Văn bản Thủy tiên tháng Một>
Khi ngày càng có nhiều người phải đối mặt với biến đổi khí hậu thì trong số đó cũng có thêm nhiều người hiểu rằng đó không chỉ là hiện tượng có cái tên nghe khá êm ái là “sự nóng lên của Trái Đất”.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Thủy tiên tháng Một
(Thô-mát L. Phrít-man)
Khi ngày càng có nhiều người phải đối mặt với biến đổi khí hậu thì trong số đó cũng có thêm nhiều người hiểu rằng đó không chỉ là hiện tượng có cái tên nghe khá êm ái là “sự nóng lên của Trái Đất”. “Ô, mọi thứ chỉ hơi nóng lên một chút thôi, có gì không hay đâu – nhất là nếu bạn cũng là người Min-ne-xô-ta (Minnesota) như tôi?”. Không đơn giản thế đâu, nó còn là “sự bất thường của Trái Đất” nữa.
“Sự bất thường của Trái Đất” là cụm từ do Hân-tơ Lo-vin (Hunter Lovins) đặt ra. Ông muốn giải thích với mọi người rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên (Trái Đất nóng lên) thực sự sẽ dẫn dến các kiểu hiện tượng thời tiết bất thường khác – từ những đợt nóng và hạn hán ở nơi này đến tuyết rơi dày ở nơi kia, và sẽ có bão lớn hơn, lũ lụt nặng nề hơn, mưa to hơn, cháy rừng dữ dội hơn và các loài sinh vật sẽ biến mất. Thời tiết sẽ ngày càng không bình thường. Và đã có hiện tượng đó rồi. Khi những bông hoa thủy tiên vàng trên lối đi từ đường phố vào nhà chúng tôi ở Bơ-the-xđa (Bethesda), bang Me-ri-lân (Maryland), vốn thường nở vào tháng Ba, nhưng năm nay lại nở từ đầu tháng Một thì đó chính là sự bất thường, giống như một phép thuật xuất hiện từ trong một tập phim Thoai-lai Dôn (Twilight Zone) vậy. Tôi gần như nghĩ rằng khi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi sẽ thấy Rót Xơ-linh (Rod Serling), người dẫn truyện, đang cắt cỏ trong sân nhà tôi.
Hãy quen với điều đó. Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật. Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều, vì chính chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất. Do đó, khi bạn làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió – và cả tình hình gió mùa trước khi bạn nhận biết được điều đó nữa. Khi Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi – đó là lí do chủ yếu làm xuất hiện những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.
Tại sao chúng ta lại đồng thời có thời tiết ở cả hai thái cực – ẩm ướt hơn và khô hạn hơn – cùng một lúc?
Nhiệt độ trung bình tăng và cả Trái Đất nóng lên sẽ dẫn tới đất bốc hơi nhiều hơn. Vì thế, những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn. Cùng lúc đó, tốc độ bay hơi của nước tăng – do Trái Đất nóng lên – cũng đưa nhiều hơi nước hơn vào không khí, vì vậy, những khu vực gần diện tích mặt nước rộng, nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng càng ẩm ướt hơn. Chúng ta biết chu kì tuần hoàn của nước có đặc điểm là: hơi ẩm bốc lên sẽ phải rơi xuống, và ở đâu ẩm hơn thì ở đó mưa nhiều hơn. Tổng lượng mưa trên toàn cầu sẽ tăng, và lượng mưa trong môi cơn bão được cho rằng cũng sẽ tăng theo … do đó gây ra mưa lớn hơn, lũ lụt nghiêm trọng hơn. Đó là lí do tại sao cụm từ “sự nóng lên của Trái Đất” vẫn là nhẹ nhàng, chưa mô tả đầy đủ mối đe doạ lớn lao tiềm ẩn.
Như Giôn Hộ-đơ-rơn (John Holdren) nói: “Thuật ngữ quen thuộc “sự nóng lên của Trái Đất” là một sự nhầm lẫn. Nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ, và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn. Nó không giống nhau trên các vùng địa lí. Nó nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, đồng thời nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội loài người có thể điều chỉnh. Nó đang tác động lên một loạt các hiện tượng khí hậu đặc biệt quan trọng khác, ngoài nhiệt độ còn có lượng mưa, độ ẩm không khí, độ ẩm của đất, sự lưu chuyển không khí, bão, tuyết và diện tích mặt băng, dòng hải lưu 2 và hiện tượng “nước trồi”. Và rõ ràng ảnh hưởng của nó lên đời sống con người đang và sẽ mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Có một cái tên khác chính xác hơn, mặc dù nghe nặng nề hơn “sự nóng lên của Trái Đất”, đó là “sự rối loạn khí hậu toàn cầu””.
Trang CNN.com (ngày 07/8/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm mà trước kia chưa từng xảy ra. Có thể đặt tên báo cáo đó là “Sự bất thường của Trái Đất năm 2007”:
Bốn đợt gió mùa, nhiều gấp đôi mọi năm, đã gây ra lũ lụt nặng nề ở Ấn Độ, Pa-ki-xtan (Pakistan) và Băng-la-đét (Bangladesh),... Anh và xứ U-ên (Wales) cũng trải qua khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Bảy mưa nhiều chưa từng thấy kể từ mức kỉ lục năm 1766. Đến cuối tháng Bảy, nước sông dâng cao đe doạ tràn lên hai bờ... Cuối tháng trước, ở Xu-đăng (Sudan), lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét, khiến ít nhất 62 người thiệt mạng. Cơn mưa này to bất thường và diễn ra sớm hơn so với mọi năm... Vào tháng Năm, những đợt sóng lớn, cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo của Man-đi-vơ (Maldives), gây ra lũ lụt và thiệt hại nghiêm trọng... Cũng vào tháng Năm, khắp nước Nga phải chịu một đợt nóng kéo dài... Đông nam châu Âu cũng không thoát được thời tiết bất thường, với nhiệt độ nóng kỉ lục vào tháng Sáu và tháng Bảy... Nhiều nơi ở Nam Mỹ lại phải chịu một mùa đông lạnh khác thường đối với vùng phía nam, gây ra gió, bão tuyết và tuyết rơi vốn hiếm xảy ra. Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới –22°C ở Ác-hen-ti-na (Argentina), –18°C ở Chi-lê (Chile). Tháng Sáu, Nam Phi trải qua một đợt tuyết lớn nhất kể từ năm 1981, ở một vài vùng tuyết rơi dày đến 25 cm trên mặt đất...
Xu hướng các hiện tượng thời tiết vốn cực đoan càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008. Những cơn mưa lớn chưa từng thấy ở bang Ai-o-oa (Iowa) khiến sông Xi-đa (Cedar) tràn bờ và trung tâm thành phố Xi-đa Ra-pít (Cedar Rapids) bị lụt. Mực nước sông cao hơn mặt nước biển đến 9,1 m, cao chưa từng thấy và không ai có thể nghĩ nước lên đến mức ấy. Báo Niu Oóc Thai-mơ (New York Times) (ngày 13/6/2008) có một câu mô tả chính xác tình trạng bất thường của Trái Đất mà người Ai-o-oa hẳn đang cảm thấy: “Giép Doóc (Jeff Zogg), nhà thuỷ văn học đang làm việc cho Trung tâm Thời tiết ở Đa-vin-pót (Davenport), Ai-o-oa nói: “Thường khi bạn chỉ có thể vượt qua mức cũ 2,5 đến 5 cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8m thì quá sức ngạc nhiên.””.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bản tin về hoa anh đào
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nói với con
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hãy cầm lấy và đọc
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bản tin về hoa anh đào
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nói với con
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hãy cầm lấy và đọc