Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chỉ đúng kiêu hãnh trong bình

Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?

Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác

biệt?

Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này

Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa

Những bông hoa dù to hay nhỏ

Cũng chẳng có bông hoa nào giống hệt nhau

Vậy nên bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là người đặc biệt duy nhất trên đời.

(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nào?

  • A

    Báo chí

  • B

    Chính luận

  • C

    Nghệ thuật

  • D

    Khoa học

Câu 1.2

Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ?

  • A

    Vì bạn vốn là người đặc biệt duy nhất trên đời

  • B

    Vì bạn đã đẹp sẵn

  • C

    Vì không ai so sánh được với bạn

  • D

    Vì bạn sẽ không thể nào đạt được vị trí số một

Câu 1.3

“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình” được hiểu như thế nào?

  • A

    Mỗi người có một vẻ đẹp riêng

  • B

    Mỗi người có một công việc riêng

  • C

    Mỗi người có một cuộc sống riêng

  • D

    Mỗi người có một cái tên riêng

Câu 1.4

Biệp pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong các câu sau:

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chi đúng kiêu hãnh trong bình

  • A

    Điệp từ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Câu 2 :

Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?

  • A.

    Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.

  • B.

    Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.

  • C.

    Giàu tính luận chiến.

  • D.

    Giọng điệu uyển chuyển.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương”

Đúng
Sai
Câu 4 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Văn chính luận

  • B.

    Văn nghị luận

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Thơ

Câu 5 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A.

    Lời đáp của người ra đi

  • B.

    Lời đáp của người ở lại

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6 :

Quê hương của nhà thơ Tố Hữu ở:

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Quảng Bình

  • C.

    Thừa Thiên-Huế

  • D.

    Nghệ An

Câu 7 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình nông dân

  • B.

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình Nho học

Câu 8 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A.

    Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

  • B.

    Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

  • C.

    Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

  • D.

    Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Câu 9 :

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A.

    1974

  • B.

    1975

  • C.

    1976

  • D.

    1977

Câu 10 :

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...

  • A.

    Phép điệp

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Câu hỏi tu từ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

"Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

  • A.

    Văn nhật dụng.

  • B.

    Văn chính luận.

  • C.

  • D.

    Truyện.

Câu 12 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A.

    Kinh tế

  • B.

    Chính trị

  • C.

    Văn hóa

  • D.

    Xã hội

Câu 13 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

“Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới dã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS…cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này”.

“Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành…im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

“Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay…bắt đầu từ chính các bạn”.

Lời kêu gọi

Tầm quan trọng của phòng chống đại dịch

Tổng kết thực trạng và hành động chống HIV/AIDS

Câu 14 :

Quê hương của tác giả Cô-phi An-nan là:

  • A.

    Tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

  • B.

    Tại Uganda, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

  • C.

    Tại Kenya, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

  • D.

    Tại Liberia, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

Câu 15 :

Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

  • A.

    “ – Mình đi, có nhớ những ngày / Mây nguồn suối lũ, những mây cùng mù"

  • B.

    “Mình về, có nhớ chiến khu / Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

  • C.

    “Mình về, rừng núi nhớ ai / Trám bùi để rụng, măng mai để già”

  • D.

    “Mình đi, có nhớ những nhà / Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“ Quang Dũng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công”

Đúng
Sai
Câu 17 :

Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

  • A.

    Đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu

  • B.

    Đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ của Tố Hữu

  • C.

    Bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai

  • D.

    Là khúc anh hùng ca về Miền Nam trong kháng chiến

Câu 18 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A.

    Đầu năm 1947

  • B.

    Cuối năm 1947

  • C.

    Đầu năm 1948

  • D.

    Cuối năm 1948

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai?

“Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

Đúng
Sai
Câu 20 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung cột B sao cho thích hợp:

“Hỡi đồng bào cả nước,…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”

“Thế mà hơn 80 năm nay,…Dân tộc đó phải được độc lập”

“Vì những lẽ trên…giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp,  khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập ấy.

Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 21 :

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

  • A.

    1930 

  • B.

    1923

  • C.

    1911

  • D.

    1912

Câu 22 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"?s

  • A.

    Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

  • B.

    Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

  • C.

    Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”

Đúng
Sai
Câu 24 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào đáp áp đúng về phong cách văn học của Nguyễn Khoa Điềm:

Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.

Hồn thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

Mang màu sắc trữ tình chính luận.

Thơ mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

Câu 25 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 26 :

Từ năm 1997-2006, tác giả Cô-phi An-nan giữ chức vụ nào sau đây trong Liên hợp quốc

  • A.

    Thư kí Liên hợp Quốc

  • B.

    Tổng thư kí Liên hợp quốc

  • C.

    Giám sát nhân quyền

  • D.

    Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Câu 27 :

Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

  • A.

    Người ra đi

  • B.

    Người ở lại

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận xét dưới đây về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám”

Đúng
Sai
Câu 29 :

Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp?

  • A.

    Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

  • B.

    Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

  • C.

    Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

  • D.

    Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc khác.

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối năm ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ỏ cột B?

A.     1890 

B.    1911

C.    1930 

D.   1941

E.   1942

F.   1945

1.  Năm sinh của Bác.

2.  Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

3.  Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.  Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.

5.  Người ra đi tìm đường cứu nước.

6.  Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.

Câu 31 :

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A.

    Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

  • B.

    Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

  • C.

    Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

  • D.

    Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 32 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Bài thơ Đất nước có những đoạn thơ được lấy từ hai bài thơ nào?

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Đêm mít tinh

Người chiến sĩ

Dòng sông trong xanh

Tia nắng

Câu 33 :

Bài thơ Đất nước được đưa vào tập thơ nào dưới đây?

  • A.

    Dòng sông trong xanh

  • B.

    Tia nắng

  • C.

    Người chiến sĩ

  • D.

    Bài thơ Hắc Hải

Câu 34 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  • A.

    Sử dụng thể thơ dân tộc

  • B.

    Sử dụng cách nói của dân gian

  • C.

    Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng

  • D.

    Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 35 :

Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập  hướng tới là:

  • A.

    Đồng bào cả nước

  • B.

    Nhân dân thế giới

  • C.

    Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 36 :

Văn bản Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 thuộc kiểu văn bản gì?

  • A.

    Văn bản tự sự

  • B.

    Văn bản nhật dụng

  • C.

    Văn bản khoa học

  • D.

    Văn bản nghệ thuật

Câu 37 :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

  • A.

    Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.

  • B.

    Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.

  • C.

    Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.

  • D.

    Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chỉ đúng kiêu hãnh trong bình

Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?

Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác

biệt?

Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này

Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa

Những bông hoa dù to hay nhỏ

Cũng chẳng có bông hoa nào giống hệt nhau

Vậy nên bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là người đặc biệt duy nhất trên đời.

(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nào?

  • A

    Báo chí

  • B

    Chính luận

  • C

    Nghệ thuật

  • D

    Khoa học

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ?

  • A

    Vì bạn vốn là người đặc biệt duy nhất trên đời

  • B

    Vì bạn đã đẹp sẵn

  • C

    Vì không ai so sánh được với bạn

  • D

    Vì bạn sẽ không thể nào đạt được vị trí số một

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản trên

Lời giải chi tiết :

Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Câu 1.3

“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình” được hiểu như thế nào?

  • A

    Mỗi người có một vẻ đẹp riêng

  • B

    Mỗi người có một công việc riêng

  • C

    Mỗi người có một cuộc sống riêng

  • D

    Mỗi người có một cái tên riêng

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình”: mỗi người có “một hạt giống” riêng, khi hạt giống nảy mầm sẽ tạo nên những “bông hoa” mang vẻ đẹp khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn.

Câu 1.4

Biệp pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong các câu sau:

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chi đúng kiêu hãnh trong bình

  • A

    Điệp từ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biệp pháp nghệ thuật:

- Điệp từ: bông, hoa

- Ẩn dụ: bông hoa là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp riêng của mỗi người

- Nhân hóa: Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình

Câu 2 :

Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?

  • A.

    Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.

  • B.

    Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.

  • C.

    Giàu tính luận chiến.

  • D.

    Giọng điệu uyển chuyển.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phong cách nghệ thuật của văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương

Câu 4 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Văn chính luận

  • B.

    Văn nghị luận

  • C.

    Văn xuôi

  • D.

    Thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Tác phẩm được viết theo thể loại văn nghị luận.

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 5 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A.

    Lời đáp của người ra đi

  • B.

    Lời đáp của người ở lại

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bốn câu thơ trên là lời đáp của người ra đi

Câu 6 :

Quê hương của nhà thơ Tố Hữu ở:

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Quảng Bình

  • C.

    Thừa Thiên-Huế

  • D.

    Nghệ An

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Câu 7 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình nông dân

  • B.

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình Nho học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở Huế

Câu 8 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A.

    Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

  • B.

    Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

  • C.

    Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

  • D.

    Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.

Câu 9 :

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A.

    1974

  • B.

    1975

  • C.

    1976

  • D.

    1977

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1975, Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Câu 10 :

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...

  • A.

    Phép điệp

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Câu hỏi tu từ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Phép điệp: nhớ…=> Gắn với những kỉ niệm trong những ngày Việt Bắc kề vai sát cánh cùng với cách mạng trong chiến đấu

- Nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc đối với cách mạng, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

- Câu hỏi tu từ: “Ai về ai có nhớ không?”, hỏi để khẳng định nỗi nhớ thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với Việt Bắc

Câu 11 :

"Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

  • A.

    Văn nhật dụng.

  • B.

    Văn chính luận.

  • C.

  • D.

    Truyện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại di sản văn học của Hồ Chí Minh - Tại đây

Lời giải chi tiết :

- “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại văn chính luận.

- Văn chính luận là loại văn bản thể hiện những chính kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đứcăn  Là loại văn bản thể hiện những chánh kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng. Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.

Câu 12 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A.

    Kinh tế

  • B.

    Chính trị

  • C.

    Văn hóa

  • D.

    Xã hội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 39

Lời giải chi tiết :

Về chính trị:“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”.

Câu 13 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

“Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới dã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS…cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này”.

“Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành…im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

“Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay…bắt đầu từ chính các bạn”.

Lời kêu gọi

Tầm quan trọng của phòng chống đại dịch

Tổng kết thực trạng và hành động chống HIV/AIDS

Đáp án

“Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới dã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS…cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này”.

Tầm quan trọng của phòng chống đại dịch

“Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành…im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

Tổng kết thực trạng và hành động chống HIV/AIDS

“Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay…bắt đầu từ chính các bạn”.

Lời kêu gọi

Lời giải chi tiết :

 Bố cục: 

Phần 1: Từ đầu đến “…dịch bệnh này” : Đặt vấn đề: Tầm quan trọng của phòng chống đại dịch.

Phần 2: Tiếp theo đến “…với cái chết”: Giải quyết vấn đề: Tổng kết thực trạng và hành động chống HIV/AIDS

Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi

Câu 14 :

Quê hương của tác giả Cô-phi An-nan là:

  • A.

    Tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

  • B.

    Tại Uganda, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

  • C.

    Tại Kenya, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

  • D.

    Tại Liberia, một nước cộng hòa thuộc châu Phi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cô –phi An - nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi.

Câu 15 :

Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

  • A.

    “ – Mình đi, có nhớ những ngày / Mây nguồn suối lũ, những mây cùng mù"

  • B.

    “Mình về, có nhớ chiến khu / Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

  • C.

    “Mình về, rừng núi nhớ ai / Trám bùi để rụng, măng mai để già”

  • D.

    “Mình đi, có nhớ những nhà / Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ:

“Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già”

=> Diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“ Quang Dũng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Quang Dũng gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Câu 17 :

Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

  • A.

    Đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu

  • B.

    Đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ của Tố Hữu

  • C.

    Bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai

  • D.

    Là khúc anh hùng ca về Miền Nam trong kháng chiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu: Đánh dấu chặng đường 10 năm đầu thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng, gắn với 10 năm nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.

Câu 18 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A.

    Đầu năm 1947

  • B.

    Cuối năm 1947

  • C.

    Đầu năm 1948

  • D.

    Cuối năm 1948

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III.

Câu 19 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai?

“Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Nội dung đúng

- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình

Câu 20 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung cột B sao cho thích hợp:

“Hỡi đồng bào cả nước,…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”

“Thế mà hơn 80 năm nay,…Dân tộc đó phải được độc lập”

“Vì những lẽ trên…giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp,  khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập ấy.

Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Đáp án

“Hỡi đồng bào cả nước,…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”

Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập.

“Thế mà hơn 80 năm nay,…Dân tộc đó phải được độc lập”

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp,  khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“Vì những lẽ trên…giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập ấy.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1: “Hỡi đồng bào cả nước,…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”: Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập

- Phần 2: “Thế mà hơn 80 năm nay,…Dân tộc đó phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Phần 3: “Vì những lẽ trên…giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”: Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập ấy.

Câu 21 :

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

  • A.

    1930 

  • B.

    1923

  • C.

    1911

  • D.

    1912

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. 

Câu 22 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"?s

  • A.

    Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

  • B.

    Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

  • C.

    Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Giá trị nghệ thuật 

+ Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic

+ Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

+ Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001- 2006)

Câu 24 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào đáp áp đúng về phong cách văn học của Nguyễn Khoa Điềm:

Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.

Hồn thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

Mang màu sắc trữ tình chính luận.

Thơ mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

Đáp án

Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.

Mang màu sắc trữ tình chính luận.

Lời giải chi tiết :

Phong cách văn học Nguyễn Khoa Điềm:

- Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén

- Mang màu sắc trữ tình chính luận

Câu 25 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

Câu 26 :

Từ năm 1997-2006, tác giả Cô-phi An-nan giữ chức vụ nào sau đây trong Liên hợp quốc

  • A.

    Thư kí Liên hợp Quốc

  • B.

    Tổng thư kí Liên hợp quốc

  • C.

    Giám sát nhân quyền

  • D.

    Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác giả Cô-phi An-nan đã từng là Tổng thư kí thứ bảy của Liên hợp quốc (nhiệm kì 1997-2006)

Câu 27 :

Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

  • A.

    Người ra đi

  • B.

    Người ở lại

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận xét dưới đây về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Bài thơ Đất nước ra đời sau Cách mạng Tháng Tám

Câu 29 :

Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp?

  • A.

    Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

  • B.

    Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

  • C.

    Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

  • D.

    Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa:

- Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

-  Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

- Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối năm ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ỏ cột B?

A.     1890 

B.    1911

C.    1930 

D.   1941

E.   1942

F.   1945

1.  Năm sinh của Bác.

2.  Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

3.  Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.  Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.

5.  Người ra đi tìm đường cứu nước.

6.  Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.

Đáp án

A.     1890 

1.  Năm sinh của Bác.

B.    1911

5.  Người ra đi tìm đường cứu nước.

C.    1930 

3.  Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D.   1941

2.  Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

E.   1942

4.  Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.

F.   1945

6.  Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.

Lời giải chi tiết :

   -1890: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.

   - 1911: Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. 

   - 1930: Ngày 3/2 Đảng Cộng sản Việt Nam được thanh lập

   - 1941: Ngày 8/2  Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đặt căn cứ tại  Pác Pó. Lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

   - 1942: Ngày 13-8-1942, mang tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc dời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Ngày 29-8, bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị trấn Túc Vinh

   - 1945: 19/8 CMT8 giành thắng lợi, 2/9 Chủ tịch HCM đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu 31 :

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A.

    Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

  • B.

    Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

  • C.

    Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

  • D.

    Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK - 41

Lời giải chi tiết :

Nội dung lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là: Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

Câu 32 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Bài thơ Đất nước có những đoạn thơ được lấy từ hai bài thơ nào?

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Đêm mít tinh

Người chiến sĩ

Dòng sông trong xanh

Tia nắng

Đáp án

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Đêm mít tinh

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949)

Câu 33 :

Bài thơ Đất nước được đưa vào tập thơ nào dưới đây?

  • A.

    Dòng sông trong xanh

  • B.

    Tia nắng

  • C.

    Người chiến sĩ

  • D.

    Bài thơ Hắc Hải

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được hoàn thành năm 1955 và đưa vào tập thơ Người chiến sĩ (1956).

Câu 34 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  • A.

    Sử dụng thể thơ dân tộc

  • B.

    Sử dụng cách nói của dân gian

  • C.

    Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng

  • D.

    Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phong cách thơ Tố Hữu về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân

+ Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 35 :

Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập  hướng tới là:

  • A.

    Đồng bào cả nước

  • B.

    Nhân dân thế giới

  • C.

    Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào mục đích của bản tuyên ngôn độc lập, từ đó suy ra đối tượng mà tác giả muốn hướng đến.

Lời giải chi tiết :

Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là: đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Đồng thời, Hồ Chí Minh muốn ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế.

Câu 36 :

Văn bản Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 thuộc kiểu văn bản gì?

  • A.

    Văn bản tự sự

  • B.

    Văn bản nhật dụng

  • C.

    Văn bản khoa học

  • D.

    Văn bản nghệ thuật

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Văn bản này thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. 
Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại - mọi kiểu văn bản).

Câu 37 :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

  • A.

    Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.

  • B.

    Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.

  • C.

    Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.

  • D.

    Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.