Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9>
Quan sát hình 48.1, mô tả quá trình tạo cây biến đổi gene nhờ công nghệ di truyền.
48.1
Quan sát hình 48.1, mô tả quá trình tạo cây biến đổi gene nhờ công nghệ di truyền.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 48.1
Lời giải chi tiết:
Quá trình tạo cây biến đổi gene:
Chuyển gene đích vào plasmid tạo DNA tái tổ hợp → Thể truyền cài gene đích vào hệ gene của cây → cây biến đổi gene mang tính trạng mong muốn.
48.2
Quan sát hình 48.2, mô tả quá trình tạo động vật chuyển gene.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 48.2
Lời giải chi tiết:
Chuyển gene đích vào plasmid tạo DNA tái tổ hợp → Thể truyền cài gene đích vào hệ gene của cây → Động vật được chuyển phôi sinh ra động vật chuyển gene.
48.3
Nêu thêm một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp.
Phương pháp giải:
Ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Tạo các giống bò hoặc dê chuyển gene sinh trưởng nhanh hoặc trong sử có thành phần protein làm thuốc sinh học.
48.4
Quan sát hình 48.4, cho biết nghi phạm số mấy có thể là thủ phạm của vụ án. Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 48.4
Lời giải chi tiết:
Nghi phạm số 2 có thể là thủ phạm vì có mẫu DNA trùng với mẫu DNA tại hiện trường.
48.5
Nêu thêm một số ứng dụng công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường và an toàn sinh học.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu qua sách, báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Kỹ thuật di truyền và các biến đổi khác được thực hiện với vi khuẩn nhằm giúp tăng khả năng làm sạch của vi khuẩn. Thông thường, các biến đổi này là bổ sung hoặc làm tăng enzyme cần thiết để phá vỡ các độc tố hoặc cung cấp cho chúng các điều kiện dinh dưỡng tối ưu để làm tăng hiệu quả làm sạch.
Với kỹ thuật gene, vi sinh vật còn được sử dụng như chất cảm biến ô nhiễm thường là thể hiện bằng cách thay đổi màu sắc hoặc thậm chí là phát sáng trong bóng tối khi thấy sự có mặt của một loại độc tố nào đó.
48.6
Tìm thông tin về một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền ở Việt Nam và ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu qua sách, báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự điều tra.
48.7
Dựa vào thông tin ở bảng 48.1, trả lời các câu hỏi sau:
1. Hành vi của con người nên thay đổi thế nào khi lợi ích của ứng dụng công nghệ di truyền vượt trội yếu tố rủi ro tương ứng và ngược lại?
2. Chúng ta nên làm gì để hạn chế các rủi ro nêu trên?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin bảng 48.1
Lời giải chi tiết:
1.
- Khi lợi ích vượt trội hơn rủi ro: ưu tiên sử dụng các sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền.
- Khi rủi ro vượt trội hơn lợi ích: hạn chế sử dụng các sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền.
2. Để hạn chế rủi ro chúng ta cần:
- Cần nghiên cứu rõ ràng trước khi đưa ra 1 sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền mới.
- Ghi nhãn sản phẩm biến đổi gene để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
- Mở rộng cây trồng biến đổi gene trong mức cho phép
48.8
Công nghệ di truyền là quy trình kĩ thuật thao tác trên phân tử DNA (tách chiết, nhân bản, cắt nối phân tử DNA) nhằm tạo ra các sản phẩm của gene sử dụng trong thực tiễn. Những sinh vật nào sau đây được tạo ra bằng ứng dụng công nghệ di truyền?
- Dâu tằm tam bội.
- Bông chuyển gene kháng sâu.
- Đu đủ chuyển gene kháng virus gây bệnh đốm vòng.
- Nho tam bội.
- Dê chuyển gene tạo ra tơ nhện.
Phương pháp giải:
Công nghệ di truyền là quy trình kĩ thuật thao tác trên phân tử DNA (tách chiết, nhân bản, cắt nối phân tử DNA) nhằm tạo ra các sản phẩm của gene sử dụng trong thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Những sinh vật được tạo ra bằng ứng dụng công nghệ di truyền:
- Dâu tằm tam bội.
- Nho tam bội.
48.9
Nhận định nào sau đây không đúng với hướng ứng dụng công nghệ di truyền?
A. Tạo cây biến đổi gene có tính trạng mới.
B. Tạo các dòng tế bào, cơ thể mang gene tổng hợp sản phẩm dùng làm thuốc sinh học.
C. Tạo ra các tính trạng mới ở người.
D. Tạo các giống vật nuôi mang tính trạng mong muốn.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết hướng ứng dụng công nghệ di truyền.
Lời giải chi tiết:
Hướng không đúng: Tạo ra các tính trạng mới ở người.
Đáp án C.
48.10
Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình tạo giống cây trồng biến đổi gene.
(1) Cài gene cần chuyển vào thể truyền tạo thể truyền tái tố hợp.
(2) Chuyển thể truyền mang gene cần chuyển vào hệ gene của cây.
(3) Phân lập gene (gene cần chuyển) từ tế bào của loài cho gene.
(4) Sàng lọc tế bào thực vật đã được chuyển gene thành công.
(5) Nuôi cấy tế bào chuyển gene và cho tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy trình tạo giống cây trồng biến đổi gene.
Lời giải chi tiết:
Quy trình tạo giống cây trồng biến đổi gene:
- Bước 1: Phân lập gene (gene cần chuyển) từ tế bào của loài cho gene.
- Bước 2: Cài gene cần chuyển vào thể truyền tạo thể truyền tái tổ hợp.
- Bước 3: Chuyển thể truyền mang gene cần chuyển vào hệ gene của cây.
- Bước 4: Sàng lọc tế bào thực vật đã được chuyển gene thành công.
- Bước 5: Nuôi cấy tế bào chuyển gene và cho tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
→ Trình tự đúng là: (3) → (1) → (2) → (4) → (5).
48.11
Những thông tin sau đây thể hiện lợi ích hay rủi ro của ứng dụng công nghệ di truyền?
Phương pháp giải:
Dựa vào lợi ích/ rủi ro của công nghệ di truyền.
Lời giải chi tiết:
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9