Bài tập Dấu câu - Ôn hè Tiếng Việt 5>
Bài 1. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì? Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới - nằm trong vịnh Bắc Bộ, tỉnh Quảng Ninh. Trong suốt chuyến thuyền du ngoạn, hướng dẫn viên vừa kể, vừa chỉ tay về phía xа. (Theo Giang Anh)
Đề bài
Bài 1. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì?
Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới - nằm trong vịnh Bắc Bộ, tỉnh Quảng Ninh. Trong suốt chuyến thuyền du ngoạn, hướng dẫn viên vừa kể, vừa chỉ tay về phía xа.
(Theo Giang Anh)
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Bài 2. Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?
Cô giáo nói:
- Chúng ta cùng giải ô chữ nhé!
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Bài 3. Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?
Chuyến xe Sơn La - Thái Bình sắp khởi hành.
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Bài 4. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì?
Một số trò chơi dân gian em yêu thích:
- Ném còn.
- Đánh quay, đánh cù.
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Bài 5. Câu nào có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?
A. Lễ hội Lim mới đông vui và nhộn nhịp làm sao! - Trang háo hức nói.
B. Cuối tuần, trường của Thảo tổ chức cho học sinh đi tham quan:
- Công viên Mặt trời.
- Công viên nước Hồ Tây.
C. Việt Hà - lớp trưởng lớp 5A - là tấm gương sáng để chúng tôi noi theo.
D. Ngọc ngắm nghía đàn cá bơi lội trong bể, đôi mắt ánh lên sự thích thú:
- Chị ơi, con cá nhiều màu kia đẹp quá! Nó tên là gì vậy ạ?
Bài 6. Em hãy điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:
Con trâu người bạn gắn bó với bà con nông dân là con vật chăm chỉ cày bừa trên những thửa ruộng rộng lớn.
(Theo Hồng Mai)
Bài 7. Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu văn sau:
Tết Nguyên Đán (Tết ta) là ngày Tết cổ truyền của người Việt.
Bài 8. Em hãy điền chữ “Đ” vào câu văn dùng đúng dấu gạch ngang và điền “S” vào câu văn dùng sai dấu gạch ngang:
Chị Mây - chị gái của em - đã giành giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán. |
|
Gia đình em đã có chuyến tham quan thú vị - đến Vịnh Phong Nha - Kẻ Bàng. |
|
Từ khi còn nhỏ, em đã được đọc những cuốn tiểu thuyết hay: - “Không gia đình”. - “Cây cam ngọt của tôi”. |
|
Cô giáo thông báo với - cả lớp: - Ngày mai, lớp chúng ta sẽ chào đón một bạn mới. |
|
Bài 9. Điền dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:
Đà Nẵng là một thành phố xinh đẹp với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, trong đó có:
Ngũ Hành Sơn những dãy núi đá vôi kì vĩ chứa đựng nhiều hang động, chùa chiền cổ kính.
Đảo Cù Lao Chàm.
Cầu Rồng.
(Theo Linh Anh)
Bài 10. Dấu gạch ngang trong câu văn sau bị dùng sai, em hãy viết lại câu đúng:
Hoa ban loài hoa - có vẻ ngoài mộc mạc - thường xuất hiện nhiều ở các vùng núi phía Bắc.
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Bài 1. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì?
Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới - nằm trong vịnh Bắc Bộ, tỉnh Quảng Ninh. Trong suốt chuyến thuyền du ngoạn, hướng dẫn viên vừa kể, vừa chỉ tay về phía xа.
(Theo Giang Anh)
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các tác dụng của dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn là đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Đáp án D.
Bài 2. Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?
Cô giáo nói:
- Chúng ta cùng giải ô chữ nhé!
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các tác dụng của dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu là đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Đáp án C.
Bài 3. Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?
Chuyến xe Sơn La - Thái Bình sắp khởi hành.
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các tác dụng của dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu là nối các từ ngữ trong một liên danh.
Đáp án B.
Bài 4. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì?
Một số trò chơi dân gian em yêu thích:
- Ném còn.
- Đánh quay, đánh cù.
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các tác dụng của dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn là đánh dấu các ý liệt kê.
Đáp án A.
Bài 5. Câu nào có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?
A. Lễ hội Lim mới đông vui và nhộn nhịp làm sao! - Trang háo hức nói.
B. Cuối tuần, trường của Thảo tổ chức cho học sinh đi tham quan:
- Công viên Mặt trời.
- Công viên nước Hồ Tây.
C. Việt Hà - lớp trưởng lớp 5A - là tấm gương sáng để chúng tôi noi theo.
D. Ngọc ngắm nghía đàn cá bơi lội trong bể, đôi mắt ánh lên sự thích thú:
- Chị ơi, con cá nhiều màu kia đẹp quá! Nó tên là gì vậy ạ?
Phương pháp giải:
Em dựa vào vị trí dấu gạch ngang để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích là “Việt Hà - lớp trưởng lớp 5A - là tấm gương sáng để chúng tôi noi theo.”.
Đáp án C.
Bài 6. Em hãy điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:
Con trâu người bạn gắn bó với bà con nông dân là con vật chăm chỉ cày bừa trên những thửa ruộng rộng lớn.
(Theo Hồng Mai)
Phương pháp giải:
Em dựa vào tác dụng của dấu gạch ngang trong câu để điền dấu vào vị trí thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Con trâu - người bạn gắn bó với bà con nông dân - là con vật chăm chỉ cày bừa trên những thửa ruộng rộng lớn.
Bài 7. Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu văn sau:
Tết Nguyên Đán (Tết ta) là ngày Tết cổ truyền của người Việt.
Phương pháp giải:
Em xác định vị trí dấu gạch ngang phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tết Nguyên Đán - Tết ta - là ngày Tết cổ truyền của người Việt.
Bài 8. Em hãy điền chữ “Đ” vào câu văn dùng đúng dấu gạch ngang và điền “S” vào câu văn dùng sai dấu gạch ngang:
Chị Mây - chị gái của em - đã giành giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán. |
|
Gia đình em đã có chuyến tham quan thú vị - đến Vịnh Phong Nha - Kẻ Bàng. |
|
Từ khi còn nhỏ, em đã được đọc những cuốn tiểu thuyết hay: - “Không gia đình”. - “Cây cam ngọt của tôi”. |
|
Cô giáo thông báo với - cả lớp: - Ngày mai, lớp chúng ta sẽ chào đón một bạn mới. |
|
Phương pháp giải:
Em dựa vào tác dụng của dấu gạch ngang để xác định vị trí dấu gạch ngang nào đúng, vị trí dấu gạch ngang nào sai.
Lời giải chi tiết:
Chị Mây - chị gái của em - đã giành giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán. |
Đ |
Gia đình em đã có chuyến tham quan thú vị - đến Vịnh Phong Nha - Kẻ Bàng. |
S |
Từ khi còn nhỏ, em đã được đọc những cuốn tiểu thuyết hay: - “Không gia đình”. - “Cây cam ngọt của tôi”. |
Đ |
Cô giáo thông báo với - cả lớp: - Ngày mai, lớp chúng ta sẽ chào đón một bạn mới. |
S |
Bài 9. Điền dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:
Đà Nẵng là một thành phố xinh đẹp với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, trong đó có:
Ngũ Hành Sơn những dãy núi đá vôi kì vĩ chứa đựng nhiều hang động, chùa chiền cổ kính.
Đảo Cù Lao Chàm.
Cầu Rồng.
(Theo Linh Anh)
Phương pháp giải:
Em xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp này để điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Đà Nẵng là một thành phố xinh đẹp với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, trong đó có:
- Ngũ Hành Sơn - những dãy núi đá vôi kì vĩ chứa đựng nhiều hang động, chùa chiền cổ kính.
- Đảo Cù Lao Chàm.
- Cầu Rồng.
Bài 10. Dấu gạch ngang trong câu văn sau bị dùng sai, em hãy viết lại câu đúng:
Hoa ban loài hoa - có vẻ ngoài mộc mạc - thường xuất hiện nhiều ở các vùng núi phía Bắc.
Phương pháp giải:
Em xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau để đặt lại đúng vị trí.
Lời giải chi tiết:
Hoa ban - loài hoa có vẻ ngoài mộc mạ

