Đề ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6 - Đề 2>
Sang năm con lên bảy Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy
Đề bài
ĐỀ ÔN HÈ – ĐỀ SỐ 2
A. ĐỌC - HIỂU
Sang năm con lên bảy
Sang năm con lên bảy Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây |
Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa.
Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. |
Vũ Đình Minh
Câu 1. Đọc khổ thơ thứ 2 và cho biết thế giới tuổi thơ đã thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
A. Không còn được bố mẹ cưng chiều, chăm bẵm như hồi nhỏ.
B. Gió, cây và muôn loài chẳng còn biết nói, biết suy nghĩ và hành động như trong những câu chuyện cổ tích nữa.
C. Bạn bè chẳng còn ở bên cạnh chúng ta như những ngày thơ bé.
D. Lớn hơn rất nhiều, có đủ sức khoẻ và khả năng để làm những việc mình muốn.
Câu 2. Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
A. Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật, từ chính đôi bàn tay của mình.
B. Hạnh phúc được tìm thấy trong tay của cha, của mẹ.
C. Hạnh phúc được tìm thấy trong mái ấm gia đình.
D. Hạnh phúc được tìm thấy khi ta quên đi tất cả, hòa mình vào với thiên nhiên.
Câu 3. Bài thơ “Sang năm lên bây” là lời nói của ai?
A. Bà nói với cháu.
C. Mẹ nói với con.
B. Ông nói với cháu.
D. Cha nói với con.
Câu 4. Ý nghĩa của bài thơ là gì?
A. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
B. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Con cần biết sống hòa mình, chan hòa với thiên nhiên, có như vậy thì niềm hạnh phúc của con mới trọn vẹn được.
C. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Dù con có lớn thế nào, có đi đâu bao xa cũng không được quên đi những năm tháng tuổi thơ, những người đã từng xuất hiện trong cuộc đời con.
D. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Con luôn nhớ rằng dù con đã khôn lớn thì gia đình mãi ở bên con, mãi là cảng tránh bão, là chốn nghỉ chân cho con mỗi khi con chán nản, mệt mỏi.
Câu 5. Em có cảm nhận gì khi đọc xong bài thơ “Sang năm con lên bảy”?
Câu 6. Nếu là người con trong bài thơ trên, em sẽ nói gì với người cha?
Câu 7. Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
Sang năm, khi con lên bảy, cha sẽ đưa con tới trường.
Câu 8. Hãy viết một câu tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam:
Câu 9. Từ nào dưới đây khác với từ còn lại?
A. Hi sinh
B. Quy tiên
C. Băng hà
D. Xơi
Câu 10. Tìm một từ láy trong bài “Sang năm con lên bảy":
B. KIỂM TRA VIẾT
Chiều kéo lên một mảng trời màu biển:`
Mây trắng giăng – bao con sóng vỗ bờ.
Diều no gió – những cánh buồm hiển hiện.
Biển trên trời! Em bé bỗng reo to.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên.
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Đọc khổ thơ thứ 2 và cho biết thế giới tuổi thơ đã thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
A. Không còn được bố mẹ cưng chiều, chăm bẵm như hồi nhỏ.
B. Gió, cây và muôn loài chẳng còn biết nói, biết suy nghĩ và hành động như trong những câu chuyện cổ tích nữa.
C. Bạn bè chẳng còn ở bên cạnh chúng ta như những ngày thơ bé.
D. Lớn hơn rất nhiều, có đủ sức khoẻ và khả năng để làm những việc mình muốn.
Phương pháp giải:
Em dựa vào sự thay đổi của các sự vật.
Lời giải chi tiết:
Thế giới tuổi thơ đã thay đổi khi ta lớn lên như sau: Gió, cây và muôn loài chẳng còn biết nói, biết suy nghĩ và hành động như trong những câu chuyện cổ tích nữa.
Đáp án B.
Câu 2. Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
A. Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật, từ chính đôi bàn tay của mình.
B. Hạnh phúc được tìm thấy trong tay của cha, của mẹ.
C. Hạnh phúc được tìm thấy trong mái ấm gia đình.
D. Hạnh phúc được tìm thấy khi ta quên đi tất cả, hòa mình vào với thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ ba để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật, từ chính đôi bàn tay của mình.
Đáp án A.
Câu 3. Bài thơ “Sang năm lên bây” là lời nói của ai?
A. Bà nói với cháu.
C. Mẹ nói với con.
B. Ông nói với cháu.
D. Cha nói với con.
Phương pháp giải:
Em dựa vào khổ thơ thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Sang năm lên bây” là lời nói của cha nói với con.
Đáp án D.
Câu 4. Ý nghĩa của bài thơ là gì?
A. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
B. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Con cần biết sống hòa mình, chan hòa với thiên nhiên, có như vậy thì niềm hạnh phúc của con mới trọn vẹn được.
C. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Dù con có lớn thế nào, có đi đâu bao xa cũng không được quên đi những năm tháng tuổi thơ, những người đã từng xuất hiện trong cuộc đời con.
D. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Con luôn nhớ rằng dù con đã khôn lớn thì gia đình mãi ở bên con, mãi là cảng tránh bão, là chốn nghỉ chân cho con mỗi khi con chán nản, mệt mỏi.
Phương pháp giải:
Em dựa vào những điều người cha nói với con để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của bài thơ: Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
Đáp án A.
Câu 5. Em có cảm nhận gì khi đọc xong bài thơ “Sang năm con lên bảy” ?
Phương pháp giải:
Em nêu cảm xsuc của bản thân khi đọc xong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Em cảm thấy xúc động trước tình cảm thiêng liêng, dạt dào của người cha dành cho người con.
Câu 6. Nếu là người con trong bài thơ trên, em sẽ nói gì với người cha?
Phương pháp giải:
Em tưởng tượng mình là người con trong bài thơ nói lời yêu thương với người cha.
Lời giải chi tiết:
Đừng buồn nữa cha, con được đi học rồi. Con sẽ biết nhiều điều về cuộc sống hơn. Con vẫn sẽ là đứa con bé bỏng của cha. Tuổi thơ con chính là cha.
Câu 7. Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
Sang năm, khi con lên bảy, cha sẽ đưa con tới trường.
Phương pháp giải:
Em phân tích thành phần câu.
Lời giải chi tiết:
Sang năm, khi con lên bảy (TN),// cha (CN) // sẽ đưa con tới trường (VN).
Câu 8. Hãy viết một câu tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về các câu tục ngữ về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Học sinh nêu một trong các câu tục ngữ sau:
- Uống nước nhớ nguồn
- Lá lành đùm lá rách.
- Thương người như thể thương thân.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 9. Từ nào dưới đây khác với từ còn lại?
A. Hi sinh
B. Quy tiên
C. Băng hà
D. Xơi
Phương pháp giải:
Em dựa vào nghĩa của từ để chia nhóm.
Lời giải chi tiết:
Các từ “hi sinh, quy tiên, băng hà” đều mang nghĩa là chết.
Từ “xơi” khác với từ còn lại.
Đáp án D.
Câu 10. Tìm một từ láy trong bài “Sang năm con lên bảy":
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về từ láy.
Lời giải chi tiết:
Từ láy là "lon ton".
B. KIỂM TRA VIẾT
Tập làm văn
Chiều kéo lên một mảng trời màu biển:`
Mây trắng giăng – bao con sóng vỗ bờ.
Diều no gió – những cánh buồm hiển hiện.
Biển trên trời! Em bé bỗng reo to.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên.
Phương pháp giải:
Em xác định nội dung của đoạn văn:
- Tả rõ được bầu trời chiều (Trời xanh trong như màu nước biển; lớp lớp mây trắng trên trời như từng đợt sóng vỗ bờ; những cánh diều no gió đang lơ lửng, chao lượn trên bầu trời như những cánh buồm trên biển cả... Khung cảnh bầu trời làm ta liên tưởng tới khung cảnh của biển cả. Trước mắt là một cảnh biển trên trời cao...)
- Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật được miêu tả.
- Diễn đạt rõ ý, mạch lạc; dùng từ, đặt câu đúng; trình bày hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo :
Mỗi lần ngắm nhìn bầu trời, em lại thấy lòng mình thư thái, tràn đầy cảm xúc. Chiều buông, bầu trời như được nhuộm một màu xanh biếc của đại dương bao la, sâu thẳm. Từng vệt mây trắng lững lờ trôi, xếp lớp lên nhau, trông hệt như những con sóng bạc đầu đang miệt mài vỗ vào bờ cát. Trên nền trời rộng lớn ấy, những cánh diều căng gió no tròn, bay lượn tự do, chao liệng như những cánh buồm căng gió khổng lồ đang nối đuôi nhau ra khơi. Cả không gian như hòa quyện, biến bầu trời thành một đại dương trên cao, vừa hùng vĩ vừa dịu dàng. Nhìn cảnh ấy, lòng em trào dâng niềm vui thích, say mê trước vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên, tựa như được thả hồn theo những cánh diều bay mãi giữa trời chiều.

