Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 22- 4-2001.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 22- 4-2001. Đại hội đã nghe đồng chí Trần Đức Lương, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đọc Diễn văn khai mạc Đại hội, đồng chí Lê Khả Phiêu,Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóaVIII) đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về các văn kiện trình Đại hội IX. Đại hội Đảng lần thứ IX có nhiệm vụ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội VIII, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991 - 2000 và tổng kết 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Đại hội IX kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ngang tầm với đòi hỏi của

dân tộc trong thời kỳ mới, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới.

Đánh giá tình hình Việt Nam trong thế kỷ XX và triển vọng trong thế kỷ XXI, Báo cáo chính trị khẳng định: Đối với dân tộc ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại Đảng ra đời là một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta liên tiếp giành những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoá, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệt đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa, xã hội. Đại hộị IX dự báo: "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới".

Đại hội IX của Đảng đã tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Vlll, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 và tổng kết 15 năm đổi mới. Những thành tựu đó là:

Một là kinh tế tăng trưởng khá, ổn định, bền vững. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao: tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ năm 1986 - 1990 là 3,9%; năm 1991 - 1995 là 8/2%; năm 1996 - 2000 là 7%. Lạm phát giảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,4% năm 1990; 12,7% năm 1995; 0,1% năm 1999 và 0% năm 2000. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Hai là, văn hoá, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia và xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân được đáp ứng tốt hơn. Mỗi năm hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới. Công tác xoá đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước đạt kết quả cao. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều thành tích được Liên hợp quốc tặng giải thưởng. Các hoạt động "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" được cả xã hội quan tâm hưởng ứng.

Ba là, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia. Xây đựng cơ sở chính trị - xã hội, thế trận quốcphòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Bốn là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Toàn Đảng thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục được cải cách một bước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương châm hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá được phát huy.

Năm là, phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vàc đời sống cộng đồng quốc tế; tham gia các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Sáu là, nhận thức lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn, tức là rõ hơn về mô hình, về chặng đường, về bước đi, về quy luật vận động và về giải pháp cụ thể. Đảng đã từng bước hoạch định một hệ thống quan điểm, những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và phác họa được mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với 6 đặc trưng, xác định chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội IX cũng chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp: một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết; cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh mẽ phát triển; tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.

Đại hội IX đã khẳng định những bài học đổi mới do các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên vẫn có giá trị lớn và nhấn mạnh những bài học chủ yếu sau:

"Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo.

Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mớí".

Đại hội IX của Đảng coi trọng công tác nghiên cứu lý 1uận và tổng kết thực tiễn, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước như: về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nựớc ta; đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường quốc phòng và an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; xây dựng, chỉnh dốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo với sức chiến đấu của Đảng.

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội nhấn mạnh: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Đại hội đã đề cập nội đung tư tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện và có hệ thống. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong thời kỳ quá có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những thay đổi to lớn về kinh tế - xã hội. Mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

Trên cơ sở đánh giá khách quan tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế, Đại hội IX của Đảng đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 với mục tiêu tổng quát là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoả, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công, nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiệm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao". Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.

Đại hội đã thông qua Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 với mục tiêu tổng quát là: "Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia"'.

Trên cơ sở các mục tiêu đó, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể định hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong giai đoạn 2001- 2005 và đưa ra dự báo cân đối lớn thời ký 5 năm 2001 – 2005; định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực và vùng; định hướng cơ chế chính sách và các giải phápprhù hợp thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 2005.

Đại hội IX của Đảng đã thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung sửa đổi gồm 12 chương, 48 điều. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 150 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí và Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 8 phiếu

>> Xem thêm