Trắc nghiệm Bài 11. Liên kết ion - Hóa 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do

  • A.

    hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

  • B.

    mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

  • C.

    mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.

  • D.

    Na – e → Na+; Cl   + e → Cl-   ; Na+    + Cl-   → NaCl.

Câu 2 :

Muối ăn ở thể rắn là:

  • A.

    Các phân tử NaCl.

  • B.

    Các ion  Na+ và  Cl-.

  • C.

    Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.

  • D.

    Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+  và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.

Câu 3 :

Các ion và nguyên tử 9F-10Ne, 11Nagiống nhau về

  • A.

    số khối.

  • B.

    số electron. 

  • C.

    số proton. 

  • D.

    số nơtron.

Câu 4 :

Cấu hình electron nguyên tử X và Y lần lượt là 1s22s22p63s23p64s1 và 1s22s22p5 Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết.

  • A.

    cho - nhận. 

  • B.

    kim loại.

  • C.

     ion

  • D.

    cộng hoá trị.

Câu 5 :

X thuộc chu kì 3, nhóm IA, Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất giữa X và Y là

  • A.

    X2Y ; liên kết ion

  • B.

    XY ; liên kết ion.

  • C.

    XY2 ; liên kết cộng hoá trị. 

  • D.

    X2Y2 ; liên kết cộng hoá trị.

Câu 6 :

Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

  • A.

    NH4Cl.

  • B.

    NH3.

  • C.

    HCl.

  • D.

    H2O.

Câu 7 :

Khi phản ứng hoá học xảy ra giữa những nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22svà  1s22s22p5 thì liên kết này là

  • A.

    liên kết cộng hoá trị có cực.

  • B.

    liên kết cộng hoá trị không cực.

  • C.

    liên kết ion.

  • D.

    liên kết kim loại.

Câu 8 :

Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?

  • A.

    cation và anion

  • B.

    các anion

  • C.

    cation và electron tự do

  • D.

    electron và hạt nhân nguyên tử

Câu 9 :

Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  • A.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp

  • B.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao

  • C.

    Hợp chất ion dễ hóa lỏng

  • D.

    Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định

Câu 10 :

Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là

  • A.

    Cl2, Br2, I2, HCl

  • B.

    HCl, H2S, NaCl, N2O

  • C.

    Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3

  • D.

    MgO, H2SO4, H3PO4, HCl

Câu 11 :

Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

  • A.

    NaF.

  • B.

    CO2.

  • C.

    CH4.

  • D.

    H2O.

Câu 12 :

Phân tử KF có kiểu liên kết :

  • A.

    cộng hóa trị              

  • B.

    cộng hóa trị phân cực                

  • C.

    ion

  • D.

    cho – nhận

Câu 13 :

M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây ?

  • A.

    Liên kết ion.

  • B.

    Liên kết cộng hoá trị.

  • C.

    Liên kết cho nhận       

  • D.

    Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.

Câu 14 :

Các ion nào sau đây có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 1s22s22p6?

  • A.

    Na+, K+, Cl, O2−

  • B.

    Na+, O2−, Mg2+, N3−

  • C.

    Li+, Mg2+, Cl, N3−      

  • D.

    K+, Li+, N3−, O2−

Câu 15 :

Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2-?

  • A.

    Có chứa 18 proton.                       

  • B.

    Có chứa 18 electron.         

  • C.

    Trung hoà về điện.            

  • D.

    Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton.

Câu 16 :

Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?

  • A.

    Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.

  • B.

    Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.

  • C.

    Là chất rắn trong điều kiện thường.

  • D.

    Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride, ...

Câu 17 :

Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?

  • A.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.

  • B.

    Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.

  • C.

    Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.

  • D.

    Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.

Câu 18 :

Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là

  • A.

    sodium chloride.                           

  • B.

    glucose.

  • C.

    sucrose.                                                     

  • D.

    fructose.     

Câu 19 :

Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?

  • A.

    Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl.

  • B.

    Chất khí ở điều kiện thường.

  • C.

    Có cấu trúc tinh thể.

  • D.

    Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2-.

Câu 20 :

Cho các ion: Na+, Ca2+, F-, CO32-. Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ các ion này là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do

  • A.

    hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

  • B.

    mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

  • C.

    mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.

  • D.

    Na – e → Na+; Cl   + e → Cl-   ; Na+    + Cl-   → NaCl.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion, do vậy sự hình thành NaCl phải là sự cho nhận e của cation (Na+) và anion (Cl-)

Câu 2 :

Muối ăn ở thể rắn là:

  • A.

    Các phân tử NaCl.

  • B.

    Các ion  Na+ và  Cl-.

  • C.

    Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.

  • D.

    Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+  và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể ion. Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của các hình lập phương nhỏ. 

Câu 3 :

Các ion và nguyên tử 9F-10Ne, 11Nagiống nhau về

  • A.

    số khối.

  • B.

    số electron. 

  • C.

    số proton. 

  • D.

    số nơtron.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e, xác định số p, số e, số n, số khối  của từng ion và nguyên tử

Lời giải chi tiết :

9F-: (Z = 9): 1s22s22p=> Có 10e, 9p

10Ne: (Z = 10): 1s22s22p=> Có 10e, 10p

11Na(Z = 11): 1s22s22p=> Có 10e, 11p

Câu 4 :

Cấu hình electron nguyên tử X và Y lần lượt là 1s22s22p63s23p64s1 và 1s22s22p5 Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết.

  • A.

    cho - nhận. 

  • B.

    kim loại.

  • C.

     ion

  • D.

    cộng hoá trị.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

X thuộc nhóm IA là kim loại điển hình

Y thuộc nhóm VIIA là phi kim điển hình

=> liên kết giữa X và Y là liên kết ion

Câu 5 :

X thuộc chu kì 3, nhóm IA, Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất giữa X và Y là

  • A.

    X2Y ; liên kết ion

  • B.

    XY ; liên kết ion.

  • C.

    XY2 ; liên kết cộng hoá trị. 

  • D.

    X2Y2 ; liên kết cộng hoá trị.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X thuộc nhóm IA là kim loại điển hình, điện tích 1+

Y thuộc nhóm VIIA là phi kim điển hình, điện tích 1-

=> CT là XY, liên kết giữa X và Y là liên kết ion

Câu 6 :

Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

  • A.

    NH4Cl.

  • B.

    NH3.

  • C.

    HCl.

  • D.

    H2O.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu

NH4Cl được tạo thành từ ion NH4+ và Cl-

Câu 7 :

Khi phản ứng hoá học xảy ra giữa những nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22svà  1s22s22p5 thì liên kết này là

  • A.

    liên kết cộng hoá trị có cực.

  • B.

    liên kết cộng hoá trị không cực.

  • C.

    liên kết ion.

  • D.

    liên kết kim loại.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

1s22s1 thuộc nhóm IA là kim loại điển hình

1s22s22p5 thuộc nhóm VIIA là phi kim điển hình

=> liên kết giữa 2 nguyên tố trên là liên kết ion

Câu 8 :

Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?

  • A.

    cation và anion

  • B.

    các anion

  • C.

    cation và electron tự do

  • D.

    electron và hạt nhân nguyên tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử tạo ra liên kết

=> Lực hút tĩnh điện giữa cation và anion

Câu 9 :

Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  • A.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp

  • B.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao

  • C.

    Hợp chất ion dễ hóa lỏng

  • D.

    Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy

Câu 10 :

Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là

  • A.

    Cl2, Br2, I2, HCl

  • B.

    HCl, H2S, NaCl, N2O

  • C.

    Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3

  • D.

    MgO, H2SO4, H3PO4, HCl

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên kết ion tạo bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì cả 4 chất đều là liên kết cộng hóa trị

B. Sai vì HCl, H2S, N2O là liên kết cộng hóa trị

C. Đúng

D. Sai vì H2SO4, H3PO4, HCl là liên kết cộng hóa trị

Câu 11 :

Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

  • A.

    NaF.

  • B.

    CO2.

  • C.

    CH4.

  • D.

    H2O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố

Lời giải chi tiết :

NaF có hiệu độ âm điện 3,05 > 1,7 => hợp chất ion

Câu 12 :

Phân tử KF có kiểu liên kết :

  • A.

    cộng hóa trị              

  • B.

    cộng hóa trị phân cực                

  • C.

    ion

  • D.

    cho – nhận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào độ âm điện của K và F

Lời giải chi tiết :

KF có hiệu độ âm điện > 1,7 => liên kết ion

Câu 13 :

M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây ?

  • A.

    Liên kết ion.

  • B.

    Liên kết cộng hoá trị.

  • C.

    Liên kết cho nhận       

  • D.

    Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức oxide của M là MO

%M = \(\frac{M}{{M + 16}}.100\%  = 71,43\%  \to M = 40(Ca)\)

Gọi công thức oxide của X là XO3

%X = \(\frac{X}{{X + 3.16}}.100\%  = 40\%  \to X = 32(S)\)

Liên kết giữa CaS là liên kết ion

Câu 14 :

Các ion nào sau đây có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 1s22s22p6?

  • A.

    Na+, K+, Cl, O2−

  • B.

    Na+, O2−, Mg2+, N3−

  • C.

    Li+, Mg2+, Cl, N3−      

  • D.

    K+, Li+, N3−, O2−

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố gần với nguyên tố khí hiếm (Z=10)

Na+, O2−, Mg2+, N3−

Câu 15 :

Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2-?

  • A.

    Có chứa 18 proton.                       

  • B.

    Có chứa 18 electron.         

  • C.

    Trung hoà về điện.            

  • D.

    Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Bước 1: Viết cấu hình electron của S

- Bước 2: Viết cấu hình electron của S2-

- Bước 3: Xác định số proton và electron trong ion S2-

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố S ở ô số 16 trong bảng tuần hoàn

=> Cấu hình electron của nguyên tử S là 1s22s22p63s23p4

=> Cấu hình electron của nguyên tử S2- là 1s22s22p63s23p6

- Trong ion S2- có: 16 proton và 16 + 2 = 18 electron

=> Đáp án: B

- Sửa lỗi:

+ Đáp án A sai ở “18 proton” sửa thành “16 proton”

+ Đáp án C sai ở “trung hòa về điện” sửa thành “ion S2- mang điện tích âm”

+ Đáp án D sai ở “nhận vào 2 proton” sửa thành “nhận vào 2 electron”

Câu 16 :

Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?

  • A.

    Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.

  • B.

    Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.

  • C.

    Là chất rắn trong điều kiện thường.

  • D.

    Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride, ...

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

Lời giải chi tiết :

- Đáp án D, sửa thành “Tan trong nước, không tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride,…” vì Na2O là một chất phân cực thì sẽ tan trong các dung môi phân cực

Câu 17 :

Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?

  • A.

    Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.

  • B.

    Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.

  • C.

    Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.

  • D.

    Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: C

- Sửa lại:

+ Đáp án A, sai ở “nhiệt độ nóng chảy thấp” sửa thành “nhiệt độ nóng chảy cao”

+ Đáp án B, sai ở “dung môi không phân cực” sửa thành “dung môi phân cực”

+ Đáp án D, sai ở “dẫn điện ở trạng thái rắn” sửa thành “không dẫn điện ở trạng thái rắn”

Câu 18 :

Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là

  • A.

    sodium chloride.                           

  • B.

    glucose.

  • C.

    sucrose.                                                     

  • D.

    fructose.     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

Lời giải chi tiết :

- Hợp chất A phải là một hợp chất ion => Thường được tạo thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình

=> Đáp án: A (NaCl)

Câu 19 :

Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?

  • A.

    Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl.

  • B.

    Chất khí ở điều kiện thường.

  • C.

    Có cấu trúc tinh thể.

  • D.

    Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2-.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

Lời giải chi tiết :

- Phân tử MgO tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2- " Đây là một hợp chất ion ð Đáp án: B, sửa thành “chất rắn ở điều kiện thường”



Câu 20 :

Cho các ion: Na+, Ca2+, F-, CO32-. Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ các ion này là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số lượng cation và số lượng anion, số lượng các hợp chất chứa 2 loại ion = số cation x số anion 

Lời giải chi tiết :

- Số lượng các hợp chất chứa 2 loại ion = 2x2 = 4

-> Đáp án: C