Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau đây về bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

          “Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”

Đúng
Sai
Câu 2 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

     

Câu 3 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

  • A.

    Thất ngôn trường thiên

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Song thất lục bát

  • D.

    Lục bát

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.

Đúng
Sai
Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ Tú Xương châm biếm những đối tượng nào trong xã hội?

A. Đả kích bọn thực dân phong kiến

B. Đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc

C. Đả kích bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

E. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Sử dụng điển tích, điển cố

Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Đảo ngữ

Điệp ngữ

Vận dụng thành công thể hát nói

Câu 7 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ Thương vợ  hoàn chỉnh.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, / Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, / Có chồng hờ hững cũng như không

Quanh năm buôn bán ở mom sông, / Nuôi đủ năm con với một chồng.

Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công.

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Câu 9 :

Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  • A.

    Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng

  • B.

    Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ

  • C.

    Bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với nước, với dân, với đời.

  • D.

    Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?

  • A.

    Nguyễn Hiền       

  • B.

    Nguyễn Thượng Hiền

  • C.

    Nguyễn Khuyến

  • D.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 12 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 14 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A.

    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.

  • B.

    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

  • C.

    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.

  • D.

    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Câu 15 :

Lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là lời của ai?

  • A.

    Bà Tú

  • B.

    Con bà Tú

  • C.

    Ông Tú

  • D.

    Tất cả đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau đây về bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

          “Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.

Câu 2 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

 

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Câu 3 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

  • A.

    Thất ngôn trường thiên

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Song thất lục bát

  • D.

    Lục bát

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: Song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Lời bình trên là của nhà thơ Xuân Diệu. Cách đếm con, đếm chồng ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với các con, vì mình vẫn phải “ăn lương vợ”.

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ Tú Xương châm biếm những đối tượng nào trong xã hội?

A. Đả kích bọn thực dân phong kiến

B. Đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc

C. Đả kích bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

E. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Sử dụng điển tích, điển cố

Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Đảo ngữ

Điệp ngữ

Vận dụng thành công thể hát nói

Đáp án

Sử dụng điển tích, điển cố

Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Vận dụng thành công thể hát nói

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Vận dụng thành công thể hát nói

- Sử dụng điển tích, điển cố

- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Câu 7 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ Thương vợ  hoàn chỉnh.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, / Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, / Có chồng hờ hững cũng như không

Quanh năm buôn bán ở mom sông, / Nuôi đủ năm con với một chồng.

Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công.

Đáp án

Quanh năm buôn bán ở mom sông, / Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, / Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, / Có chồng hờ hững cũng như không

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Thương vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Đáp án

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Lời giải chi tiết :

- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.

- Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương.

Câu 9 :

Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  • A.

    Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng

  • B.

    Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ

  • C.

    Bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với nước, với dân, với đời.

  • D.

    Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn

Lời giải chi tiết :

Thơ Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Đáp án B và C

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật được sử dụng: kết cấu trùng điệp, điệp ngữ.

=> Tác dụng: tạo cảm giác nức nở, sự trống vắng đến ngẹn ngào, chua xót , nỗi tiếc bạn không nguôi trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.

Câu 11 :

“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?

  • A.

    Nguyễn Hiền       

  • B.

    Nguyễn Thượng Hiền

  • C.

    Nguyễn Khuyến

  • D.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :

Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

Câu 12 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh nội dung của câu thơ trong bài thơ với câu ca dao.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có nội dung gần với câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Ý kiến trên đúng

- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh:

Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Viết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.

Câu 14 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A.

    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.

  • B.

    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

  • C.

    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.

  • D.

    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tú Xương là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò bó mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tuy chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của công đã trở thành bất tử.

Câu 15 :

Lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là lời của ai?

  • A.

    Bà Tú

  • B.

    Con bà Tú

  • C.

    Ông Tú

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lời “chửi” hai câu thơ cuối thực chất là lời của Tú Xương, tác giả tự trách mình, tự phê bình mình.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.