Trắc nghiệm Bài 4: Hình thang cân Toán 6 Cánh diều
Đề bài
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang cân:
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình d
Quan sát hình thang cân EFGH, góc H của hình thang đó bằng góc nào?
-
A.
Góc E
-
B.
Góc F
-
C.
Góc G
-
D.
Góc O
Quan sát hình thang cân EFGH, đoạn EG bằng đoạn:
-
A.
EH
-
B.
HF
-
C.
EF
-
D.
HG
Hình thang cân có:
-
A.
1 cạnh bên
-
B.
2 cạnh bên
-
C.
3 cạnh bên
-
D.
4 cạnh bên
Tên các đỉnh của hình thang cân EFGH dưới đây là
-
A.
E, G, O, H
-
B.
E, F, O, G
-
C.
E, F, G, H
-
D.
E, F, G, H, O
Quan sát hình thang cân EFGH, cạnh EH bằng?
-
A.
EF
-
B.
HG
-
C.
HF
-
D.
FG
Cho hình thang cân ABCD, có BC=3 cm. Chọn khẳng định đúng
-
A.
AB = 3cm
-
B.
AD = 3cm
-
C.
DC = 3cm
-
D.
AC= 3cm
Hình thang cân EFGH có:
-
A.
EF là đường chéo
-
B.
EF và GH là đường chéo
-
C.
EH và FG là đường chéo
-
D.
EG và HF là đường chéo
Diện tích hình thang sau bằng:
-
A.
\(49\,cm\)
-
B.
\(49\,\,c{m^2}\)
-
C.
\(98\,\,c{m^2}\)
-
D.
\(98\,\,cm\)
Một hình thang có diện tích 20 m2, đáy lớn 55dm và đáy bé 45dm. Tính chiều cao của hình thang?
-
A.
2 dm
-
B.
4 dm
-
C.
40 dm
-
D.
20 dm
Tính trung bình cộng hai đáy của một hình thang, biết rằng diện tích hình thang bằng 7m2 và chiều cao bằng 2m.
-
A.
3,5 m
-
B.
7 m
-
C.
14 m
-
D.
9 m
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70,5kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó?
-
A.
423 kg
-
B.
600 kg
-
C.
432 kg
-
D.
141 kg
Cho hình thang có độ dài hai cạnh bên là 5 cm và 7 cm, đáy lớn gấp đôi đáy nhỏ, biết độ dài đáy nhỏ là 6 cm. Chu vi hình thang là:
-
A.
36 cm
-
B.
18 cm
-
C.
30 cm
-
D.
24 cm
Lời giải và đáp án
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang cân:
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình d
Đáp án : B
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Quan sát hình ta thấy Hình b là hình thang cân.
Quan sát hình thang cân EFGH, góc H của hình thang đó bằng góc nào?
-
A.
Góc E
-
B.
Góc F
-
C.
Góc G
-
D.
Góc O
Đáp án : C
Sử dụng: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.
Do góc H và góc G cùng kề đáy HG của hình thang EFGH nên:
Góc H bằng góc G.
Quan sát hình thang cân EFGH, đoạn EG bằng đoạn:
-
A.
EH
-
B.
HF
-
C.
EF
-
D.
HG
Đáp án : B
Sử dụng: Trong hình thang cân hai đường chéo bằng nhau.
Do góc EG và HF là hai đường chéo của hình thang EFGH nên:
\(EG=HF\).
Hình thang cân có:
-
A.
1 cạnh bên
-
B.
2 cạnh bên
-
C.
3 cạnh bên
-
D.
4 cạnh bên
Đáp án : B
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Hình thang cân có 2 cạnh bên.
Tên các đỉnh của hình thang cân EFGH dưới đây là
-
A.
E, G, O, H
-
B.
E, F, O, G
-
C.
E, F, G, H
-
D.
E, F, G, H, O
Đáp án : C
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Hình thang cân EFGH có bốn đỉnh là: E, F, G, H.
Quan sát hình thang cân EFGH, cạnh EH bằng?
-
A.
EF
-
B.
HG
-
C.
HF
-
D.
FG
Đáp án : D
Sử dụng: Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau.
Do góc EH và FG là cạnh bên của hình thang EFGH nên:
\(EH=FG\)
Cho hình thang cân ABCD, có BC=3 cm. Chọn khẳng định đúng
-
A.
AB = 3cm
-
B.
AD = 3cm
-
C.
DC = 3cm
-
D.
AC= 3cm
Đáp án : B
Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau.
Hình thang cân ABCD có AD và BC là hai cạnh bên nên: AD = BC = 3 cm.
Hình thang cân EFGH có:
-
A.
EF là đường chéo
-
B.
EF và GH là đường chéo
-
C.
EH và FG là đường chéo
-
D.
EG và HF là đường chéo
Đáp án : D
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Hình thang cân EFGH có: EG và HF là đường chéo.
Diện tích hình thang sau bằng:
-
A.
\(49\,cm\)
-
B.
\(49\,\,c{m^2}\)
-
C.
\(98\,\,c{m^2}\)
-
D.
\(98\,\,cm\)
Đáp án : B
- Diện tích của hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia đôi.
\(S = \dfrac{{(a + b).h}}{2}\)
Diện tích hình thang đã cho là: \(\frac{{\left( {5 + 9} \right).7}}{2} = 49\,\,\left( {c{m^2}} \right)\)
Một hình thang có diện tích 20 m2, đáy lớn 55dm và đáy bé 45dm. Tính chiều cao của hình thang?
-
A.
2 dm
-
B.
4 dm
-
C.
40 dm
-
D.
20 dm
Đáp án : C
- Đổi các dữ kiện ra cùng đơn vị đo.
- Gọi đáy lớn, đáy nhỏ, chiều cao, diện tích của hình thang lần lượt là:\( a; b; h; S.\)
\(S = \dfrac{{(a + b).h}}{2} \Rightarrow h = 2.S:\left( {a + b} \right)\)
Đổi \(20\,{m^2} = 2000\,\,d{m^2}\)
Chiều cao của hình thang là:
\(2.2000:(55 + 45) = 40\,(dm)\)
Tính trung bình cộng hai đáy của một hình thang, biết rằng diện tích hình thang bằng 7m2 và chiều cao bằng 2m.
-
A.
3,5 m
-
B.
7 m
-
C.
14 m
-
D.
9 m
Đáp án : A
- Gọi đáy lớn, đáy nhỏ, chiều cao, diện tích của hình thang lần lượt là:\( a; b; h; S.\)
\(S = \dfrac{{(a + b).h}}{2} \Rightarrow \dfrac{{a + b}}{2} = S:h\)
Trung bình cộng hai đáy của hình thang là: \(7:2 = 3,5\) (m)
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70,5kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó?
-
A.
423 kg
-
B.
600 kg
-
C.
432 kg
-
D.
141 kg
Đáp án : A
- Tính: độ dài đáy lớn = độ dài đáy bé + 8
- Tính chiều cao ta lấy độ dài đáy bé trừ đi 5m.
- Tính diện tích thửa ruộng ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Tìm tỉ số giữa diện tích và 100m2.
- Tính số thóc thu được: diện tích gấp 100m2 bao nhiêu lần thì số thóc thu được gấp 70,5kg bấy nhiêu lần.
Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là:
26 + 8 = 34 (m)
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
26 – 6 = 20 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
\(\dfrac{{\left( {34 + 26} \right).20}}{2} = 600\,\left( {{m^2}} \right)\)
600m2 gấp 6 lần 100m2
Số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó:
6 . 70,5 = 423 (kg)
Cho hình thang có độ dài hai cạnh bên là 5 cm và 7 cm, đáy lớn gấp đôi đáy nhỏ, biết độ dài đáy nhỏ là 6 cm. Chu vi hình thang là:
-
A.
36 cm
-
B.
18 cm
-
C.
30 cm
-
D.
24 cm
Đáp án : C
- Tính độ dài đáy lớn.
- Chu vi của hình thang bằng tổng độ dài các cạnh của hình thang đó.
Độ dài đáy lớn là: \(6.2 = 12\) (cm)
Chu vi hình thang là: \(5 + 7 + 6 + 12 = 30\) (cm)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Hình có trục đối xứng Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Hình có tâm đối xứng Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập cuối chương III Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Hình bình hành Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Hình vuông Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Tam giác đều. Hình lục giác đều Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết