Bài 31. Protein Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9>
Hình 31.1 (trang 138, SGK KHTN 9) mô tả một số amino acid (alanine và glycine) và một đoạn mạch protein tạo thành từ các amino acid này. Quan sát Hình 31.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
31.1
Hình 31.1 (trang 138, SGK KHTN 9) mô tả một số amino acid (alanine và glycine) và một đoạn mạch protein tạo thành từ các amino acid này. Quan sát Hình 31.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đặc điểm giống và khác nhau giữa các amino acid này là gì?
2. Các amino acid này đã kết hợp lại với nhau hình thành protein bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 31.1
Lời giải chi tiết:
1. Giống nhau: đều có nhóm – NH2 và – COOH, khác nhau về khối lượng phân tử.
2. Mỗi amino acid dùng đầu – COOH kết hợp với 1 đầu – NH2 của amino acid còn lại tạo liên kết CO – NH.
31.2
Tiến hành thí nghiệm về tính chất của protein (trang 139, SGK KHTN 9), quan sát và nhận xét hiện tượng ở ba ống nghiệm.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của protein
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng xảy ra:
+ ống nghiệm 1: lòng trắng trứng tan dần thành dung dịch đồng nhất
+ ống nghiệm 2: lòng trắng trứng đông tụ
+ ống nghiệm 3: lòng trắng trứng chuyển dần màu đen và có mùi khét.
31.3
Từ hình 31.2 (trang 139, SGK KHTN 9) và những hiểu biết của em trong thực tế cuộc sống, hãy cho biết một số ứng dụng của protein
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 31.2
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng của protein: là nguồn thực phẩm quan trọng. Một số protein được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số loại tơ tự nhiên
31.4
Các enzyme là các protein đóng vai trò chất xúc tác trong phản ứng sinh hóa. Em hãy viết sơ đồ của hai phản ứng có enzyme là chất xúc tác diễn ra trong cơ thể người.
Phương pháp giải:
Các enzyme có tham gia vào các phản ứng thủy phân trong cơ thể
Lời giải chi tiết:
31.5
Nêu cách phân biệt tơ tự nhiên (tơ tằm) với tơ tổng hợp (tơ nylon)
Phương pháp giải:
Dựa vào hiện tượng cháy của 2 loại tơ
Lời giải chi tiết:
Tơ tự nhiên khi đốt cháy có mùi khét đặc trưng (giống mùi tóc cháy)
Tơ nylon cháy có mùi đặc trưng của nylon cháy, sản phẩm cháy vón cục
31.6
Hãy giải thích tại sao:
a) Khi luộc trứng thì lòng đỏ và trắng đều trở nên cứng?
b) Sữa tươi bị vón cục khi vắt chanh vào?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của protein.
Lời giải chi tiết:
a) Vì lòng đỏ và trắng trứng đều chứa protein nên khi luộc lên dưới tác dụng của nhiệt, protein sẽ đông tụ và trở nên cứng.
b) Sữa tươi chứa protein nên khi vắt chanh dưới tác dụng của môi trường acid, protein sẽ dông tụ và vón thành cục.
31.7
Hãy giải thích tại sao:
a) Thịt bò mềm hơn khi ướp bằng nước dứa (thơm)?
b) Quá trình muối dưa người ta thường dùng một ít nước dưa muối cũ, hoặc khi làm sữa chua từ sữa đặc người ta thường thêm ít sữa chua có sẵn.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của protein.
Lời giải chi tiết:
a) Vì nước dứa có chứa các enzyme giúp quá trình thủy phân protein trong thịt diễn ra nhanh hơn nên thịt bò mềm hơn.
b) Vì sữa chua hay nước dưa muối đều chứa các enzyme để tạo môi trường cho phản ứng lên men xảy ra.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9