Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 12 HK I - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất

Vấn đề nhận thức

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Vấn đề về cách ứng xử

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Câu 2 :

Đáp án nào không đúng về thao tác bình luận, đánh giá?

  • A.

    Nêu ý nghĩa vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược của vấn đề

  • B.

    Xác định nội dung, ý nghĩa vấn đề mà câu nói đề cập

  • C.

    Rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

  • D.

    Đề xuất giải pháp

Câu 3 :

Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.

  • B.

    Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.

  • C.

    Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.

  • D.

    Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng
    tỏ vấn đề.

Câu 4 :

Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm nào?

  • A.

    1945

  • B.

    1930

  • C.

    1946

  • D.

    1932

Câu 5 :

Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?

  • A.

    Tác phẩm được chia thành bốn phần.

  • B.

    Tác phẩm được chia thành năm phần.

  • C.

    Tác phẩm được chia thành ba phần.

  • D.

    Tác phẩm được chia thành hai phần.

Câu 6 :

Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

  • A.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh.

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh.

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á.

  • D.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 7 :

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

  • B.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

  • C.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • D.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

Câu 8 :

Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề là:

  • A.

    Nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề

  • B.

    Đề xuất giải pháp

  • C.

    Rút ra bài học kinh nghiệm

  • D.

    Thông điệp chung gửi tới mọi người

Câu 9 :

Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?

  • A.

    Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.

  • B.

    Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.

  • C.

    Cả A và B đều sai.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 10 :

Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Khác nhau về nội dung nghị luận.

  • B.

    Khác nhau về hình thức.

  • C.

    Khác nhau về các thao tác.

  • D.

    Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.

Câu 11 :

Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?

  • A.

    Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.

  • B.

    Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.

  • C.

    Giàu tính luận chiến.

  • D.

    Giọng điệu uyển chuyển.

Câu 12 :

Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ra đời?

  • A.

    26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.

  • B.

    28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • C.

    30/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • D.

    2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Câu 13 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Câu 14 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A.

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B.

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C.

    Đa dạng các thể loại.

  • D.

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Câu 15 :

Đáp án nào không đúng về thao tác lập luận giải thích?

  • A.

    Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nêu nội dung vấn đề

  • B.

    Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề

  • C.

    Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xã định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến

  • D.

    Giải thích dẫn chứng

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất

Vấn đề nhận thức

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Vấn đề về cách ứng xử

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Đáp án

Vấn đề nhận thức

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Vấn đề về cách ứng xử

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực,…
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,…
+ Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.

Câu 2 :

Đáp án nào không đúng về thao tác bình luận, đánh giá?

  • A.

    Nêu ý nghĩa vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược của vấn đề

  • B.

    Xác định nội dung, ý nghĩa vấn đề mà câu nói đề cập

  • C.

    Rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

  • D.

    Đề xuất giải pháp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bình luân, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề:

- Nêu ý nghĩa vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược của vấn đề

- Rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

- Đề xuất giải pháp

Câu 3 :

Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.

  • B.

    Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.

  • C.

    Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.

  • D.

    Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng
    tỏ vấn đề.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức cách làm bài

Lời giải chi tiết :

- Bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí có nội dung bàn luận về một tư tưởng đạo lí, văn hóa,.. của con người.
- Các bài văn nghị luận nói chung hay bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng đều có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ, luận chứng phải đúng đắn,
chính xác, sáng tỏ,…
- Sử dụng 6 thao tác lập luận cơ bản.
- Lời văn, câu văn cần phải cô đúc, ngắn gọn.

Câu 4 :

Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm nào?

  • A.

    1945

  • B.

    1930

  • C.

    1946

  • D.

    1932

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm 1946.

Câu 5 :

Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?

  • A.

    Tác phẩm được chia thành bốn phần.

  • B.

    Tác phẩm được chia thành năm phần.

  • C.

    Tác phẩm được chia thành ba phần.

  • D.

    Tác phẩm được chia thành hai phần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Bản tuyên ngôn gồm ba phần:

    + Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.

    + Cơ sơ thực tiễn của bản tuyên ngôn.

    + Lời tuyên bố độc lập.

Câu 6 :

Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

  • A.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh.

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh.

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á.

  • D.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh thế giới:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

- Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh

Câu 7 :

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

  • B.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

  • C.

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • D.

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:

        B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

        B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

        B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )

        B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Câu 8 :

Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề là:

  • A.

    Nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề

  • B.

    Đề xuất giải pháp

  • C.

    Rút ra bài học kinh nghiệm

  • D.

    Thông điệp chung gửi tới mọi người

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề: nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất vấn đề.

Câu 9 :

Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?

  • A.

    Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.

  • B.

    Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.

  • C.

    Cả A và B đều sai.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là đưa ra những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn, chứ không đưa ra những mặt hại.

Câu 10 :

Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Khác nhau về nội dung nghị luận.

  • B.

    Khác nhau về hình thức.

  • C.

    Khác nhau về các thao tác.

  • D.

    Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận

+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.

Câu 11 :

Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?

  • A.

    Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.

  • B.

    Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.

  • C.

    Giàu tính luận chiến.

  • D.

    Giọng điệu uyển chuyển.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phong cách nghệ thuật của văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

Câu 12 :

Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ra đời?

  • A.

    26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.

  • B.

    28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • C.

    30/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • D.

    2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi:

- 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội

- 28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội

- 2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Câu 13 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Đáp án
đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề
tư tưởng, đạo lí
trong cuộc đời.”
Lời giải chi tiết :

“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”

Câu 14 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A.

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B.

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C.

    Đa dạng các thể loại.

  • D.

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Câu 15 :

Đáp án nào không đúng về thao tác lập luận giải thích?

  • A.

    Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nêu nội dung vấn đề

  • B.

    Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề

  • C.

    Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xã định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến

  • D.

    Giải thích dẫn chứng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giải thích vấn đề:

- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nêu nội dung vấn đề

- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề

- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xã định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến