Trắc nghiệm Bài 5: Số thập phân Toán 6 Cánh diều
Đề bài
Viết phân số \(\dfrac{{131}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân ta được
-
A.
$0,131$
-
B.
\(0,1331\)
-
C.
\(1,31\)
-
D.
\(0,0131\)
Viết số thập phân \(0,25\) về dạng phân số ta được
-
A.
$\dfrac{1}{4}$
-
B.
\(\dfrac{5}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{2}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{1}{5}\)
Các phân số \(\dfrac{{69}}{{1000}};8\dfrac{{77}}{{100}};\dfrac{{34567}}{{{{10}^4}}}\) được viết dưới dạng số thập phân theo lần lượt là
-
A.
\(0,69;0,877;3,4567\)
-
B.
\(0,69;8,77;3,4567\)
-
C.
\(0,069;0,877;3,4567\)
-
D.
\(0,069;8,77;3,4567\)
Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}}\)= …; \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)= …; \(3\dfrac{2}{{25}}\)=…
-
A.
\(-0,09; -0,625; 3,08\)
-
B.
\(-0,009; -0,625; 3,08\)
-
C.
\(-0,9; -0,625; 3,08\)
-
D.
\(-0,009; -0,625; 3,008\)
Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:
\( - 0,125\)=…; \( - 0,012 = ...{\rm{ }}\); \( - 4,005 = ...\)
-
A.
\(\dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 4005}}{{1000}}\)
-
B.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{25}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 1}}{4}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
D.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Điền dấu ">;<;=" vào ô trống
\(508,99\)
\(509,01\)
-
A.
\(36,095; 36,100; - 120,34; - 120,341\)
-
B.
\(36,095; 36,100; - 120,341; - 120,34\)
-
C.
\(36,100; 36,095; - 120,341; - 120,34\)
-
D.
\(36,100; 36,095; - 120,34; - 120,341\)
Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:
Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.
Các vận động viên đã về Nhất, về Nhì, về Ba lần lượt là:
-
A.
Ngọc Mai, Mai Anh, Phương Hà.
-
B.
Ngọc Mai, Phương Hà, Mai Anh.
-
C.
Phương Hà, Mai Anh, Ngọc Mai.
-
D.
Mai Anh, Ngọc Mai, Phương Hà.
Số đối của các số thập phân sau lần lượt là: \(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
A.
\(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
B.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\;3,333\)
-
C.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
-
D.
\( - 9,32;\; - 12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
Cho các câu sau:
$\left( 1 \right)$ Đọc dấu phẩy
$\left( 2 \right)$ Đọc phần nguyên
$\left( 3 \right)$ Đọc phần thập phân
Thứ tự các bước để đọc một số thập phân là:
A. $\left( 1 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 3 \right)$
B. $\left( 3 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 2 \right)$
C. $\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right)$
D. $\left( 3 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 1 \right)$
Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau?
A. \(0,01\) đơn vị
B. \(0,1\) đơn vị
C. \(10\) đơn vị
D. \(100\) đơn vị
Số thập phân \(0,06\) đọc là:
A. Không phẩy sáu
B. Không phẩy không sáu
C. Không phẩy không không sáu
D. Không phẩy không.
Cho số thập phân \(48,15\). Chữ số \(5\) thuộc hàng nào?
A. Hàng chục
B. Hàng đơn vị
C. Hàng phần mười
D. Hàng phần trăm
Giá trị của chữ số \(6\) trong số thập phân \(108,637\) là:
A. \(\dfrac{6}{{10}}\)
B. \(\dfrac{6}{{100}}\)
C. \(\dfrac{6}{{1000}}\)
D. \(\dfrac{6}{{10000}}\)
Kéo thả số thập phân thích hợp vào ô trống:
A. Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
B. Nếu một số thập phân có chữ số \(0\) ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số \(0\) đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho các số thập phân sau: \(14,35\,;\,\,31,45\,;\,\,51,34\,;\,\,13,54\,;\,\,43,15\).
Số thập phân lớn nhất trong \(5\) số đã cho là
Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
\(5,36;\,13,107;\,0,28;\,28,105;\,13,4\)
A. \(0,28;\,5,36;\,13,4;\,13,107;\,28,105\,\)
B. \(0,28;\,5,36;\,13,4;\,28,105;\,13,107\)
C. \(0,28;\,5,36;\,13,107;\,13,4;\,28,105\)
D. \(28,105;\,13,4;\,13,107;\,5,36;\,0,28\)
Tìm chữ số \(a\), biết \(97,614 < 97,a12\, \;\;(a < 8)\).
A. \(a = 3\)
B. \(a = 4\)
C. \(a = 6\)
D. \(a = 7\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết thêm các chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của số thập phân sau để phần thập phân có \(4\) chữ số:
\(157,24 = \)
Lời giải và đáp án
Viết phân số \(\dfrac{{131}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân ta được
-
A.
$0,131$
-
B.
\(0,1331\)
-
C.
\(1,31\)
-
D.
\(0,0131\)
Đáp án : A
Định nghĩa số thập phân:
+ Số thập phân gồm hai phần:
- Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;
- Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.
\(\dfrac{{131}}{{1000}} = 0,131\)
Viết số thập phân \(0,25\) về dạng phân số ta được
-
A.
$\dfrac{1}{4}$
-
B.
\(\dfrac{5}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{2}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{1}{5}\)
Đáp án : A
Đổi số thập phân \(a,bc\) về phân số ta được \(\dfrac{{abc}}{{100}}\)
\(0,25 = \dfrac{{25}}{{100}} = \dfrac{1}{4}\)
Các phân số \(\dfrac{{69}}{{1000}};8\dfrac{{77}}{{100}};\dfrac{{34567}}{{{{10}^4}}}\) được viết dưới dạng số thập phân theo lần lượt là
-
A.
\(0,69;0,877;3,4567\)
-
B.
\(0,69;8,77;3,4567\)
-
C.
\(0,069;0,877;3,4567\)
-
D.
\(0,069;8,77;3,4567\)
Đáp án : D
Viết một phân số thập phân dưới dạng số thập phân, ta đếm xem mẫu số có bao nhiêu chữ số \(0\) thì ta đếm tử hàng đơn vị của tử số bấy nhiêu chữ số rồi thêm dấu \('',''\) ở vị trí dừng đếm.
\(\begin{array}{l}\dfrac{{69}}{{1000}} = 0,069\\8\dfrac{{77}}{{100}} = \dfrac{{877}}{{100}} = 8,77\\\dfrac{{34567}}{{{{10}^4}}} = 3,4567\end{array}\)
Vậy các số thập phân viết theo thứ tự là \(0,069;8,77;3,4567\)
Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}}\)= …; \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)= …; \(3\dfrac{2}{{25}}\)=…
-
A.
\(-0,09; -0,625; 3,08\)
-
B.
\(-0,009; -0,625; 3,08\)
-
C.
\(-0,9; -0,625; 3,08\)
-
D.
\(-0,009; -0,625; 3,008\)
Đáp án : B
Viết các phân số và hỗn số dưới dạng các phân số có mẫu là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…rồi viết chúng dưới dạng số thập phân.
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}} = - 0,009\)
\(\dfrac{{ - 5}}{8} = \dfrac{{ - 5.125}}{{8.125}} = \dfrac{{ - 625}}{{1000}} = - 0,625\)
\(3\dfrac{2}{{25}} = 3\dfrac{8}{{100}} = 3,08\)
Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:
\( - 0,125\)=…; \( - 0,012 = ...{\rm{ }}\); \( - 4,005 = ...\)
-
A.
\(\dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 4005}}{{1000}}\)
-
B.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{25}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 1}}{4}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
-
D.
\( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Đáp án : D
\(\overline {a,bcd} = \dfrac{{abcd}}{{1000}}\)
\( - 0,125 = \dfrac{{ - 125}}{{1000}} = \dfrac{{ - 125:125}}{{1000:125}} = \dfrac{{ - 1}}{8}\)
\( - 0,012 = \dfrac{{ - 12}}{{1000}} = \dfrac{{ - 12:4}}{{1000:4}} = \dfrac{{ - 3}}{{250}}\)
\( - 4,005 = \dfrac{{ - 4005}}{{1000}} = \dfrac{{ - 4005:5}}{{1000:5}} = \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Điền dấu ">;<;=" vào ô trống
\(508,99\)
\(509,01\)
\(508,99\)
\(509,01\)
Để so sánh hai số thập phân dương, ta làm như sau:
Bước 1. So sánh phần số nguyên của hai số thập phân dương đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2. Nếu hai số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu ",") kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn.
Ta có: \(508 < 509\) nên \(508,99\) \( < \) \(509,01\).
-
A.
\(36,095; 36,100; - 120,34; - 120,341\)
-
B.
\(36,095; 36,100; - 120,341; - 120,34\)
-
C.
\(36,100; 36,095; - 120,341; - 120,34\)
-
D.
\(36,100; 36,095; - 120,34; - 120,341\)
Đáp án : D
- So sánh cặp số nguyên âm, so sánh cặp số nguyên dương.
- Các số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.
Chia các số thành 2 nhóm:
+) Các số lớn hơn 0. \(36,1\) và \(36,095\)
Ta có: \(36,100 > 36,095\) nên \(36,1 > 36,095\).
+) Các số nhỏ hơn 0: \(- 120,34\) và \(- 120,341\)
Ta có: \( - 120,340 > - 120,341\) nên \( - 120,34 > - 120,341\)
\( \Rightarrow 36,100 > 36,095 > - 120,34 > - 120,341\).
Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:
Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.
Các vận động viên đã về Nhất, về Nhì, về Ba lần lượt là:
-
A.
Ngọc Mai, Mai Anh, Phương Hà.
-
B.
Ngọc Mai, Phương Hà, Mai Anh.
-
C.
Phương Hà, Mai Anh, Ngọc Mai.
-
D.
Mai Anh, Ngọc Mai, Phương Hà.
Đáp án : C
So sánh ba số để suy ra các vận động viên nào đã về nhất? Về nhì? Về ba?
Ta có: \(31,48 > 31,42 > 31,09.\)
Suy ra Phương Hà về nhất, Mai Anh về nhì, Ngọc Mai về ba.
Số đối của các số thập phân sau lần lượt là: \(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
A.
\(9,32;\; - 12,34;\; - 0,7;\;3,333\)
-
B.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\;3,333\)
-
C.
\( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
-
D.
\( - 9,32;\; - 12,34;\;0,7;\; - 3,333\)
Đáp án : C
Số đối của số \(a\) là \( - a\).
Số đối của \(9,32\) là \(-9,32\)
Số đối của \(-12,34\) là \(12,34\)
Số đối của \(-0,7\) là \(0,7\)
Số đối của \(3,333\) là \(-3,333\)
Vậy ta được: \( - 9,32;\;12,34;\;0,7;\; - 3,333\).
Cho các câu sau:
$\left( 1 \right)$ Đọc dấu phẩy
$\left( 2 \right)$ Đọc phần nguyên
$\left( 3 \right)$ Đọc phần thập phân
Thứ tự các bước để đọc một số thập phân là:
A. $\left( 1 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 3 \right)$
B. $\left( 3 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 2 \right)$
C. $\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right)$
D. $\left( 3 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 1 \right)$
C. $\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right)$
Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.
Vậy thứ tự các bước để đọc một số thập phân là $\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right)$.
Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau?
A. \(0,01\) đơn vị
B. \(0,1\) đơn vị
C. \(10\) đơn vị
D. \(100\) đơn vị
C. \(10\) đơn vị
Dựa vào quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau:
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng \(10\) đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng \(\dfrac{1}{{10}}\) (hay \(0,1\)) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
Mỗi đơn vị của một hàng bằng \(10\) đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.
Số thập phân \(0,06\) đọc là:
A. Không phẩy sáu
B. Không phẩy không sáu
C. Không phẩy không không sáu
D. Không phẩy không.
B. Không phẩy không sáu
Để đọc một số thập phân ta đọc lần lượt từ hàng cao tới hàng thấp.
Đầu tiên ta đọc phần nguyên trước, sau đó đọc đến dấu "phẩy" rồi đọc phần thập phân.
Số thập phân \(0,06\) đọc là không phẩy không sáu.
Cho số thập phân \(48,15\). Chữ số \(5\) thuộc hàng nào?
A. Hàng chục
B. Hàng đơn vị
C. Hàng phần mười
D. Hàng phần trăm
D. Hàng phần trăm
Dựa vào hàng và cấu tạo của số thập phân
Các chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Phần nguyên của số thập phân thì gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm....
Phần thập phân của số thập phân thì gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn...
Trong số thập phân \(48,15\) chữ số \(5\) thuộc hàng phần trăm.
Giá trị của chữ số \(6\) trong số thập phân \(108,637\) là:
A. \(\dfrac{6}{{10}}\)
B. \(\dfrac{6}{{100}}\)
C. \(\dfrac{6}{{1000}}\)
D. \(\dfrac{6}{{10000}}\)
A. \(\dfrac{6}{{10}}\)
- Xác định vị trí của chữ số cần tìm. Nếu nằm ở:
Phần nguyên của số thập phân thì gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm....
Phần thập phân của số thập phân thì gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn...
- Chỉ ra giá trị tương ứng với vị trí của chữ số đó trong số thập phân đã cho.
Chữ số \(6\) của số thập phân \(108,637\) nằm ở hàng phần mười của phần thập phân nên có giá trị là \(\dfrac{6}{{10}}\).
Kéo thả số thập phân thích hợp vào ô trống:
Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.
Số thập phân có hai chục, tám đơn vị, chín phần mười, không phần trăm, hai phần nghìn viết là \(28,905\).
A. Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
B. Nếu một số thập phân có chữ số \(0\) ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số \(0\) đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
C. Cả A và B đều đúng.
Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Vậy cả A và B đều đúng.
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống:
- Xác định phần nguyên của hai số thập phân đã cho: hai số khác phần nguyên.
- So sánh phần nguyên của hai số: số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ta thấy hai số đã cho có phần nguyên là \(27\) và \(30\).
Mà \(27 < 30\) nên \(27,345 < 30,01\)
Vậy đáp án cần điền là dấu: \( < \).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho các số thập phân sau: \(14,35\,;\,\,31,45\,;\,\,51,34\,;\,\,13,54\,;\,\,43,15\).
Số thập phân lớn nhất trong \(5\) số đã cho là
Cho các số thập phân sau: \(14,35\,;\,\,31,45\,;\,\,51,34\,;\,\,13,54\,;\,\,43,15\).
Số thập phân lớn nhất trong \(5\) số đã cho là
So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Xét phần nguyên của các số đã cho ta có: \(13 < 14 < 31 < 43 < 51\).
Nên: \(\,13,54 < 14,35 < 31,45 < 43,15 < 51,34.\)
Do đó số thập phân lớn nhất trong \(5\) số đã cho là \(51,34\).
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là \(51,34\).
Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
\(5,36;\,13,107;\,0,28;\,28,105;\,13,4\)
A. \(0,28;\,5,36;\,13,4;\,13,107;\,28,105\,\)
B. \(0,28;\,5,36;\,13,4;\,28,105;\,13,107\)
C. \(0,28;\,5,36;\,13,107;\,13,4;\,28,105\)
D. \(28,105;\,13,4;\,13,107;\,5,36;\,0,28\)
C. \(0,28;\,5,36;\,13,107;\,13,4;\,28,105\)
Áp dụng quy tắc so sánh các số thập phân:
- Trong hai số nguyên có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
\(0,28\, < \,5,36\, < \,13,107\, < \,13,4\,< \,28,105\).
Vậy các số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là \(0,28;\,5,36;\,13,107;\,13,4;\,28,105\).
Tìm chữ số \(a\), biết \(97,614 < 97,a12\, \;\;(a < 8)\).
A. \(a = 3\)
B. \(a = 4\)
C. \(a = 6\)
D. \(a = 7\)
D. \(a = 7\)
Để số thập phân \(97,614 \,<\, 97,a12\,(a \,<\, 8)\) khi hai số có cùng phần nguyên \(\left( {97 = 97} \right)\), cùng hàng phần trăm \(\left( {1 = 1} \right)\) và có hàng phần nghìn khác nhau \(\left( {4 > 2} \right)\) thì chữ số \(a\) đứng ở hàng phần mười phải lớn hơn \(6\) ( vì ở hàng phần mười của số \(97,614\) là chữ số \(6\)).
Theo bài ra ta có: \(6\, < \, a\, < \,8\).
Vì \(6 \,<\, 7\, <\, 8\) nên suy ra \(a = 7\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Viết thêm các chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của số thập phân sau để phần thập phân có \(4\) chữ số:
\(157,24 = \)
Viết thêm các chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của số thập phân sau để phần thập phân có \(4\) chữ số:
\(157,24 = \)
- Khi viết thêm bao nhiêu chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta vẫn được một số thập phân bằng nó.
- Vì bài tập yêu cầu phần thập phân của số thập phân mới có \(4\) chữ số, mà phần thập phân của số thập phân đã cho có \(2\) chữ số nên ta cần thêm vào \(2\) chữ số \(0\) mới thỏa mãn yêu cầu của bài tập.
Khi viết thêm bao nhiêu chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta vẫn được một số thập phân bằng nó.
Theo đề bài, phần thập phân của số thập phân mới có \(4\) chữ số, mà phần thập phân của số thập phân đã cho có \(2\) chữ số nên ta cần thêm vào \(2\) chữ số \(0\).
Do đó ta có: \(157,24 = 157,2400\).
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là \(157,2400\).
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6,7: Các phép tính với số thập phân Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Ước lượng và làm tròn số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9: Tỉ số. Tỉ số phần trăm Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10: Hai bài toán về phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập cuối chương V Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép nhân, phép chia phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Phép nhân, phép chia phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép cộng, phép trừ phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Phép cộng, phép trừ phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Hỗn số dương Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: So sánh phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về tính chất cơ bản của phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tính chất cơ bản của phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phân số với tử và mẫu là số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết