Bài 8 trang 26 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều>
Bạn An vẽ trên đất một bảng gồm 9 ô như Hình 3.
Đề bài
Để nghiên cứu xác suất của một loại cây trồng mới phát triển bình thường, người ta trồng hạt giống của loại cây đó trên hai lô đất thí nghiệm A, B khác nhau. Xác suất phát triển bình thường của hạt giống đó trên các lô đất A, B lần lượt là 0,7 và 0,6. Lặp lại thí nghiệm trên với đầy đủ các điều kiện tương đồng, tính xác suất hạt giống chỉ phát triển bình thường trên một lô đất.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng biến cố đối để tính xác suất
Lời giải chi tiết
− Xét các biến cố:
A: “Hạt giống phát triển bình thường trên lô đất thí nghiệm A”;
B: “Hạt giống phát triển bình thường trên lô đất thí nghiệm B”;
Từ giả thiết ta thấy A, B là hai biến cố độc lập và P(A) = 0,7; P(B) = 0,6.
Xét các biến cố đối:
\(\bar{A}\): “Hạt giống không phát triển bình thường trên lô đất thí nghiệm A”;
\(\bar{B}\): “Hạt giống không phát triển bình thường trên lô đất thí nghiệm B”.
Ta có P(\(\bar{A}\)) = 1 - P(A) = 1 - 0,7 = 0,3; P(\(\bar{B}\)) = 1 - P(B) = 1 - 0,6 = 0,4.
− Xét các biến cố:
H: “Hạt giống chỉ phát triển bình thường trên một lô đất”.
H1: “Hạt giống phát triển bình thường trên lô đất A và không phát triển bình thường trên lô đất B”
H2: “Hạt giống phát triển bình thường trên lô đất B và không phát triển bình thường trên lô đất A”
⦁ Ta thấy A, \(\bar{B}\) là hai biến cố độc lập và H1 = A∩\(\bar{B}\)
Nên P(H1)=P(A∩\(\bar{B}\)) = P(A)⋅P(\(\bar{B}\)) = 0,7.0,4 = 0,28.
⦁ Ta thấy B, \(\bar{A}\) là hai biến cố độc lập và H1 = B∩\(\bar{A}\)
Nên P(H2)=P(B∩\(\bar{A}\))=P(B)⋅P(\(\bar{A}\)) = 0,6.0,3 = 0,18.
⦁ Ta thấy H = H1 ∪ H2, mà H1, H2 là hai biến cố xung khắc
Nên P(H) = P(H1 ∪ H2) = P(H1) + P(H2) = 0,28 + 0,18 = 0,46.
Vậy xác suất hạt giống chỉ phát triển bình thường trên một lô đất bằng 0,46.
Chú ý: Ta có thể tính xác suất theo biến cố đối của biến cố H.
- Bài 7 trang 26 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều
- Bài 6 trang 26 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều
- Bài 5 trang 26 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều
- Bài 4 trang 26 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều
- Bài 3 trang 25 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, thể tích của một số hình khối - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Khoảng cách - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc nhị diện - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, thể tích của một số hình khối - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Khoảng cách - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc nhị diện - Toán 11 Cánh diều
- Lý thuyết Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng - Toán 11 Cánh diều