Lý thuyết Tập làm văn - Ôn hè Tiếng Việt 5>
1. Kể chuyện sáng tạo a. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) b. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo một trong ba cách:
1. Kể chuyện sáng tạo
a. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
b. Thân bài:
Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo một trong ba cách:
+ Sáng tạo thêm nhiều chi tiết.
+ Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
+ Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
2. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì?
-Sự việc đó diễn ra khi nào? Ở đâu?
- Em có tình cảm, cảm xúc gì về những chi tiết nổi vật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)?
- Sự việc đó có ý nghĩa gì?
- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em đối với sự việc.
3. Tả phong cảnh
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh mà em muốn tả.
b. Thân bài: Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:
- Tả theo không gian.
+ Từ gần tới xa.
+ Từ thấp lên cao
+ Từ trái sang phải.
- Tả theo thời gian.
+ Các buổi trong ngày.
+ Các mùa trong năm.
- Tả theo không gian kết hợp với thời gian.
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc tình cảm, cảm xúc của em đối với phong cảnh được miêu tả.
4. Tả người
a. Mở bài: Giới thiệu về người được tả (tên gọi, mối quan hệ,...)
b. Thân bài:
- Tả ngoại hình: tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,...
- Tả hoạt động: việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,...
- Tả sở trường, sở thích hoặc tính tình.
c. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.
5. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Giới thiệu khái quát về câu chuyện em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Nêu ấn tượng chung của em về câu chuyện.
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
- Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa,...).
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
- Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em.
6. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
- Nêu những điều em yêu thích ở bài thơ (nhân vật, nội dung, ý thơ, ý nghĩa,...).
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.
- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ.
7. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Giới thiệu chung về nhân vật trong cuốn sách (tên sách, tên tác giả, tên nhân vật).
- Nêu ấn tượng chung về nhân vật.
- Chỉ ra những đặc điểm về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,... của nhân vật.
- Nêu các dẫn chứng được lấy ra từ cuốn sách để minh hoạ cho các đặc điểm của nhân vật.
- Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về nhân vật.
- Nêu bài học mà nhân vật đem đến cho em.
8. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- Giới thiệu tên bộ phim hoạt hình và nhân vật để lại ấn tượng cho em.
- Nêu khái quát nội dung phim.
- Trình bày đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, tính cách,... của nhân vật.
- Nêu một vài chi tiết trong bộ phim để minh hoạ.
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của em về nhân vật và bộ phim.
9. Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng mà em muốn nêu ý kiến tán thành.
- Nêu rõ ý kiến tán thành của em.
- Trình bày những lí do khiến em tán thành sự việc, hiện tượng được nói tới.
- Lựa chọn những dẫn chứng để chứng minh ý kiến của em là đúng.
- Khẳng định lại ý kiến của em về sự việc, hiện tượng.
10. Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối của em về sự việc, hiện tượng đó.
- Nêu các lí do khiến em không đồng tình với sự việc, hiện tượng đó.
- Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh ý kiến của em là đúng.
- Khẳng định lại ý kiến của em hoặc nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối đó.

