Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

  • A.

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B.

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C.

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D.

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Câu 2 :

Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • A.

    Chất trữ tình chính trị sâu sắc

  • B.

    Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

  • C.

    Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

  • D.

    Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Câu 3 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình nông dân

  • B.

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình Nho học

Câu 4 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A.

    Đầu năm 1947

  • B.

    Cuối năm 1947

  • C.

    Đầu năm 1948

  • D.

    Cuối năm 1948

Câu 5 :

Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?

  • A.

    “Heo hút cồn mây súng ngửi trời

     Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

  • B.

    “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

     Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

  • C.

    “Chiều chiều oai linh thác gầm thét

     Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  • A.

    Sử dụng thể thơ dân tộc

  • B.

    Sử dụng cách nói của dân gian

  • C.

    Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng

  • D.

    Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 7 :

Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

  • A.

    Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ

  • C.

    Giải thưởng cống hiến

  • D.

    Đáp án khác

Câu 8 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

  • A.

    Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi

  • B.

    Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc

  • C.

    Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

  • D.

    Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Câu 9 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A.

    Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

  • B.

    Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

  • C.

    Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

  • D.

    Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Câu 10 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa

  • B.

    Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc

  • C.

    Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

  • A.

    Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

  • B.

    Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

  • C.

    Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • D.

    Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Câu 12 :

Nội dung chính đoạn 3 bài thơ Tây Tiến là:

  • A.

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B.

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C.

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D.

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Câu 13 :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

  • A.

    Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.

  • B.

    Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.

  • C.

    Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.

  • D.

    Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

Câu 14 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nôí cột A với cột B sao cho thích hợp:

 

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

“-Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”

Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

Lời của người ra đi

Câu 15 :

Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?

  • A.

    Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.

  • B.

    Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.

  • C.

    Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.

  • D.

    Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

  • A.

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B.

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C.

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D.

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn 1: Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ

Câu 2 :

Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • A.

    Chất trữ tình chính trị sâu sắc

  • B.

    Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

  • C.

    Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

  • D.

    Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

Câu 3 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình nông dân

  • B.

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C.

    Gia đình công chức

  • D.

    Gia đình Nho học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở Huế

Câu 4 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A.

    Đầu năm 1947

  • B.

    Cuối năm 1947

  • C.

    Đầu năm 1948

  • D.

    Cuối năm 1948

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III.

Câu 5 :

Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?

  • A.

    “Heo hút cồn mây súng ngửi trời

     Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

  • B.

    “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

     Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

  • C.

    “Chiều chiều oai linh thác gầm thét

     Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

   “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

- “Anh bạn”: gọi đồng đội tình cảm thân thiết, gắn bó

- Từ láy “dãi dầu”: vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người lính phải đối mặt, vượt qua trên đường hàng quân

- “Không bước nữa, bỏ quên đời”: có thể hiểu là nghỉ ngơi buông mình vào giấc ngủ vô tư lự, có thể hiểu là cái chết nhẹ nhõm, quên đời, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Câu 6 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

  • A.

    Sử dụng thể thơ dân tộc

  • B.

    Sử dụng cách nói của dân gian

  • C.

    Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng

  • D.

    Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phong cách thơ Tố Hữu về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân

+ Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Câu 7 :

Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

  • A.

    Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

  • B.

    Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ

  • C.

    Giải thưởng cống hiến

  • D.

    Đáp án khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Câu 8 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

  • A.

    Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi

  • B.

    Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc

  • C.

    Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

  • D.

    Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gía trị nghệ thuật:

- Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi

- Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc

- Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt

Câu 9 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A.

    Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.

  • B.

    Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.

  • C.

    Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.

  • D.

    Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.

Câu 10 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

  • A.

    Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa

  • B.

    Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc

  • C.

    Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả.

Câu 11 :

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

  • A.

    Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

  • B.

    Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

  • C.

    Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • D.

    Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung: Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Câu 12 :

Nội dung chính đoạn 3 bài thơ Tây Tiến là:

  • A.

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B.

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C.

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D.

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn 3: Hình tượng người lính Tây Tiến

Câu 13 :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

  • A.

    Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.

  • B.

    Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.

  • C.

    Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.

  • D.

    Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.

Câu 14 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nôí cột A với cột B sao cho thích hợp:

 

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

“-Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”

Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

Lời của người ra đi

Đáp án

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

“-Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”

Lời của người ra đi

Lời giải chi tiết :

Bố cục: 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa : Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.

- Phần 2: Tiếp theo đến Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào : Lời của người ra đi

Câu 15 :

Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?

  • A.

    Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.

  • B.

    Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.

  • C.

    Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa.

  • D.

    Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

    - Từ ấy (1937 - 1946)

    -  Việt Bắc (1946 - 1954)

    -  Gió lộng (1955 - 1961)

    -   Ra trận (1962 - 1971)

    -   Máu và hoa (1971 - 1977)