Trắc nghiệm Bài 21. Nhóm halogen - Hóa 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là

  • A.

    5

  • B.

    7

  • C.

    2

  • D.

    8

Câu 2 :

Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là

  • A.

    tính khử

  • B.

    tính base

  • C.

    tính acid

  • D.

    tính oxi hóa

Câu 3 :

Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là

  • A.

    Na3AlF6

  • B.

    NaF

  • C.

    HF

  • D.

    CaF2

Câu 4 :

Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là

  • A.

    F2

  • B.

    Cl2

  • C.

    Br2

  • D.

    I2

Câu 5 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

  • A.

    Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.

  • B.

    Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro.

  • C.

    Có số oxi hóa -1 trong mọi trường hợp.

  • D.

    Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Câu 6 :

Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)?

  • A.

    Ở điều kiện thường là các chất khí.

  • B.

    Có tính oxi hóa mạnh.

  • C.

    Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

  • D.

    Tác dụng mạnh với nước.

Câu 7 :

Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn

  • A.

    VIIIA

  • B.

    VIA

  • C.

    VIIA

  • D.

    IIA

Câu 8 :

Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?

  • A.

    Tuyến thượng thận

  • B.

    Tuyến tụy

  • C.

    Tuyến yên

  • D.

    Tuyến giáp trạng

Câu 9 :

Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là

  • A.

    fluorine

  • B.

    chlorine

  • C.

    bromine

  • D.

    iodine

Câu 10 :

Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2

  • A.

    Phenolphtalein

  • B.

    Hồ tinh bột

  • C.

    Quỳ tím

  • D.

    Nước vôi trong

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?

  • A.

    Có 7 electron hóa trị.

  • B.

    Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.

  • C.

    Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.

  • D.

    Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.

Câu 12 :

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,

  • A.

    khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.

  • B.

    tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.

  • C.

    khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.

  • D.

    độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIIA?

  • A.

    Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.

  • B.

    Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.

  • C.

    Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.

  • D.

    Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.

Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIIA?

  • A.

    Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.

  • B.

    Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp chất cộng hoá trị.

  • C.

    Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.

  • D.

    Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.

Câu 15 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?

  • A.

    Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.

  • B.

    Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.

  • C.

    Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hóa từ fluorine đến iodine.

  • D.

    Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.

Câu 16 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung dịch muối halide?

  • A.

    Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.

  • B.

    Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.

  • C.

    Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.

  • D.

    Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.

Câu 17 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?

  • A.

    Xử lí nước bể bơi.                         

  • B.

    Sát trùng vết thương trong y tế.

  • C.

    Sản xuất nhựa PVC.                                  

  • D.

    Sản xuất bột tẩy trắng.

Câu 18 :

Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?

  • A.

    Chlorine.   

  • B.

    Iodine.                   

  • C.

    Fluorine.                

  • D.

    Bromine.

Câu 19 :

Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là

  • A.

    chlorine.                

  • B.

    bromine.                

  • C.

    phosphorus.           

  • D.

    carbon.

Câu 20 :

Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn là

  • A.

    fluorine.    

  • B.

    chlorine.                

  • C.

    bromine.                

  • D.

    iodine.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là

  • A.

    5

  • B.

    7

  • C.

    2

  • D.

    8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tố nhóm halogen nằm ở nhóm VIIA

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố nhóm halogen nằm ở nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn

=> Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

Câu 2 :

Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là

  • A.

    tính khử

  • B.

    tính base

  • C.

    tính acid

  • D.

    tính oxi hóa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhóm halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng

=> Có xu hướng nhận thêm 1 electron

Lời giải chi tiết :

Nhóm halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng

=> Có xu hướng nhận thêm 1 electron

=> Tính oxi hóa

Câu 3 :

Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là

  • A.

    Na3AlF6

  • B.

    NaF

  • C.

    HF

  • D.

    CaF2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là calcium fluoride

Câu 4 :

Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là

  • A.

    F2

  • B.

    Cl2

  • C.

    Br2

  • D.

    I2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Iodine ở điều kiện thường, tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím

Câu 5 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

  • A.

    Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.

  • B.

    Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro.

  • C.

    Có số oxi hóa -1 trong mọi trường hợp.

  • D.

    Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong tất cả các hợp chất F chỉ có số oxi hóa -1 vì F có độ âm điện lớn nhất

Các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.

Câu 6 :

Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)?

  • A.

    Ở điều kiện thường là các chất khí.

  • B.

    Có tính oxi hóa mạnh.

  • C.

    Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

  • D.

    Tác dụng mạnh với nước.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A sai vì ở điều kiện thường F2 và Cl2 là chất khí, Br2 là chất lỏng, I2 là chất lỏng

B đúng

C sai vì F2 chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử; Cl2, Br2, I2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

D sai vì F2 tác dụng mạnh với nước; Cl2, Br2, I2 tác dụng với nước khó khăn hơn, cần có xúc tác.

Câu 7 :

Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn

  • A.

    VIIIA

  • B.

    VIA

  • C.

    VIIA

  • D.

    IIA

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn

Câu 8 :

Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?

  • A.

    Tuyến thượng thận

  • B.

    Tuyến tụy

  • C.

    Tuyến yên

  • D.

    Tuyến giáp trạng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung chủ yếu ở tuyến giáp trạng

Câu 9 :

Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là

  • A.

    fluorine

  • B.

    chlorine

  • C.

    bromine

  • D.

    iodine

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong dãy halogen, độ âm điện giảm dần

=> Iodine có độ âm điện nhỏ nhất

Câu 10 :

Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2

  • A.

    Phenolphtalein

  • B.

    Hồ tinh bột

  • C.

    Quỳ tím

  • D.

    Nước vôi trong

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung dịch iodine tác dụng với hồ tinh bột có hiện tượng: dung dịch từ vàng => xanh tím

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?

  • A.

    Có 7 electron hóa trị.

  • B.

    Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.

  • C.

    Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.

  • D.

    Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: D

- Giải thích: D sai vì trong nhóm VIIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử tăng.

Câu 12 :

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,

  • A.

    khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.

  • B.

    tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.

  • C.

    khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.

  • D.

    độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: A

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIIA?

  • A.

    Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.

  • B.

    Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.

  • C.

    Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.

  • D.

    Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: D

- Giải thích: D sai vì khả năng phản ứng với nước giảm từ fluorine đến iodine.

Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIIA?

  • A.

    Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.

  • B.

    Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp chất cộng hoá trị.

  • C.

    Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.

  • D.

    Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Đáp án đúng là: A, B, D

- Giải thích: C sai vì khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính oxi hóa.

Câu 15 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?

  • A.

    Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.

  • B.

    Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.

  • C.

    Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hóa từ fluorine đến iodine.

  • D.

    Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: B, C, D

- Giải thích: A sai vì phản ứng giữa H2 và Br2 cần đun nóng, phản ứng diễn ra chậm; phản ứng giữa I2 và H2 cần đun nóng để diễn ra, phản ứng là thuận nghịch.

Câu 16 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung dịch muối halide?

  • A.

    Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.

  • B.

    Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.

  • C.

    Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.

  • D.

    Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: A

- Giải thích: A sai vì Bromine không phản ứng với dung dịch sodium fluoride.

Câu 17 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?

  • A.

    Xử lí nước bể bơi.                         

  • B.

    Sát trùng vết thương trong y tế.

  • C.

    Sản xuất nhựa PVC.                                  

  • D.

    Sản xuất bột tẩy trắng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: B vì đây là ứng dụng của iodine

Câu 18 :

Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?

  • A.

    Chlorine.   

  • B.

    Iodine.                   

  • C.

    Fluorine.                

  • D.

    Bromine.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của nhựa Teflon là -(CF2-CF2)-n

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: C

Câu 19 :

Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là

  • A.

    chlorine.                

  • B.

    bromine.                

  • C.

    phosphorus.           

  • D.

    carbon.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của nhựa PVC là -(CH2-CH(Cl))-n

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: A

Câu 20 :

Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn là

  • A.

    fluorine.    

  • B.

    chlorine.                

  • C.

    bromine.                

  • D.

    iodine.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của muối ăn là NaCl

Lời giải chi tiết :

- Đáp án: B