Đề ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6 - Đề 1>
Đôi tai của tâm hồn Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên.
Đề bài
ĐỀ ÔN HÈ – ĐỀ SỐ 1
A. ĐỌC - HIỂU
Đôi tai của tâm hồn
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ.
Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt là mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
Hoàng Phương
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé?
A. Cụ nói: “Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ".
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay".
Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ?
Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già?
Câu 7. Em hãy gạch 1 gạch dưới CN, 2 gạch dưới VN trong câu sau:
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.
Câu 8. “Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu?
Câu 9. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ.
C. Thay thế và lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ.
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 10. Đặt câu ghép có:
a) Có cặp kết từ “Vì... nên ...”
b) Có cặp từ “càng ... càng ...”
B. KIỂM TRA VIẾT
Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
Lời giải
A. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
Đáp án B.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
Đáp án C.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé?
A. Cụ nói: “Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ".
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Cụ già đã nói: “Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ".
Đáp án A.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay".
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay".
Đáp án D.
Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ?
Phương pháp giải:
Em phần đầu đoạn hai để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng.
Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hành động của cụ già dành cho cô bé để nhận xét về cụ.
Lời giải chi tiết:
Cụ già là người tốt bụng.
Câu 7. Em hãy gạch 1 gạch dưới CN, 2 gạch dưới VN trong câu sau:
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.
Phương pháp giải:
Em xác định thành phần câu.
Lời giải chi tiết:
Câu 8. “Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu?
Phương pháp giải:
Em nhớ lại tác dụng của dấu phẩy.
Lời giải chi tiết:
Dấu phẩy có tác dựng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 9. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ.
C. Thay thế và lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ.
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Phương pháp giải:
Em phát hiện các từ ngữ thể hiện phép liên kết câu.
Lời giải chi tiết:
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ “cô bé”.
Đáp án A.
Câu 10. Đặt câu ghép có:
a) Có cặp kết từ “Vì... nên ...”
b) Có cặp từ “càng ... càng ...”
Phương pháp giải:
Em đặt câu ghép có nội dung phù hợp với cặp từ yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a. Vì chăm chỉ nên bạn Minh đã đạt giải Nhất cuộc thi Tiếng Anh của trường.
b. Mưa càng to, nước sông càng dâng cao.
B. KIỂM TRA VIẾT
Tập làm văn
Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
Phương pháp giải:
Em lập dàn ý để viết bài văn:
a. Mở bài: Giới thiệu về người bạn thân em muốn miêu tả:
- Người bạn đó tên là gì? Là bạn hàng xóm hay bạn học ở trường của em?
- Em và người bạn đó đã chơi với nhau bao lâu rồi?
b. Thân bài:
- Miêu tả ngoại hình:
+ Chiều cao và cân nặng? Vóc dáng có đặc điểm gì? So với bạn cùng lứa tuổi có gì đặc biệt?
+ Nước da có màu gì? Đó là bẩm sinh hay do tác động bên ngoài mà có?
+ Kiểu tóc mà bạn đó thường để? Em có để kiểu tóc giống bạn không?
+ Trang phục hằng ngày của bạn có đặc điểm gì?
+ Khuôn mặt của bạn thuộc kiểu khuôn mặt nào? Đôi mắt, cái mũi, khuôn miệng của bạn như thế nào?
- Miêu tả tính cách, hoạt động:
+ Bạn ấy có hòa đồng với mọi người không? Có được bạn bè, thầy cô yêu mến không?
+ Bạn ấy có thường giúp bố mẹ các công việc nhà không?
+ Bạn ấy có sở thích là gì? Thường làm gì vào lúc rảnh rỗi?
+ Em và bạn ấy thường làm gì cùng nhau? Tình cảm của hai người như thế nào?
c. Kết bài:
+ Tình cảm của em dành cho bạn?
+ Mong muốn của em về tình bạn của hai người?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Khi ở nhà chúng ta có chị em để chia sẻ và chơi đùa cùng nhưng khi đến trường thì người bên cạnh chúng ta là bạn bè. Em có rất nhiều bạn từ ngày còn học mẫu giáo, trong đó người mà em thân thiết nhất là Hưng, bạn học cùng với em từ năm lớp 1.
Em quen Hưng từ ngày chúng em còn học mẫu giáo vì nhà Hưng gần nhà em. Tuy nhiên đến năm học lớp 1, chúng em mới học chung. Ấn tượng ban đầu về Hưng là bạn ấy rất hiền, ít nói nhất lớp nhưng cao lớn nhất lớp. Hưng có mái tóc xoăn tít rất đặc biệt, mái tóc chẳng bao giờ nhuộm nhưng lại nâu nâu. Khuôn mặt Hưng vuông bởi vầng trán rộng và chiếc cằm to. Mọi người trong lớp em thường trêu Hưng là Hưng mun vì bạn ấy có làn da khá đen. Thế nhưng Hưng lại có đôi mắt rất đẹp. Đôi mắt bạn to và tròn, cộng với đôi lông mày rậm khiến gương mặt bạn dễ mến làm sao. Hưng ít khi nói chuyện, vào lớp bạn ấy chỉ im lặng nghe cô giáo giảng hoặc làm bài tập. Trước đó em rất thắc mắc vì sao Hưng lại không thích chơi cùng mọi người. Sau đó em mới hiểu không phải Hưng không muốn chơi cùng mà vì Hưng còn phải làm bài tập, rồi học thuộc bài trên lớp. Về nhà bạn ấy rất bận rộn. Hưng phải phụ mẹ buôn bán tạp hóa và trông em. Vậy mà bạn ấy lại là học sinh giỏi của lớp em. Bạn học tốt nhất là môn tiếng Anh. Năm ngoái Hưng còn được chọn đi thi học sinh giỏi cấp thành phố nhưng không may Hưng bị bệnh không thể đi được. Hưng không tham gia các phong trào văn nghệ của lớp, bù lại bạn ấy rất giỏi thể thao, bạn ấy được tuyển vào đội bóng đá thiếu nhi của trường em. Em thích nhất ở Hưng việc bạn ấy rất tốt bụng. Bạn hay giúp đỡ những bạn học yếu khác mà không cần trả công. Mỗi ngày Hưng đi sớm nhất để trực nhật thay các bạn. Việc tưới hoa hay nhổ cỏ vườn hoa lớp Hưng đều lặng lẽ làm. Hưng giúp em rất nhiều trong học tập, những ngày em bị bệnh nghỉ học, bạn là người chép bài giúp em. Bạn luôn giành xách cặp cho em vì bạn bảo em nhỏ, ốm yếu. Đồ chơi của em bị hư đều do Hưng sửa lại. Em quý bạn nên có gì ngon em đều mang đến nhà chia sẻ với bạn. Nhờ có Hưng bên cạnh nên em chưa bao giờ bị bạn lớn hơn bắt nạt.
Em rất quý người bạn này của em. Em sợ sau này khi lớn lên em sẽ không thể học cùng bạn nữa. Em chỉ mong ước được đi học cùng bạn mỗi ngày. Em thầm cảm ơn Hưng đã cho em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

