Bài tập Mở rộng vốn từ - Ôn hè Tiếng Việt 5

Tải về

Bài 1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. học tập B. học hỏi C. học thức D. học hành

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

A. học tập

B. học hỏi

C. học thức

D. học hành

Bài 2. Từ nào đồng nghĩa với từ “công dân”?

A. dân ca

B. dân chúng

C. dân gian

D. bình dân

Bài 3. Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quan tâm, gắn bó giữa mọi người trong cộng đồng?

A. Môi hở, răng lạnh.

B. Thất bại là mẹ thành công.

C. Ở hiền gặp lành.

D. Lá lành đùm lá rách.

Bài 4. Đâu là việc không nên làm để bảo vệ môi trường?

A. Vứt rác bừa bãi.

B. Trồng cây xanh.

C. Tiết kiệm điện.

D. Dọn dẹp vệ sinh khu phố.

Bài 5. Từ ngữ nào có thể thay thế từ in đậm trong câu sau:

Nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để đánh đuổi ách đô hộ, giành lại độc lập dân tộc.

A. chia sẻ

B. đồng lòng

C. nhiệt huyết

D. gắn bó

Bài 6. Em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

yên ổn / an ninh / an nhàn / an toàn

a) Hãy chú ý ………………………… khi tham gia giao thông!

b) …………………………… ở khu vực này rất tốt.

Bài 7. Em hãy gạch một gạch dưới từ đồng nghĩa với “hạnh phúc", gạch hai gạch dưới từ trái nghĩa với “hạnh phúc” trong đoạn văn sau:

Thấy mẹ buồn khổ vì lo nghĩ cho gia đình, Hoà cũng buồn theo. Em mong mình có thể làm gì đó giúp đỡ mẹ, để mẹ vui vẻ hơn.

(Theo Mai Thuỷ)

Bài 8. Em hãy đặt câu chứa từ “bình” có nghĩa là:

a) Không có chiến tranh, xung đột:

b) Đánh giá, bày tỏ ý kiến:    

Bài 9. Em hãy tìm bốn từ thể hiện cảm xúc khi tham gia trải nghiệm, khám phá:

Bài 10. Em hãy xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

ngây thơ / trong sáng / vui vẻ / trốn tìm / hào hứng / nhảy dây /hồn nhiên / ô ăn quan / thích thú

- Trò chơi gắn với tuổi thơ:

- Tình cảm, cảm xúc khi tham gia trò chơi: 

- Tính nết của trẻ em: 

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bài 1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

A. học tập

B. học hỏi

C. học thức

D. học hành

Phương pháp giải:

Em dựa vào nghĩa của từng từ để xác định từ không cùng nhóm.

Lời giải chi tiết:

Các từ “học tập”, “học hỏi”, “học hành” đều chỉ cách tiếp thu kiến thức.

Từ không cùng nhóm với các từ còn lại là “học thức”.

Đáp án C.

Bài 2. Từ nào đồng nghĩa với từ “công dân”?

A. dân ca

B. dân chúng

C. dân gian

D. bình dân

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “công dân” để tìm từ đồng nghĩa với nó.

Lời giải chi tiết:

Từ đồng nghĩa với từ “công dân” là “dân chúng”.

Đáp án B.

Bài 3. Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quan tâm, gắn bó giữa mọi người trong cộng đồng?

A. Môi hở, răng lạnh.

B. Thất bại là mẹ thành công.

C. Ở hiền gặp lành.

D. Lá lành đùm lá rách.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ.

Lời giải chi tiết:

Câu thành ngữ, tục ngữ nói về sự quan tâm, gắn bó giữa mọi người trong cộng đồng là “Lá lành đùm lá rách”.

Đáp án D.

Bài 4. Đâu là việc không nên làm để bảo vệ môi trường?

A. Vứt rác bừa bãi.

B. Trồng cây xanh.

C. Tiết kiệm điện.

D. Dọn dẹp vệ sinh khu phố.

Phương pháp giải:

Em xác định các việc làm bảo vệ môi trường.

Lời giải chi tiết:

Câu B, C, D đều là các việc làm bảo vệ môi trường.

Việc không nên làm để bảo vệ môi trường là vứt rác bừa bãi.

Đáp án A.

Bài 5. Từ ngữ nào có thể thay thế từ in đậm trong câu sau:

Nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết để đánh đuổi ách đô hộ, giành lại độc lập dân tộc.

A. chia sẻ

B. đồng lòng

C. nhiệt huyết

D. gắn bó

Phương pháp giải:

Em thay từng trường hợp vào từ in đậm và chọn từ giống nghĩa với câu đã cho.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ thay thế từ in đậm là “đồng lòng”.

Đáp án B.

Bài 6. Em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

yên ổn / an ninh / an nhàn / an toàn

a) Hãy chú ý ………………………… khi tham gia giao thông!

b) …………………………… ở khu vực này rất tốt.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung câu để lựa chọn từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Hãy chú ý an toàn khi tham gia giao thông!

b) An ninh ở khu vực này rất tốt.

Bài 7. Em hãy gạch một gạch dưới từ đồng nghĩa với “hạnh phúc", gạch hai gạch dưới từ trái nghĩa với “hạnh phúc” trong đoạn văn sau:

Thấy mẹ buồn khổ vì lo nghĩ cho gia đình, Hoà cũng buồn theo. Em mong mình có thể làm gì đó giúp đỡ mẹ, để mẹ vui vẻ hơn.

(Theo Mai Thuỷ)

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “hạnh phúc” để xác định từ đồng nghĩa và trái nghĩa với nó.

Lời giải chi tiết:

Thấy mẹ buồn khổ vì lo nghĩ cho gia đình, Hoà cũng buồn theo. Em mong mình có thể làm gì đó giúp đỡ mẹ, để mẹ vui vẻ hơn.

Bài 8. Em hãy đặt câu chứa từ “bình” có nghĩa là:

a) Không có chiến tranh, xung đột:

b) Đánh giá, bày tỏ ý kiến:    

Phương pháp giải:

Em dựa vào ý nghĩa đã cho để đặt câu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Khunh cảnh làng quê thật yên bình.

b) Dương được cả lớp bình bầu làm lớp trưởng.

Bài 9. Em hãy tìm bốn từ thể hiện cảm xúc khi tham gia trải nghiệm, khám phá:

Phương pháp giải:

Em nhớ lại khi tham gia trải nghiệm, khám phá em có cảm xúc gì.

Lời giải chi tiết:

Từ thể hiện cảm xúc khi tham gia trải nghiệm, khám phá: thích thú, háo hức, bất ngờ, phấn khích.

Bài 10. Em hãy xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

ngây thơ / trong sáng / vui vẻ / trốn tìm / hào hứng / nhảy dây /hồn nhiên / ô ăn quan / thích thú

- Trò chơi gắn với tuổi thơ:

- Tình cảm, cảm xúc khi tham gia trò chơi:

- Tính nết của trẻ em:

Phương pháp giải:

Em xác định nghĩa của từng từ để xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải chi tiết:

- Trò chơi gắn với tuổi thơ: trốn tìm, nhảy dây, ô ăn quan.

- Tình cảm, cảm xúc khi tham gia trò chơi: vui vẻ, hào hứng, thích thú.

- Tính nết của trẻ em: ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí