Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Đề số 2 - Hóa học 10


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Đề số 2 - Hóa học 10

Đề bài

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ozon có tính oxi hóa mạnh nên được dùng để sát khuẩn nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.

B. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon .

C. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II).

D. H2S chỉ có tính oxi hóa và H2SO4 chỉ có tính khử.

Câu 2. Khí oxi điều chế được thường có lẫn hơi nước. Để thu được khí oxi khô, người ta thường dẫn hỗn hợp khí thu được đi quã

A.Al2O3 khan             

B.CaO khan.

C.Dung dịch Ca(OH)2.               

D.Dung dịch HCl.

Câu 3. Trường nào không xảy ra phản ứng hóa học?

\(\eqalign{  & A.FeC{l_2} + {H_2}S \to FeS + 2HCl  \cr  & B.FeS + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}S  \cr  & C.{O_3} + 2KI + {H_2}O \to 2KOH + {I_2} + {O_2}  \cr  & D.C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O \cr} \)

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng

\({H_2}S + C{l_2} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4} + HCl\)

A.H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B.H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C.Cl2 là chất oxi hóa, H­2O là chất khử.

D.Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Câu 5. “ Tối qua (11/1), đêm bán kết thứ 4 của cuộc thi Vietnam’s Got Talent đã trở thành cơn ác mộng với khán giả khi chứng kiến màn ảo thuật của thí sinh Tấn Phát. Màn trình diễn của thí sinh này là phải lựa chọn để uống 4 ly nước trong 5 chiếc ly giống nhau, trong đó có một ly axit sunfuric (H2SO4) mà không được nhìn thấy quá trình hoán đổi vị trí do giám khảo Huy Tuấn thực hiện. Ở lần uống đầu tiên, Tấn Phát đã thành công khi uống ly nước ở vị trí số . Tuy nhiên, trong lần uống thứ hai, Tấn Phát đã uống nhầm ly chứa axit và bị bỏng, tróc do môi...”

(Trích bài báo: Thí sinh Got Talent uống nhầm axit bây giờ ra sao? -Bài báo Vietnamnet.vn, ngày 12/01/2016).

Cách sơ cứu hiệu quả nhất để hạn chế  tối đa  tác hại của tai nạn này là:

A. Dùng xà phòng để rửa vết thương.

B. Đổ nước vôi trong hoặc dung dịch NaOH vào để trung hòa axit.

C. Rửa bằng nước sạch nhiều lần để làm loãng nồng độ của axit, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng (quần áo, trang sức,...).

D.Dùng đá lanh dể chườm lên chỗ bị bỏng.

Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, oxi thường được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. Điện phân nước. Đi.

D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các kim loại gồm Al, Fe, Mg cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 ( đktc). Sau phản ứng thu được 24,6 gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là

A. 15 gam.             B. 25 gam.                     

C. 5 gam.               D. 10 gam.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu được 2,24 lít khí SO2 ( đktc). Giá trị của m là

A.12 gam         B.1,2 gam.                     

C. 6 gam.         D. 60 gam.

Câu 9. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 1,12%H; 35,96%S; còn lại là oxi. Hợp chất này có công thức phân tử là

A.H2SO3                B.H2SO4.                      

C.H2S2O7.              D.H2S2O8.

Câu 10. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trên thực tế, người ta dùng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa trên tính chất nào sau đây?

A.Ozon trơ về mặt hoá học.

B.Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C.Ozon không tác dụng được với nước.

D.Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh.

Lời giải chi tiết

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

A

D

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

C

D

Câu 1:

A. Ozon có tính oxi hóa mạnh nên được dùng để sát khuẩn nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác: Đúng.

B. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon: Sai. Vì ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

C. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II): Sai.

D. H2S chỉ có tính oxi hóa và H2SO4 chỉ có tính khử:Sai. Vì H2S chỉ thể hiện tính khử, H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa.

Đáp án C.

Câu 2:

Để thu được khí O2 khô, ta cần cho đi qua chất có khả năng hút được nước và không tác dụng được với khí oxi

Đáp án B

Câu 3:

Phản ứng A không xảy ra do FeS có khả năng tan trong HCl

Đáp án A

Câu 4:

Phản ứng trên có:

S có số OXH tăng từ -2 (H2S) lên +6 (H2SO4)

Cl2 có số OXH giảm từ 0 (Cl2) xuống -1 (HCl)

=> H2S là chất khử, Cl2 là chất OXH

Đáp án D

Câu 5:

Để sơ cứu do bỏng axit, ta cần Rửa bằng nước sạch nhiều lần để làm loãng nồng độ của axit, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng (quần áo, trang sức,...).

Đáp án C

Câu 6:

Trong phòng thí nghiệm oxi thường được điều chế bằng cách nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2

Ta có phương trình:

KClO3 → KCl + 3/2 O2

Đáp án A

Câu 7:

\(m\left( g \right)\left\{ \matrix{  Al \hfill \cr   Fe + 0,3\left( {mol} \right){O_2} \to 24,6\left( g \right) \hfill \cr   Mg \hfill \cr}  \right.\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

\(\eqalign{  & m + {m_{{O_2}}} = {m_r} \to m = {m_r} - {m_{{O_2}}}  \cr   &  \to m = 24,6 - 0,3.32 = 15\left( {gam} \right) \cr} \)

Đáp án A.

Câu 8:

FeS2 tác dụng với oxi theo phản ứng:

\(\eqalign{  & {\rm{            4Fe}}{{\rm{S}}_2} + 11{O_2} \to 2F{e_2}{O_3} + 8S{O_2}  \cr  & {n_{S{O_2}}} = \dfrac{2,24}{22,4} = 0,1\left( {mol} \right)  \cr  & {n_{Fe}} = \dfrac{1}{2}{n_{S{O_2}}} = \dfrac{1}{2}.0,1 = 0,05\left( {mol} \right)  \cr  & {m_{Fe{S_2}}} = 0,05.120 = 6gam \cr} \)

Đáp án C.

Câu 9:

Gọi công thức của hợp chất đã cho là: HxSyOz.

Ta có: \(\eqalign{   x:y:z &= {{\% H} \over 1}:{{\% S} \over {32}}:{{\% O} \over {16}} \cr&= {{1,12} \over 1}:{{35,96} \over {32}}:{{62,92} \over {16}}  \cr  &             = 1,12:1,12:3,94 \cr&= 1:1:3,5 \cr&= 2:2:7 \cr} \)

Công thức của hợp chất là H2S2O7.

Đáp án C.

Câu 10:

Người ta dùng ozon để bảo quản trái cây là dựa vào tính OXH mạnh của ozon

Đáp án D

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí