Lý thuyết Liên kết câu - Ôn hè Tiếng Việt 5


1. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ (Biện pháp lặp) - Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ: câu sau lặp lại từ ngữ ở câu trước.

1. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ (Biện pháp lặp)

- Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ: câu sau lặp lại từ ngữ ở câu trước.

Ví dụ: Thắng được mẹ mua cho một chiếc xe đạp mới. Xe có màu đen, rất chắc chắn. Chiếc xe giúp Thắng đến trường nhanh hơn.

2. Liên kết câu bằng từ ngữ nối (Biện pháp nối)

- Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhưng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,...

- Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu.

Ví dụ: Đầu tiên, bác Thu chuẩn bị khuôn đúc. Tiếp theo, bác nung chảy kim loại ở nhiệt độ cao. Sau đó, bác chờ cho kim loại nguội và đông cứng.

3. Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế (Biện pháp thế)

- Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ, danh từ,... ở câu sau thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước.

- Ngoài tác dụng liên kết, việc dùng từ ngữ thay thế còn tránh được sự trùng lặp từ ngữ trong đoạn văn.

Ví dụ: Bác Sơn đi gặt lúa trên đồng, Thành và Đạt ở nhà giúp bác cho gà ăn và tưới rau. Các bạn phụ bác dọn dẹp nhà cửa nữa.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí