D

    Sự thay đổi của trường cũ

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Các con số 10,30,50 biểu đạt sự thay đổi, trôi chảy của thời gian, của cảnh vật, duy chỉ có tấm lòng của người cha dành cho ngôi trường cũ, dù trẻ hay già vẫn vẹn nguyên.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Hãy sống thủy chung

  • B

    Trân trọng quá khứ

  • C

    Sống nhanh, sống vội, sống có ý nghĩa

  • D

    Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp văn bản trên:

- Hãy sống thủy chung

- Trân trọng quá khứ

- Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

Câu 2 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

  • A.

    Đối

  • B.

    Đảo ngữ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Phép đối

- Đảo ngữ

=> Gợi nhớ đến mái nhà tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thủy chung với cách mạng.

Câu 3 :

Đô – xtôi – ép – xki là:

  • A.

    Đại thi hào Áo

  • B.

    Đại thi hào Ba Lan

  • C.

    Đại thi hào Nga

  • D.

    Đại thi hào Pháp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đô – xtôi – ép – xki (1821 – 1881): nhà tiểu thuyết thiên tài của Nga

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tháng 8/1951, Quang Dũng xuất ngũ

Câu 5 :

Mục đích của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là gì?

  • A.

     Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

  • B.

    Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mục đích sáng tác của tác phẩm:

+ Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

+ Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 6 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

Câu 7 :

Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

  • A.

    Nghệ thuật.

  • B.

    Khoa học.

  • C.

    Văn học.

  • D.

    Chính luận.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

Câu 8 :

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:

"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

  • A.

    "nhân đạo và chính nghĩa".

  • B.

    "dân chủ và tiến bộ xã hội".

  • C.

    “luật pháp và công lí”.

  • D.

    "lẽ phải và công lí".

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm trong SGK - 39

Lời giải chi tiết :

“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa"   

Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là:

  • A.

    Tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

  • B.

    Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và thời điểm hiện nay.

- Đồng thời, tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc Việt Nam.

 

Câu 10 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A.

    Kinh tế

  • B.

    Chính trị

  • C.

    Văn hóa

  • D.

    Xã hội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 39

Lời giải chi tiết :

Về chính trị:“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”.

Câu 11 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Văn chính luận

  • B.

    Văn nghị luận

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Tác phẩm được viết theo thể loại văn nghị luận.

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 12 :

Nghị luận về văn học sử là:

  • A.

    Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học...

  • B.

    Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,...

  • C.

    Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

  • D.

    Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về văn học sử thường là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học.

Câu 13 :

Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

  • A.

    Ta – ta

  • B.

    Mình – ta

  • C.

    Anh – em

  • D.

    Mình – mình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta  là là cặp từ xưng hô quen thuộc trong những câu ca dao, dân ca, mang sắc điệu trữ tình, đằm thắm, mặn nồng của tình cảm mà những đôi lứa yêu nhau dành cho nhau.

Câu 14 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến "Một trăm năm" : Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phần 2: Tiếp đến "... Lục Vân Tiên" :Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người NĐC, thơ văn yêu nước của NĐC, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của NĐC.

- Phần 3: Còn lại: Kết thúc vấn đề: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Câu 15 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"?s

  • A.

    Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

  • B.

    Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

  • C.

    Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Giá trị nghệ thuật 

+ Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic

+ Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

+ Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

Câu 16 :

Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?

  • A.

    Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.

  • B.

    Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.

  • C.

    Cả A và B đều sai.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là đưa ra những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn, chứ không đưa ra những mặt hại.

Câu 17 :

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường bàn về những vấn đề gì trong đời sống?

  • A.

    Vấn đề về cách ứng xử.

  • B.

    Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách.

  • C.

    Vấn đề về nhận thức.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:
+ Vấn đề nhận thức
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội
+ Vấn đề về cách ứng xử

Câu 18 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A.

    Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

  • B.

    Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

  • C.

    Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

  • D.

    Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

Câu 19 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Đáp án
đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề
tư tưởng, đạo lí
trong cuộc đời.”
Lời giải chi tiết :

“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”

Câu 20 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đáp án nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?

Đất ngoại ô

Cửa thép

Một tiếng đờn

Mặt đường khát vọng

Ta với ta

Ngôi nhà có ngọn lửa ấm

Thơ Nguyễn Khoa Điềm

Đáp án

Một tiếng đờn

Ta với ta

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Một tiếng đờn Ta với ta là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu.

Câu 21 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được chia thành mấy phần?

  • A.

    Hai phần

  • B.

    Ba phần 

  • C.

    Bốn phần

  • D.

    Năm phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

+ Đặt vấn đề

+ Giải quyết vấn đề

+ Kết thúc vấn đề

Câu 22 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 40

Lời giải chi tiết :

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 23 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ, điệp từ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật :

- Điệp từ ‘nhớ’ : nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết

- Câu hỏi tu từ : Kỉ niệm thời gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt

Câu 24 :

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

  • B.

    Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

  • C.

    Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.

  • D.

    Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh sáng tác:

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.

Câu 25 :

Chi tiết dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Liệt kê, điệp cụm từ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật được tác giả sử dụng:

- Nghệ thuật liệt kê: liệt kê những việc chúng ta nên làm

- Điệp cụm từ: “Lẽ ra chúng ta phải”

=> Thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự nuối tiếc của tác giả.

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình được thể hiện qua những câu thơ nào? Tích vào những đáp án đúng.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

 Nhớ về Tây Tiến nhớ chơi vơi”

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

 Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

 Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Đáp án

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

 Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Lời giải chi tiết :

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

- Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đầy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

- Hình ảnh mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Hình ảnh “cơm lên khói”, “mùa em thêm nếp xôi”

“Mùa em”: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nụ cười rạng rỡ, ánh mắt sóng sánh từ tình người miền Tây.

Câu 27 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước sau theo một trình tự hợp lí của dàn ý bài văn nghị luận  về một đoạn thơ, bài thơ:

A. Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

B. Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

C. Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

D. Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

Đáp án

B. Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

C. Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

D. Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

A. Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

Lời giải chi tiết :

Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

Câu 28 :

Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học của dân tộc?

  • A.

    Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc.

  • B.

    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

  • C.

    Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

  • D.

    Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

"Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc" là luận điểm không xuất hiện trong tác phẩm.

Câu 29 :

Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.

  • B.

    Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.

  • C.

    Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.

  • D.

    Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng
    tỏ vấn đề.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức cách làm bài

Lời giải chi tiết :

- Bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí có nội dung bàn luận về một tư tưởng đạo lí, văn hóa,.. của con người.
- Các bài văn nghị luận nói chung hay bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng đều có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ, luận chứng phải đúng đắn,
chính xác, sáng tỏ,…
- Sử dụng 6 thao tác lập luận cơ bản.
- Lời văn, câu văn cần phải cô đúc, ngắn gọn.

Câu 30 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

Núi Vọng Phu

Đèo De, núi Hồng

Hòn Trống Mái

Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

Núi bút, non Nghiên

Đồng Tháp

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Đáp án

Đèo De, núi Hồng

Đồng Tháp

Lời giải chi tiết :

- Đèo De, núi Hồng, Đồng Tháp là những địa danh được nhắc đến trong bài Viể Bắc (Tố Hữu)

- Theo tác giả, những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khaắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh

Câu 31 :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  • A.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

  • B.

    Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

  • C.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

  • D.

    Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chi tiết trên thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích của những đế quốc nào, giai cấp nào?

Lời giải chi tiết :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít.

Câu 32 :

Hai ngữ liệu được chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi thuộc dạng bài nào?

  • A.

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

  • B.

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ

  • C.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài th

  • D.

    Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hai ngữ liệu được lựa chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi thuộc dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Câu 33 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)
Tích vào đáp án không phải những mặt chưa làm được của hành động phòng chống HIV/AIDS?
(Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003)

Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm

10 người nhiễm HIV/phút

10 người nhiễm HIV tử vong/phút

Tuổi thọ người dân bị giảm sút nghiêm trọng

HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở trẻ em

HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ

Không có khu vực ăn toàn cho phụ nữ

Không đạt được mục tiêu đề ra, chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch

Đáp án

10 người nhiễm HIV tử vong/phút

HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở trẻ em

Lời giải chi tiết :

- Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm

- 10 người nhiễm HIV/phút

- Tuổi thọ người dân bị giảm sút nghiêm trọng

- HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ

- Không có khu vực ăn toàn cho phụ nữ

- Không đạt được mục tiêu đề ra, chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch

Câu 34 :

Không gian trong bốn câu thơ dưới đây được miêu tả như thế nào?

          “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

       Có nhớ dáng người trên độc mộc

      Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa”

  • A.

    Không gian của dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng

  • B.

    Không gian với ánh sáng lung linh của lửa đuốc

  • C.

    Không gian núi rừng Tây Bắc

  • D.

    Không gian ban đêm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Không gian: Dòng sông trong một buổi chiều mưa giăng mắc một màu sương; sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Không gian mênh mông, mờ nhòe, ảo mộng.

Câu 35 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001- 2006)

Câu 36 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ về tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

  • A.

    Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

  • B.

    Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính khái quát và trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

+ Thể hiện ở nội dung khoa học và thuộc ngữ khoa học.

+ Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.