

Bài 5 trang 108 SGK Toán 7 tập 1>
Đề bài
Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù. Gọi tên tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác vuông trên hình 54.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Áp dụng định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng \({180^0}\)
+ Sử dụng định nghĩa tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác vuông để gọi tên các tam giác:
* Tam giác vuông là tam giác có 1 góc vuông
* Tam giác tù là tam giác có 1 góc tù
* Tam giác nhọn là tam giác có cả 3 góc đều là góc nhọn
Lời giải chi tiết
a) Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác \(ABC\) ta được:
$$\eqalign{
& \widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0} \cr
& \Rightarrow \widehat A = {180^0} - \widehat B - \widehat C \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\,= {180^0} - {62^0} - {28^0} = {90^0} \cr} $$
Do đó tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\).
b) Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác \(DEF\) ta được:
$$\eqalign{
& \widehat D + \widehat E + \widehat F = {180^0} \cr
& \Rightarrow \widehat D = {180^0} - \widehat E - \widehat F \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,= {180^0} - {45^0} - {37^0} = {98^0} \cr} $$
Vì \(\widehat D = {98^0}>90^0\) nên là góc tù.
Do đó tam giác \(DEF\) tù.
c) Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác \(HKI\) ta được:
$$\eqalign{
& \widehat H + \widehat K + \widehat I = {180^0} \cr
& \Rightarrow \widehat H = {180^0} - \widehat K - \widehat I \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,= {180^0} - {38^0} - {62^0} = {80^0} \cr} $$
Vì \(\widehat H = {80^0} < {90^0},\widehat I = {62^0} < {90^0},\)\(\widehat K = {38^0} < {90^0}\)
Do đó tam giác \(HKI\) nhọn.
Loigiaihay.com


- Bài 6 trang 109 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 7 trang 109 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 8 trang 109 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 9 trang 109 SGK Toán 7 tập 1
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 2 - Hình học 7
>> Xem thêm
- Lý thuyết tập hợp Q các số hữu tỉ
- Lý thuyết nhân, chia số hữu tỉ
- Lý thuyết về cộng, trừ đa thức
- Lý thuyết định lí Py-ta-go
- Lý thuyết về hai đường thẳng song song
- Lý thuyết tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Lý thuyết tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác