Trắc nghiệm Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm - Hóa 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

  • A.

    số electron như nhau

  • B.

    số lớp electron như nhau

  • C.

    số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau

  • D.

    cùng số electron s hay p

Câu 2 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu)

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

Câu 3 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A.

    tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • B.

    giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân 

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính phi kim

  • D.

    tăng dần từ trái sang phải

Câu 4 :

Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

  • A.

    Li, Be, Na, K. 

  • B.

    Al, Na, K, Ca.

  • C.

    Mg, K, Rb, Cs.

  • D.

    Mg, Na, Rb, Sr.

Câu 5 :

Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Số các phát biểu đúng là?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 6 :

Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

  • A.

    Na < Mg < Al < Si

  • B.

    Si < Al < Mg < Na

  • C.

    Si < Mg < Al < Na

  • D.

    Al < Na < Si < Mg

Câu 7 :

Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

  • A.

    np2

  • B.

    ns2

  • C.

    ns2np2

  • D.

    ns2np4

Câu 8 :

Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

  • A.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim

  • B.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim

  • C.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại 

  • D.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại

Câu 9 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s, 1s22s22p63s, 1s22s22p63s23pDãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    Z, X, Y.

  • C.

    Z, Y, X.

  • D.

    Y, Z, X.

Câu 10 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

  • A.

    Be, F, O, C, Mg. 

  • B.

    Mg, Be, C, O, F.

  • C.

    F, O, C, Be, Mg.

  • D.

    F, Be, C, Mg, O.

Câu 11 :

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A.

    M < X < Y < R.

  • B.

    R < M < X < Y.

  • C.

    Y < M < X < R. 

  • D.

    M < X < R < Y.

Câu 12 :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:

  • A.

    N, P, O, F.

  • B.

    P, N, F, O.

          

  • C.

    N, P, F, O.       

  • D.

    P, N, O, F.

Câu 13 :

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:

  • A.

    Li, Na, O, F.     

  • B.

    F, O, Li, Na. 

  • C.

    F, Li, O, Na.  

  • D.

    F, Na, O, Li.

Câu 14 :

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A.

    M < X < Y < R.

  • B.

    R < M < X < Y.

  • C.

    Y < M < X < R.

  • D.

    M < X < R < Y.

Câu 15 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

  • A.

    Z, X, Y.   

  • B.

    Y, Z, X.          

  • C.

    Z, Y, X.

  • D.

    X, Y, Z.

Câu 16 :

Sắp xếp nguyên tử của các nguyên tố oxygen, magnesium, carbon, potassium theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử

  • A.

    O, Mg, C, K.

  • B.

    O, C, Mg, K.  

  • C.

    K, Mg, O, C.

  • D.

    K, Mg, C, O.

Câu 17 :

Các ion S2-, Cl-, K+, Ca2+ đều có cấu hình chung là 3s23p6. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự bán kính ion giảm dần:

  • A.

    S2- > Cl - > K+ > Ca2+.

  • B.

    K+ > Ca2+ > S2- > Cl -.

  • C.

    Ca2+ > K+ > Cl- > S2-. 

  • D.

    S2- > K+ > Cl - > Ca2+.

Câu 18 :

Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng ?

  • A.

    Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

  • B.

    Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.

  • C.

    Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

  • D.

    Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.

Câu 19 :

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố

  • A.

    giảm dần.

  • B.

    tăng dần.

  • C.

    không thay đổi.

  • D.

    biến đổi không theo quy luật.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

  • A.

    số electron như nhau

  • B.

    số lớp electron như nhau

  • C.

    số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau

  • D.

    cùng số electron s hay p

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số lớp electron lớp ngoài cùng là như nhau.

Câu 2 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu)

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 3 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A.

    tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • B.

    giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân 

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính phi kim

  • D.

    tăng dần từ trái sang phải

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố trong cùng một chu kì từ trái qua phải, nguyên tử các nguyên tố có số lớp e như nhau nhưng điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút tính điện giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng tăng nên bán kính giảm.

=> Bán kính giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Câu 4 :

Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

  • A.

    Li, Be, Na, K. 

  • B.

    Al, Na, K, Ca.

  • C.

    Mg, K, Rb, Cs.

  • D.

    Mg, Na, Rb, Sr.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).

Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì tính kim loại của Li > Be

B. Sai vì tính kim loại của K > Ca

C. Đúng

D. Sai vì tính kim loại của Rb > Sr

Câu 5 :

Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Số các phát biểu đúng là?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn để rút ra kết luận

Lời giải chi tiết :

I. Đúng

II. Sai vì Be mới là kim loại có độ âm điện lớn nhất

III. Đúng

IV. Đúng

Câu 6 :

Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

  • A.

    Na < Mg < Al < Si

  • B.

    Si < Al < Mg < Na

  • C.

    Si < Mg < Al < Na

  • D.

    Al < Na < Si < Mg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần (từ trái sang phải)

- Trong một nhóm, độ âm điện giảm dần (từ trên xuống dưới)

Lời giải chi tiết :

4 nguyên tố Na, Mg, Al, Si cùng thuộc chu kì 3.

Trong 1 chu kì, từ trái sang phải, độ âm điện tăng dần

=> Sắp xếp: Na < Mg < Al < Si

Câu 7 :

Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

  • A.

    np2

  • B.

    ns2

  • C.

    ns2np2

  • D.

    ns2np4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các nguyên tử nhóm IIA thì có 2 electron ở lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 electron hóa trị ở lớp ngoài cùng

=> Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA: ns2

Câu 8 :

Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

  • A.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim

  • B.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim

  • C.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại 

  • D.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố X có độ âm điện rất nhỏ và là kim loại

Câu 9 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s, 1s22s22p63s, 1s22s22p63s23pDãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    Z, X, Y.

  • C.

    Z, Y, X.

  • D.

    Y, Z, X.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sắp xếp các nguyên tố đã cho vào ô, nhóm, chu kì phù hợp. Sử dụng sự biến thiên tính chất tuần hoàn để so sánh

Lời giải chi tiết :

X thuộc ô số 11, chu kì 3, nhóm IA

Y thuộc ô số 12, chu kì 3 nhóm IIA

Z thuộc ô số 13 chu kì 3 nhóm IIIA

=> Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì thì tính khử giảm theo chiều tăng ĐTHN

Câu 10 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

  • A.

    Be, F, O, C, Mg. 

  • B.

    Mg, Be, C, O, F.

  • C.

    F, O, C, Be, Mg.

  • D.

    F, Be, C, Mg, O.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Be, Mg thuộc cùng nhóm IIA

Be, C, O, F thuộc cùng chu kì 2

Trong cùng 1 nhóm, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, bán kính giảm theo chiều tăng ĐTHN

=> Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: F, O, C, Be, Mg

Câu 11 :

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A.

    M < X < Y < R.

  • B.

    R < M < X < Y.

  • C.

    Y < M < X < R. 

  • D.

    M < X < R < Y.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của các nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

M (Z = 11): 1s22s22p63s1

X (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

Y (Z = 9): 1s22s22p5

R (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

M, X thuộc cùng chu kì 3

Y thuộc cùng chu kì 2; R thuộc chu kì 4

M, R thuộc cùng nhóm IA

X, Y thuộc cùng nhóm IIVA

Trong cùng 1 nhóm, độ âm điện giảm theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng ĐTHN

=> thứ tự tăng dần độ âm điện: R < M < X < Y

Câu 12 :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:

  • A.

    N, P, O, F.

  • B.

    P, N, F, O.

          

  • C.

    N, P, F, O.       

  • D.

    P, N, O, F.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm, tính phi kim giảm dần từ trên xuống. Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì, tính phi kim tăng dần từ trái qua phải

Lời giải chi tiết :

N (Z=7); O (Z=8); F (Z=9) thuộc cùng chu kì => Tính phi kim F > O > N

N (Z=7); P (Z=15) thuộc cùng nhóm => Tính phi kim N > P

Thứ tự tăng dần: P, N , O, F

Đáp án D

Câu 13 :

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:

  • A.

    Li, Na, O, F.     

  • B.

    F, O, Li, Na. 

  • C.

    F, Li, O, Na.  

  • D.

    F, Na, O, Li.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần.

Trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần

Lời giải chi tiết :

Li, O, F thuộc cùng 1 chu kì => bán kính nguyên tử giảm dần

Li, Na thuộc cùng 1 nhóm => bán kính nguyên tử Na > Li

Thứ tự sắp xếp tăng dần từ trái sang phải là: F, O, Li, Na

Đáp án B

Câu 14 :

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A.

    M < X < Y < R.

  • B.

    R < M < X < Y.

  • C.

    Y < M < X < R.

  • D.

    M < X < R < Y.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong cùng một chu kì độ âm điện tăng dần.

Trong cùng một nhóm độ âm điện giảm dần

Lời giải chi tiết :

M, R thuộc cùng một nhóm => độ âm điện M > R

X, Y thuộc cùng một nhóm => độ âm điện X > Y

M, X thuộc cùng một chu kì => độ âm điện X > M

Thứ tự tăng dần: R < M < X < Y

Đáp án B

Câu 15 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

  • A.

    Z, X, Y.   

  • B.

    Y, Z, X.          

  • C.

    Z, Y, X.

  • D.

    X, Y, Z.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong một chu kì, tính khử giảm, tính oxi hóa tăng dần

Trong cùng một nhóm, tính khử tăng dần, tính oxi hóa giảm dần

Lời giải chi tiết :

X (Z=11) ; Y (Z=12) ; Z (Z=13) thuộc cùng 1 chu kì => tính khử giảm

Đáp án C

Câu 16 :

Sắp xếp nguyên tử của các nguyên tố oxygen, magnesium, carbon, potassium theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử

  • A.

    O, Mg, C, K.

  • B.

    O, C, Mg, K.  

  • C.

    K, Mg, O, C.

  • D.

    K, Mg, C, O.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần

Trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần

Lời giải chi tiết :

C, O thuộc cùng một chu kì => bán kính C > O

Thứ tự bán kính tăng dần: O < C < Mg < K

Đáp án B

Câu 17 :

Các ion S2-, Cl-, K+, Ca2+ đều có cấu hình chung là 3s23p6. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự bán kính ion giảm dần:

  • A.

    S2- > Cl - > K+ > Ca2+.

  • B.

    K+ > Ca2+ > S2- > Cl -.

  • C.

    Ca2+ > K+ > Cl- > S2-. 

  • D.

    S2- > K+ > Cl - > Ca2+.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần

Trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần

Lời giải chi tiết :

S2-, Cl- thuộc cùng 1 chu kì => bán kính S2- > Cl-

K+, Ca2+ thuộc cùng 1 chu kì => bán kính K+ > Ca2+

Bán kính ion giảm dần: S2- > Cl - > K+ > Ca2+.

Đáp án A

Câu 18 :

Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng ?

  • A.

    Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

  • B.

    Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.

  • C.

    Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

  • D.

    Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA là nguyên tố đầu chu kì 4. Theo xu hướng biến đổi, độ âm điện và bán kính nguyên tử Y nhỏ nhất

Đáp án C

Câu 19 :

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố

  • A.

    giảm dần.

  • B.

    tăng dần.

  • C.

    không thay đổi.

  • D.

    biến đổi không theo quy luật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào xu hướng biến đổi trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần

Đáp án B