Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK II - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

  • B.

    Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

  • C.

    Bố cục rõ ràng, rành mạch

  • D.

    Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Câu 2 :

Hê-minh-uê gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến thứ I năm bao nhiêu tuổi?

  • A.

    18 tuổi

  • B.

    19 tuổi

  • C.

    20 tuổi

  • D.

    21 tuổi

Câu 3 :

Ông lão Xan-ti-a-gô đã phải chiến đấu với con cá kiếm bao lâu mới khuất phục được nó?

  • A.

    1 ngày

  • B.

    2 ngày

  • C.

    3 ngày

  • D.

    4 ngày

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về tiểu thuyết Ông già và biển cả đúng hay sai?

Ông già và biển cả là một kết tinh tiêu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê”.

Đúng
Sai
Câu 5 :

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?

  • A.

    Ma Văn Kháng

  • B.

    Nguyễn Khải

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Lưu Quang Vũ

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Ông Trương Ba! (Thấy vẻ nhợt của hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế? [...] Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi,…”

  • A.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

  • B.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

  • C.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Trương Ba.

  • D.

    Cuộc sống của Trương Ba sau khi nhập lại vào xác hàng thịt.

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? [...] Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.”

  • A.

    Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

  • B.

    Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

  • C.

    Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác.

  • B.

    Tác giả phê phán những dục vọc tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.

  • C.

    Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

  • A.

    Đế Thích

  • B.

    Xác hàng thịt

  • C.

    Trương Ba

  • D.

    Cu Tị

Câu 10 :

Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê:

  • A.

    “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”

  • B.

    Nguyên lí sáng tác: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”

  • C.

    Theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí; bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận con người

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 11 :

Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?

  • A.

    Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi,..

  • B.

    Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên  lạc lõng, thảm hại

  • C.

    Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưa Quang Vũ làm công việc gì?

  • A.

    Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân

  • B.

    Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô,…

  • C.

    Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu

  • D.

    Vẽ tranh thuê

Câu 13 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lẽo kéo đến điểm sắt đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng. [...] Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”.

  • A.

    Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

  • B.

    Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá trở về bờ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14 :

Vẻ đẹp con cá kiếm được ông lão Xan-ti-a-gô cảm nhận qua những giác quan nào?

  • A.

    Thị giác

  • B.

    Xúc giác

  • C.

    Thính giác

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 15 :

Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm:

  • A.

    Lời nói dối cuối cùng

  • B.

    Nàng Xi-ta

  • C.

    Lời thề thứ 9

  • D.

    Sống mãi tuổi 17

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

  • B.

    Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

  • C.

    Bố cục rõ ràng, rành mạch

  • D.

    Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nghệ thuật:

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

Câu 2 :

Hê-minh-uê gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến thứ I năm bao nhiêu tuổi?

  • A.

    18 tuổi

  • B.

    19 tuổi

  • C.

    20 tuổi

  • D.

    21 tuổi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hê-minh-uê gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến thứ I năm 19 tuổi.

Câu 3 :

Ông lão Xan-ti-a-gô đã phải chiến đấu với con cá kiếm bao lâu mới khuất phục được nó?

  • A.

    1 ngày

  • B.

    2 ngày

  • C.

    3 ngày

  • D.

    4 ngày

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Xan-ti-a-gô đã phải chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ mà ông câu được. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về tiểu thuyết Ông già và biển cả đúng hay sai?

Ông già và biển cả là một kết tinh tiêu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Ông già và biển cả là một kết tinh tiểu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.

Câu 5 :

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?

  • A.

    Ma Văn Kháng

  • B.

    Nguyễn Khải

  • C.

    Nguyễn Huy Tưởng

  • D.

    Lưu Quang Vũ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hồn Trơng Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Ông Trương Ba! (Thấy vẻ nhợt của hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế? [...] Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi,…”

  • A.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

  • B.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

  • C.

    Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Trương Ba.

  • D.

    Cuộc sống của Trương Ba sau khi nhập lại vào xác hàng thịt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Trương Ba.

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? [...] Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.”

  • A.

    Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

  • B.

    Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

  • C.

    Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

Câu 8 :

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác.

  • B.

    Tác giả phê phán những dục vọc tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.

  • C.

    Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Qua đoạn hội thoại giữa hồn và xác, hàm ý mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm:

gì?

+ Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác.

+ Tác giả phê phán những dục vọc tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.

+ Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách

Câu 9 :

Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

  • A.

    Đế Thích

  • B.

    Xác hàng thịt

  • C.

    Trương Ba

  • D.

    Cu Tị

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên là của nhân vật hồn Trương Ba khi đối thoại với Đế Thích.

Câu 10 :

Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê:

  • A.

    “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”

  • B.

    Nguyên lí sáng tác: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”

  • C.

    Theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí; bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận con người

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê”

+ Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

+ Ông là người đề ra nguyên lí tảng băng trôi

Câu 11 :

Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?

  • A.

    Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi,..

  • B.

    Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên  lạc lõng, thảm hại

  • C.

    Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

* Trương Ba từ chối nhập vào xác cu Tị vì:

- Việc này sẽ dẫn đến hàng loạt những phiền phức, rắc rối như việc Trương Ba đã nhập vào xác hàng thịt (phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lí trưởng, trương tuần thu lợi…).

- Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại.

- Dù nhập vào xác cu Tị hay xác ai thì Trương Ba cũng không được là mình toàn vẹn và tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.

=> Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Quyết định này khiến chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 12 :

Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưa Quang Vũ làm công việc gì?

  • A.

    Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân

  • B.

    Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô,…

  • C.

    Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu

  • D.

    Vẽ tranh thuê

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1965 đến năm 1970, ông vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân.

Câu 13 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lẽo kéo đến điểm sắt đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng. [...] Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”.

  • A.

    Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

  • B.

    Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá trở về bờ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

Câu 14 :

Vẻ đẹp con cá kiếm được ông lão Xan-ti-a-gô cảm nhận qua những giác quan nào?

  • A.

    Thị giác

  • B.

    Xúc giác

  • C.

    Thính giác

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp con cá kiếm qua cảm nhận của ông lão Xan-ti-a-gô:         

* Thị giác

- Đến vòng thứ ba thấy con cá, một con cá khổng lồ

- Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, thân hình đồ sộ, cánh vi xếp lại, bộ vi to sụ bên sườn xòe rộng.

- Khi xuất hiện đến khi chết, con cá kiếm đều đẹp

=> Cảm nhận trực tiếp

* Xúc giác

- Qua những vòng lượn của con cá kiếm (Vòng tròn lớn (xa) => Vòng tròn nhỏ (gần)

- Áp lực sợi dây câu, nhận ra sức nặng của con cá kiếm

- Sự vùng vẫy của con cá kiếm

- Cảm giác đau đớn đôi bàn tay

=> Cảm nhận gián tiếp

Câu 15 :

Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm:

  • A.

    Lời nói dối cuối cùng

  • B.

    Nàng Xi-ta

  • C.

    Lời thề thứ 9

  • D.

    Sống mãi tuổi 17

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ: Sống mãi tuổi 17