

Đề ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6 - Đề 3>
Tải vềCông nhân quét rác Cô Thư là công nhân quét rác ở khu phố tôi. Cô đã làm công việc này được hơn mười năm.
Đề bài
ĐỀ ÔN HÈ – ĐỀ SỐ 3
A. ĐỌC - HIỂU
Công nhân quét rác
Cô Thư là công nhân quét rác ở khu phố tôi. Cô đã làm công việc này được hơn mười năm. Cô quét rác quanh khu nhà tôi nên thỉnh thoảng đi học về tôi lại gặp cô. Tôi để ý thấy cô Thư hay làm ca tối muộn, lúc mọi người chuẩn bị đi ngủ, cô mới bắt đầu đi làm, kể cả những hôm trời mưa gió.
Có lần, mưa lớn, gió rít từng cơn, cô đang làm việc thì phải ngưng lại. Tôi ngó ra ngoài, đóng cửa sổ thì thấy cô đang trú dưới mái hiên nhà tôi. Thấy vậy, tôi liền ra mời cô vào hiên ngồi và hỏi chuyện cô một chút. Sau vài lần gặp gỡ, tôi và cô Thư cũng dần quen nhau. Cô Thư kể cô có hai người con, một đứa lớp Tám, một đứa lớp Mười. Chồng cô qua đời trong một tai nạn cách đây năm năm. Một mình cô phải nuôi hai đứa con ăn học. Tôi hỏi cô:
- Sao cô không đi làm công ti cho sạch sẽ, mát mẻ, nắng 1 không phải lo lắng ạ. Con thấy cô đi làm như này vất vả quá! mưa
Nghe tôi nói, cô cười rồi đáp:
- Cô từng có ý định như vậy nhưng cô làm việc này cũng lâu rồi nên quen. Cô thì không ngại khổ, ngại khó, chỉ nghĩ đơn giản là công việc này giúp ích nhiều cho xã hội. Giờ ai cũng chọn làm việc nhẹ nhàng, sạch sẽ thì không có ai làm công nhân quét rác. Lúc ấy thành phố sẽ ra sao khi đâu đâu cũng thấy rác bẩn.
Nghe cô nói, tôi cũng ngẫm nghĩ một hồi lâu. Thấy những điều ấy hoàn toàn có lí. Công việc của cô dù vất vả nhưng nhờ có những người công nhân quét rác như cô thì thành phố mới được sạch đẹp như này. Mong rằng cô sẽ có thật nhiều sức khỏe để làm việc, giúp cho thành phố ngày càng sạch đẹp hơn!
Theo Giang Anh
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cô Thư làm nghề gì?
A. Công nhân quét rác ở khu phố.
B. Lao công ở trường học.
C. Công nhân dệt may.
D. Bảo mẫu.
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy công việc của cô Thư rất vất vả?
A. Lúc mọi người chuẩn bị đi ngủ, cô mới bắt đầu đi làm.
B. Cô Thư làm việc cả những hôm trời mưa gió.
C. Cô Thư hay làm ca tối muộn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Vì sao cô Thư không đi làm công tỉ cho sạch sẽ, mát mẻ?
A. Vì cô Thư làm việc này lâu rồi nên quen, cô cũng không ngại khổ, ngại khó.
B. Vì nếu không ai làm công nhân quét rác thì thành phố sẽ toàn rác bẩn.
C. Vì cô Thư nghĩ rằng công việc này sẽ giúp ích nhiều cho xã hội.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4. Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về công việc của cô Thư?
Câu 5. Em hãy điền dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
a) Phố cổ Hội An thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam sau bao nhiêu thăng trầm vẫn giữ được nét cổ xưa.
b) Đàn bồ câu trắng biểu tượng của hoà bình bay lượn trên nền trời xanh, mang theo niềm hi vọng và sự bình yên.
Câu 6. Điền cặp kết từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu văn sau:
a) _______ Bình là học sinh mới ________câu ấy hòa nhập rất nhanh với lớp.
b) _______ Vy chịu khó tập luyện ________ cô bé sẽ trở thành một vận động viên giỏi
Câu 7. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Ngày còn bé, những hè oi ả, tôi lại cùng đám bạn tụ tập: dưới gốc cây lớn. Ngồi bên bãi cỏ, đám trẻ chúng tôi vu vơ hỏi nhau những câu hỏi ngây ngô: “Sao trời lại xanh vậy?” hay “Ai đã tạo ra cầu vồng?”. Và những câu hỏi ấy, dù chẳng có câu trả lời thật sự rõ ràng, nhưng lại luôn khiến chúng tôi cười vui vẻ.
(Theo Giang Anh)
a) Em hãy gạch một gạch dưới đại từ xưng hô, gạch hai gạch dưới đại từ nghi vấn và khoanh vào đại từ thay thế có trong đoạn văn:
b) Em hãy tìm từ ngữ nối để liên kết các câu trong đoạn văn trên:
Câu 8. Em hãy cho biết các từ “mặt” dưới đây là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển bằng cách đánh dấu X vào cột phù hợp:
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a) Sắp đến Tết, lớp Minh dự định sẽ tổ chức một buổi gặp mặt cuối năm. |
|
|
b) Mai đặt xuống mặt bàn một chồng sách lớn, - đây là số sách cô phải đọc trong hôm nay. |
|
|
c) Nghe tin bố sắp về, khuôn mặt Linh từ lo - lắng bỗng chuyển sang rạng rỡ, hạnh phúc. |
|
|
d) Mặt hồ phủ một lớp sương mỏng, mờ ảo và quyến rũ. |
|
|
Câu 9. Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột thích hợp:
Lu-i pa-xtơ / Niu Di-lân / Xa-xa-ki xa-đa-kô / La Phông-ten / Nen-xơn Man-đê-la / Am-xtéc-Đam
Tên riêng nước ngoài viết đúng |
Tên riêng nước ngoài viết sai |
|
|
B. KIỂM TRA VIẾT
Viết bài văn tả cảnh hoàng hôn trên biển em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Cô Thư làm nghề gì?
A. Công nhân quét rác ở khu phố.
B. Lao công ở trường học.
C. Công nhân dệt may.
D. Bảo mẫu.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Cô Thư làm nghề công nhân quét rác ở khu phố.
Đáp án A.
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy công việc của cô Thư rất vất vả?
A. Lúc mọi người chuẩn bị đi ngủ, cô mới bắt đầu đi làm.
B. Cô Thư làm việc cả những hôm trời mưa gió.
C. Cô Thư hay làm ca tối muộn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Phương pháp giải:
Em đọc phần cuối đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cho thấy công việc của cô Thư rất vất vả:
- Lúc mọi người chuẩn bị đi ngủ, cô mới bắt đầu đi làm.
- Cô Thư làm việc cả những hôm trời mưa gió.
- Cô Thư hay làm ca tối muộn.
Đáp án D.
Câu 3. Vì sao cô Thư không đi làm công tỉ cho sạch sẽ, mát mẻ?
A. Vì cô Thư làm việc này lâu rồi nên quen, cô cũng không ngại khổ, ngại khó.
B. Vì nếu không ai làm công nhân quét rác thì thành phố sẽ toàn rác bẩn.
C. Vì cô Thư nghĩ rằng công việc này sẽ giúp ích nhiều cho xã hội.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Phương pháp giải:
Em đọc hội thoại giữa cô Thư và nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
Cô Thư không đi làm công tỉ cho sạch sẽ, mát mẻ vì:
- Cô làm việc này lâu rồi nên quen, cô cũng không ngại khổ, ngại khó.
- Nếu không ai làm công nhân quét rác thì thành phố sẽ toàn rác bẩn.
- Cô nghĩ rằng công việc này sẽ giúp ích nhiều cho xã hội.
Đáp án D.
Câu 4. Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về công việc của cô Thư?
Phương pháp giải:
Em dựa vào công việc của cô Thư và lời chia sẻ của cô về công việc này.
Lời giải chi tiết:
Công việc của cô Thư tuy vất vả nhưng đem lại giá trị và đóng góp quan trọng cho xã hội.
Câu 5. Em hãy điền dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
a) Phố cổ Hội An thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam sau bao nhiêu thăng trầm vẫn giữ được nét cổ xưa.
b) Đàn bồ câu trắng biểu tượng của hoà bình bay lượn trên nền trời xanh, mang theo niềm hi vọng và sự bình yên.
Phương pháp giải:
Em xác định cụm từ giải thích, chú thích.
Lời giải chi tiết:
a) Phố cổ Hội An - thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam - sau bao nhiêu thăng trầm vẫn giữ được nét cổ xưa.
b) Đàn bồ câu trắng - biểu tượng của hoà bình - bay lượn trên nền trời xanh, mang theo niềm hi vọng và sự bình yên.
Câu 6. Điền cặp kết từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu văn sau:
a) _______ Bình là học sinh mới ________câu ấy hòa nhập rất nhanh với lớp.
b) _______ Vy chịu khó tập luyện ________ cô bé sẽ trở thành một vận động viên giỏi.
Phương pháp giải:
Em xác định nội dung câu để chọn kết từ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Tuy Bình là học sinh mới nhưng câu ấy hòa nhập rất nhanh với lớp.
b) Nếu Vy chịu khó tập luyện thì cô bé sẽ trở thành một vận động viên giỏi
Câu 7. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Ngày còn bé, những hè oi ả, tôi lại cùng đám bạn tụ tập: dưới gốc cây lớn. Ngồi bên bãi cỏ, đám trẻ chúng tôi vu vơ hỏi nhau những câu hỏi ngây ngô: “Sao trời lại xanh vậy?” hay “Ai đã tạo ra cầu vồng?”. Và những câu hỏi ấy, dù chẳng có câu trả lời thật sự rõ ràng, nhưng lại luôn khiến chúng tôi cười vui vẻ.
(Theo Giang Anh)
a) Em hãy gạch một gạch dưới đại từ xưng hô, gạch hai gạch dưới đại từ nghi vấn và khoanh vào đại từ thay thế có trong đoạn văn:
b) Em hãy tìm từ ngữ nối để liên kết các câu trong đoạn văn trên:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về đại từ và liên kết câu bằng từ ngữ nối.
Lời giải chi tiết:
a)
- Đại từ xưng hô: tôi, chúng tôi
- Đại từ nghi vấn: Sao, Ai
- Đại từ thay thế: ấy
b) Từ ngữ nối liên kết các câu trong đoạn văn: “và”.
Câu 8. Em hãy cho biết các từ “mặt” dưới đây là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển bằng cách đánh dấu X vào cột phù hợp:
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a) Sắp đến Tết, lớp Minh dự định sẽ tổ chức một buổi gặp mặt cuối năm. |
|
|
b) Mai đặt xuống mặt bàn một chồng sách lớn, - đây là số sách cô phải đọc trong hôm nay. |
|
|
c) Nghe tin bố sắp về, khuôn mặt Linh từ lo - lắng bỗng chuyển sang rạng rỡ, hạnh phúc. |
|
|
d) Mặt hồ phủ một lớp sương mỏng, mờ ảo và quyến rũ. |
|
|
Phương pháp giải:
Em so sánh nghĩa của từ “mặt” trong các trường hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a) Sắp đến Tết, lớp Minh dự định sẽ tổ chức một buổi gặp mặt cuối năm. |
|
X |
b) Mai đặt xuống mặt bàn một chồng sách lớn, - đây là số sách cô phải đọc trong hôm nay. |
|
X |
c) Nghe tin bố sắp về, khuôn mặt Linh từ lo - lắng bỗng chuyển sang rạng rỡ, hạnh phúc. |
X |
|
d) Mặt hồ phủ một lớp sương mỏng, mờ ảo và quyến rũ. |
|
X |
Câu 9. Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột thích hợp:
Lu-i pa-xtơ / Niu Di-lân / Xa-xa-ki xa-đa-kô / La Phông-ten / Nen-xơn Man-đê-la / Am-xtéc-Đam
Tên riêng nước ngoài viết đúng |
Tên riêng nước ngoài viết sai |
|
|
Phương pháp giải:
Em nhớ lại quy tắc viết tên riêng nước ngoài.
Lời giải chi tiết:
Tên riêng nước ngoài viết đúng |
Tên riêng nước ngoài viết sai |
Niu Di-lân, La Phông-ten, Nen-xơn Man-đê-la |
Lu-i pa-xtơ, Xa-xa-ki xa-đa-kô, Am-xtéc-Đam |
B. KIỂM TRA VIẾT
Viết bài văn tả cảnh hoàng hôn trên biển em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
Phương pháp giải:
Em trả lời các câu hỏi dưới đây để viết đoạn văn:
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn trên biển em định tả.
- Em tả cảnh gì, ở đâu?
- Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát toàn cảnh:
- Cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lệ.
- …
b) Tả chi tiết: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Bầu trời chuyển màu từ xanh lam sang đỏ cam.
- Mặt trời từ từ lặn xuống.
- Mặt biển sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ.
- Những chiếc thuyền đánh cá lặng lẽ trôi.
- …
3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Trong cuộc sống hối hả và bộn bề, đôi khi chúng ta quên mất rằng thiên nhiên luôn ở xung quanh và lặng lẽ ban tặng cho chúng ta những vẻ đẹp tuyệt vời. Đó có thể là một buổi sáng bỉnh yên, khi những tia sáng đầu tiên của buổi sớm len lỏi qua từng kẽ lá hay là một buổi chiều tà khi sắc vàng cam của hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời. Đối với em, khung cảnh đẹp nhất, diệu kì nhất là cảnh hoàng hôn trên biển.
Cảnh hoàng hôn trên biển trước mắt em lúc ấy đẹp rực rỡ, tráng lệ như mơ. Khi ánh nắng cuối cùng của ngày dần tắt, bầu trời chuyển màu từ xanh lam sang sắc màu ấm áp của hoàng hôn. Những đám mây vàng và cam chuyển dần sang màu đỏ thẫm rồi tím dần. Mặt trời từ từ lặn xuống phía chân trời, để lại một vệt sáng mờ ảo trên mặt biển. Ánh sáng vàng phản chiếu trên mặt sóng, tạo nên những tia sáng lấp lánh như những viên kim cương nhỏ bé rải khắp mặt nước. Em cảm nhận được sự ấm áp từ ánh hoàng hôn pha chút se lạnh của gió biển. Trước những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ, tạo ra những thanh rì rào, êm dịu. Trên bãi biển, cát mịn dường như trở nên mềm mại hơn dưới ánh chiều tà. Xa xa, những chiếc thuyền đánh cá lặng lẽ trôi, chuẩn bị trở về sau một ngày làm việc vất vả. Cảnh vật như chìm trong một không gian tĩnh lặng, huyền bí. Tiếng sóng vỗ, tiếng gió thổi nhẹ cùng với cảnh hoàng hôn rực rỡ, tất cả tạo nên một bức tranh mê đắm lòng người. Dù chỉ ngắm nhìn hoàng hôn trên biển trong một thời gian ngắn nhưng khoảnh khắc ấy vẫn kéo dài mãi trong kí ức của em.
Em cảm thấy mình thật nhỏ bé trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, đồng thời cũng nhận ra sự quý giá của những khoảnh khắc yên bình như vậy trong cuộc sống hối hả. Cảnh hoàng hôn trên biển là một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Đó sẽ là một kỉ niệm đẹp mãi in sâu trong tâm trí em.

