Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B.

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C.

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D.

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Câu 2 :

Mục đích của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là gì?

  • A.

     Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

  • B.

    Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Câu 3 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4 :

Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc nhắc lại cam kết giữa các quốc gia ?

  • A.

    Nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới có sự thống nhất cao

  • B.

    Nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới có sự tích cực chủ động trong việc phòng chống HIV/AIDS

  • C.

    Tác động đến ý thức trách nghiệm của mỗi quốc gia

  • D.

    Nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của hiểm họa HIV/AIDS

Câu 5 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?

  • A.

    Sử dụng thành công thể văn nghị luận với các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

  • B.

    Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ,...

  • C.

    Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.

  • D.

    Lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn

Câu 6 :

Văn bản Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 thuộc kiểu văn bản gì?

  • A.

    Văn bản tự sự

  • B.

    Văn bản nhật dụng

  • C.

    Văn bản khoa học

  • D.

    Văn bản nghệ thuật

Câu 7 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 8 :

Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

  • A.

    Nghệ thuật.

  • B.

    Khoa học.

  • C.

    Văn học.

  • D.

    Chính luận.

Câu 9 :

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?

  • A.

    Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ.

  • B.

    Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.

  • C.

    Việc đẩy lùi đại dịch là việc của riêng mỗi cá nhân.

  • D.

    Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

Câu 10 :

Nguyễn Đình Thi sinh ra tại đâu?

  • A.

    Hà Nội, Việt Nam

  • B.

    Luông Pra Băng, Lào

  • C.

    Cam - pu - chia

  • D.

    Miến Điện

Câu 11 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ về tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

  • A.

    Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

  • B.

    Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Câu 12 :

Nội dung sau được trích từ tiểu luận nào của Nguyễn Đình Thi?

“Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng chính chiến đấu đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc lên văn nghệ mới của chúng ta”

  • A.

    Nhận đường

  • B.

    Mấy vấn đề về văn học

  • C.

    Công việc của người viết tiểu thuyết

  • D.

    Rừng trúc

Câu 13 :

Chi tiết dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Liệt kê, điệp cụm từ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

  • A.

    Văn bản khoa học chuyên sâu.

  • B.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

  • C.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • D.

    Văn bản văn học.

Câu 15 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B.

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C.

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D.

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản khoa học phổ cập là nhằm phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản cho đông đảo bạn đọc.

Câu 2 :

Mục đích của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là gì?

  • A.

     Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

  • B.

    Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mục đích sáng tác của tác phẩm:

+ Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

+ Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến "Một trăm năm" : Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phần 2: Tiếp đến "... Lục Vân Tiên" :Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người NĐC, thơ văn yêu nước của NĐC, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của NĐC.

- Phần 3: Còn lại: Kết thúc vấn đề: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Câu 4 :

Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc nhắc lại cam kết giữa các quốc gia ?

  • A.

    Nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới có sự thống nhất cao

  • B.

    Nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới có sự tích cực chủ động trong việc phòng chống HIV/AIDS

  • C.

    Tác động đến ý thức trách nghiệm của mỗi quốc gia

  • D.

    Nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của hiểm họa HIV/AIDS

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của việc nhắc lại cam kết giữa các quốc gia :

- Nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới có sự thống nhất cao

- Nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới có sự tích cực chủ động trong việc phòng chống HIV/AIDS

- Tác động đến ý thức trách nghiệm của mỗi quốc gia

=> Cách nêu vấn đề ngắn gọn, khéo léo

Câu 5 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?

  • A.

    Sử dụng thành công thể văn nghị luận với các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

  • B.

    Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ,...

  • C.

    Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.

  • D.

    Lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thành công thể văn nghị luận với các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo

- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ,...

- Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.

Câu 6 :

Văn bản Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 thuộc kiểu văn bản gì?

  • A.

    Văn bản tự sự

  • B.

    Văn bản nhật dụng

  • C.

    Văn bản khoa học

  • D.

    Văn bản nghệ thuật

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Văn bản này thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. 
Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại - mọi kiểu văn bản).

Câu 7 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A.

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B.

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C.

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D.

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

Câu 8 :

Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

  • A.

    Nghệ thuật.

  • B.

    Khoa học.

  • C.

    Văn học.

  • D.

    Chính luận.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

Câu 9 :

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS?

  • A.

    Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ.

  • B.

    Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.

  • C.

    Việc đẩy lùi đại dịch là việc của riêng mỗi cá nhân.

  • D.

    Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

- Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ

- Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.

Câu 10 :

Nguyễn Đình Thi sinh ra tại đâu?

  • A.

    Hà Nội, Việt Nam

  • B.

    Luông Pra Băng, Lào

  • C.

    Cam - pu - chia

  • D.

    Miến Điện

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Thi sinh ra tại Luông Pra Băng, Lào.

Câu 11 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ về tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

  • A.

    Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

  • B.

    Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính khái quát và trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

+ Thể hiện ở nội dung khoa học và thuộc ngữ khoa học.

+ Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

Câu 12 :

Nội dung sau được trích từ tiểu luận nào của Nguyễn Đình Thi?

“Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng chính chiến đấu đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc lên văn nghệ mới của chúng ta”

  • A.

    Nhận đường

  • B.

    Mấy vấn đề về văn học

  • C.

    Công việc của người viết tiểu thuyết

  • D.

    Rừng trúc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Thi còn là một cây bút phê bình văn học sắc sảo. Tiểu luận “Nhận đường” của ông đã giúp thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ tìm ra con đường đi đúng đắn, đó là “Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng chính chiến đấu đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang lúc lên văn nghệ mới của chúng ta” (Nhận đường)

Câu 13 :

Chi tiết dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Liệt kê, điệp cụm từ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật được tác giả sử dụng:

- Nghệ thuật liệt kê: liệt kê những việc chúng ta nên làm

- Điệp cụm từ: “Lẽ ra chúng ta phải”

=> Thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự nuối tiếc của tác giả.

Câu 14 :

Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

  • A.

    Văn bản khoa học chuyên sâu.

  • B.

    Văn bản khoa học giáo khoa.

  • C.

    Văn bản khoa học phổ cập.

  • D.

    Văn bản văn học.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một bài báo cáo thuộc loại văn bản khoa học chuyên sâu. Thường mang tính khoa học chuyên ngành cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.

Câu 15 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.