Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9>
Dựa vào số liệu ở Bảng 33.1, vẽ biểu đồ thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố dưới dạng hình tròn và dạng cột. Đọc biểu đồ và rút ra nhận xét về hàm lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
33.1
Dựa vào số liệu ở Bảng 33.1, vẽ biểu đồ thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố dưới dạng hình tròn và dạng cột. Đọc biểu đồ và rút ra nhận xét về hàm lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất.
Phương pháp giải:
Dựa vào Bảng 33.1
Lời giải chi tiết:
Biểu đồ tròn: Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất
Nhận xét: Oxygen là nguyên tố có phần trăm lớn nhất trong vỏ Trái Đất.
Silicon chiếm khoảng 27% và các nguyên tố kim loại khác.
33.2
Quan sát hình 33.1 (trang 147, SGK KHTN 9) và cho biết:
1. Các loại đá trong hình được tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố hóa học nào?
2. Các chất trong thành phần chủ yếu của các loại đá trên thuộc loại hợp chất hóa học nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 33.1
Lời giải chi tiết:
1. Các loại đá trong hình được tạo chủ yếu từ Si, Ca, O, Al, Na, K, Mg
2. Các chất trong thành phần chủ yếu của các loại đá trên thuộc muối của kim loại hoặc oxide kim loại.
33.3
Hãy cho biết các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất
Phương pháp giải:
Dựa vào các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất
Lời giải chi tiết:
Các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất: các oxide và muối.
33.4
Hãy tìm hiểu thành phần hóa học và ứng dụng của cát. Việc khai thác cát trái phép ở các lòng sông, bãi biển có thể gây ra hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Thành phần hóa học của cát là SiO2
Ứng dụng của cát: làm nguyên liệu trong xây dựng hoặc để sản xuất thủy tinh.
Việc khai thác cát trái phép ở các lòng sông, bãi biển có thể gây ra sạt lở.
33.5
Viết bài thuyết trình và trình bày về trước lớp về:
- Lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội của việc khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
- Lợi ích của việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên và sử dụng vật liệu tái chế.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất
Lời giải chi tiết:
Lợi ích cơ bản kinh tế, xã hội của việc khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất:
Việc khai thác các nguồn nhiên liệu từ vỏ Trái Đất như dầu mỏ, khí đốt, than đá,… nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đời sống và sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nguồn nhiên liệu như: kim loại, khoáng sản,… được khai thác sẽ đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất một cách hợp lí góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho người dân
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững chúng ta nên tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế,… nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.
33.6
a) Các hợp chất Na2O, CaO, Al2O3, SiO2, P2O5 thuộc loại gì? Chất nào có hàm lượng oxygen cao nhất.
b) Thạch anh (SiO2) và đá cẩm thạch (CaCO3, CaCO3.MgCO3) loại nào chịu mưa acid tốt hơn? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách tính hàm lượng các nguyên tố trong hợp chất.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\% O = \frac{{{M_O}}}{{{M_{N{a_2}O}}}}.100 = \frac{{16}}{{23.2 + 16}}.100\% = 25,8\% \\\% {O_{(CaO)}} = \frac{{{M_O}}}{{{M_{CaO}}}}.100\% = \frac{{16}}{{40 + 16}}.100\% = 28,57\% \\\% {O_{(A{l_2}{O_3})}} = \frac{{3.{M_O}}}{{{M_{A{l_2}{O_3}}}}}.100\% = \frac{{3.16}}{{102}}.100\% = 47,06\% \\\% {O_{(Si{O_2})}} = \frac{{16.2}}{{28 + 16.2}}.100\% = 53,3\% \\\% {O_{({P_2}{O_5})}} = \frac{{16.5}}{{142}}.100\% = 56,34\% \end{array}\)
Chất có hàm lượng oxygen cao nhất là P2O5
b) SiO2 chịu mưa acid tốt hơn vì SiO2 là oxide acid; CaCO3, CaCO3.MgCO3 dễ dàng tác dụng với acid tạo ra khí CO2.
33.7
a) Vì sao có nhiều núi đá vôi (CaCO3) mà không có ngọn núi nào tạo thành từ NaCl?
b) Từ nguyên liệu là quặng phosphorite Ca3(PO4)2, người ta sản xuất ra phân lân superphosphate (Ca(H2PO4)2). Quặng phosphorite hay phân lân superphosphorate chứa phosphorous với hàm lượng cao nhất.
Phương pháp giải:
Dựa vào sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
a) Đá vôi (CaCO₃): Đá vôi có độ cứng cao và khá bền vững dưới tác động của các điều kiện tự nhiên như mưa, gió, và nhiệt độ. Dù có thể bị ăn mòn bởi nước mưa chứa axit nhẹ, nhưng quá trình này diễn ra chậm, cho phép đá vôi hình thành và duy trì trong thời gian dài.
NaCl (muối ăn): Muối dễ hòa tan trong nước. Do đó, nếu có các cấu trúc lớn hình thành từ NaCl, chúng sẽ nhanh chóng bị tan rã bởi mưa và độ ẩm trong không khí. Điều này khiến NaCl không thể tồn tại dưới dạng ngọn núi hoặc cấu trúc địa chất bền vững lâu dài.
b) %P trong Ca3(PO4)2 = \(\frac{{31.2}}{{40.3 + 95.2}}.100\% = 20\% \)
%P trong Ca(H2PO4)2 = \(\frac{{31.2}}{{40 + 97.2}}.100\% = 26,5\% \)
Vậy phân lân superphosphorate chứa phosphorous với hàm lượng cao nhất.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9