

Đề ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6 - Đề 5>
Tải vềĐánh đổi Ông của Ánh là một thương binh. Ông bị thương ở chân trong một lần tham gia chiến đấu nên đi lại khó khăn.
Đề bài
ĐỀ ÔN HÈ – ĐỀ SỐ 5
A. ĐỌC - HIỂU
Đánh đổi
Ông của Ánh là một thương binh. Ông bị thương ở chân trong một lần tham gia chiến đấu nên đi lại khó khăn. Vì vậy, bố mẹ Ánh mua cho ông một chiếc xe lăn.
Ông có một hội bạn đều là thương binh từng cùng tham gia chiến đấu. Mọi người thường hẹn gặp nhau vào ngày mười lăm hằng tháng để cùng trò chuyện. Hôm nay là ngày gặp mặt mọi người, ông dẫn Ánh đi cùng. Tới nơi, Ánh không khỏi ngỡ ngàng trước những người bạn của ông. Trên người ai cũng có những vết thương do chiến tranh gây ra. Có người mất một cánh tay, người thì ngồi xe lăn, người đi lại tập tễnh,...
- Ông ơi, ngày trước chiến tranh ác liệt lắm ạ? Cháu thấy trên người các ông đều bị thương rất nhiều. - Ánh tò mò hỏi ông.
Ông nhìn Ánh và đáp:
- Chiến tranh ngày trước tàn khốc lắm cháu ạ. Nhưng vì lòng yêu nước, mong muốn được hòa bình nên ai cũng cố gắng chiến đấu, không ngại gian khổ.
Ánh ngồi cạnh ông, chăm chú lắng nghe câu chuyện mà những người bạn, người đồng đội của ông kể. Không thể kìm được nước mắt, em bật khóc khi nghe câu chuyện của ông Tấn. Ông tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước suốt hai mươi năm, từ khi ông mười tám. Xa gia đình, xa người thân, ông nuốt nỗi nhớ vào trong, ngày ngày chiến đấu với mong muốn được trở về đoàn tụ cùng mọi người trong hoà bình. Thế nhưng, trớ trêu thay, ngày đất nước độc lập, ông trở về nhà thì hay tin ngôi làng của ông đã bị phả huỷ bởi bom đạn. Gia đình ông khi ấy chẳng còn ai cả.
Ánh nhìn những người thương binh đang đứng trước mặt, mắt rưng rưng. Trong lòng em lúc này tràn ngập sự biết ơn về những hi sinh của thế hệ cha ông đi trước để đất nước có được hòa bình ngày hôm nay.
Theo Giang Anh
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Khi gặp những người bạn của ông, Ánh cảm thấy như thế nào?
A. Ánh cảm thấy rất sợ hãi.
B. Ánh không có cảm xúc gì đặc biệt.
C. Ánh cảm thấy vui vẻ khi gặp những người bạn của ông.
D. Ánh ngỡ ngàng vì mọi người đều có những vết thương do chiến tranh gây ra.
Câu 2. Trong bài đọc, ông Tấn phải chịu nỗi mất mát về điều gì?
A. Thời gian và tuổi trẻ.
B. Gia đình và quê hương.
C. Khả năng chiến đấu.
D. Sức khỏe và thân thể.
Câu 3. Qua lời kể của ông Tấn và ông của Ánh, chiến tranh được miêu tả như thế nào?
A. Chiến tranh là một quãng thời gian đầy đau khổ, mất mát và hi sinh.
B. Chiến tranh được miêu tả như một cuộc đấu tranh chính nghĩa.
C. Chiến tranh là một sự kiện không quá khốc liệt và đầy hi vọng.
D. Chiến tranh không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Câu 4. Em có cảm nhận gì về những người lính trong chiến tranh?
Câu 5. Em tìm một từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
(1) Đồng nghĩa với “gắn bó” là: .............................................................................................................................................
(2) Đồng nghĩa với “rộng lượng” là: .............................................................................................................................................
(3) Đồng nghĩa với “e thẹn” là: .............................................................................................................................................
(4) Đồng nghĩa với “lạc quan” là: .............................................................................................................................................
(5) Đồng nghĩa với “bệ hạ” là: .............................................................................................................................................
(6) Đồng nghĩa với “vui vẻ” là: .............................................................................................................................................
(7) Đồng nghĩa với “sơn hà” là: .............................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy nối phù hợp:
Ông nội dùng cây sào hái những chùm vải cho chúng tôi. |
|
Thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống những thực vật có thân, lá. |
Cây nến có một mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu. |
||
Cây bàng cổ thụ trước cổng trường đã được hơn trăm tuổi. |
Từ dùng để chỉ từng vật có thân thẳng, cao, hoặc dài (trông giống như hình thân cây). |
|
Những hàng cây hai bên đường tạo nên một hàng rào xanh mát. |
Câu 7. Tìm cặp kết từ phù hợp thay cho _____ để hoàn thành câu ghép sau:
a) _______ tôi và Huệ ở hai thành phố ____________ tình bạn của chúng tôi vẫn luôn bền chặt.
b) _______ bạn muốn có sức khỏe tốt ________ bạn nên ăn nhiều rau và chăm tập thể dục.
Câu 8. Gạch một gạch dưới đại từ xưng hô, hai gạch dưới đại từ thay thế:
Sáng Chủ nhật, tôi dậy sớm, đạp xe ra công viên gần nhà để tập thể dục. Ở đó rất rộng và nhiều cây cối, không khí trong lành, dễ chịu. Tôi vừa đạp xe quanh hồ vừa lắng nghe tiếng chim hót líu lo, tận hưởng những âm thanh rộn rã của ngày mới. Đây luôn là nơi tôi tìm thấy sự bình yên và thư thái.
(Theo Linh Anh)
Câu 9. Em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng từ ngữ thay thế:
Chú mèo con nhà em rất đáng yêu. _____ có bộ lông mềm mượt, trắng muốt. Đôi mắt tròn xoe của _____ long lanh như hai viên bi thủy tinh. _____ mèo rất thích chơi đùa với quả bóng len và nằm ườn dưới hiên nhà sưởi nắng.
(Theo Thu Linh)
B. KIỂM TRA VIẾT
Em hãy viết bài văn tả một người hàng xóm mà em gần gũi, quý mến.
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Khi gặp những người bạn của ông, Ánh cảm thấy như thế nào?
A. Ánh cảm thấy rất sợ hãi.
B. Ánh không có cảm xúc gì đặc biệt.
C. Ánh cảm thấy vui vẻ khi gặp những người bạn của ông.
D. Ánh ngỡ ngàng vì mọi người đều có những vết thương do chiến tranh gây ra.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Khi gặp những người bạn của ông, Ánh cảm thấy ngỡ ngàng vì mọi người đều có những vết thương do chiến tranh gây ra.
Đáp án D.
Câu 2. Trong bài đọc, ông Tấn phải chịu nỗi mất mát về điều gì?
A. Thời gian và tuổi trẻ.
B. Gia đình và quê hương.
C. Khả năng chiến đấu.
D. Sức khỏe và thân thể.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Trong bài đọc, ông Tấn phải chịu nỗi mất mát về gia đình và quê hương.
Đáp án B.
Câu 3. Qua lời kể của ông Tấn và ông của Ánh, chiến tranh được miêu tả như thế nào?
A. Chiến tranh là một quãng thời gian đầy đau khổ, mất mát và hi sinh.
B. Chiến tranh được miêu tả như một cuộc đấu tranh chính nghĩa.
C. Chiến tranh là một sự kiện không quá khốc liệt và đầy hi vọng.
D. Chiến tranh không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai và thứ ba để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Qua lời kể của ông Tấn và ông của Ánh, chiến tranh được miêu tả là một quãng thời gian đầy đau khổ, mất mát và hi sinh.
Đáp án A.
Câu 4. Em có cảm nhận gì về những người lính trong chiến tranh?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hình ảnh những người lính trong câu chuyện để nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
Những người lính trong chiến tranh là biểu tượng của lòng dũng cảm và sự hi sinh. Dù phải đối diện với gian khổ, mất mát nhưng họ vẫn kiên cường bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5. Em tìm một từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
(1) Đồng nghĩa với “gắn bó” là: .............................................................................................................................................
(2) Đồng nghĩa với “rộng lượng” là: .............................................................................................................................................
(3) Đồng nghĩa với “e thẹn” là: .............................................................................................................................................
(4) Đồng nghĩa với “lạc quan” là: .............................................................................................................................................
(5) Đồng nghĩa với “bệ hạ” là: .............................................................................................................................................
(6) Đồng nghĩa với “vui vẻ” là: .............................................................................................................................................
(7) Đồng nghĩa với “sơn hà” là: .............................................................................................................................................
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các từ đồng nghĩa với từ đã cho.
Lời giải chi tiết:
(1) Đồng nghĩa với “gắn bó” là: thân thiết
(2) Đồng nghĩa với “rộng lượng” là: bao dung
(3) Đồng nghĩa với “e thẹn” là: xấu hổ
(4) Đồng nghĩa với “lạc quan” là: yêu đời
(5) Đồng nghĩa với “bệ hạ” là: hoàng thượng
(6) Đồng nghĩa với “vui vẻ” là: hạnh phúc
(7) Đồng nghĩa với “sơn hà” là: giang sơn
Câu 6. Em hãy nối phù hợp:
Ông nội dùng cây sào hái những chùm vải cho chúng tôi. |
|
Thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống những thực vật có thân, lá. |
Cây nến có một mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu. |
||
Cây bàng cổ thụ trước cổng trường đã được hơn trăm tuổi. |
Từ dùng để chỉ từng vật có thân thẳng, cao, hoặc dài (trông giống như hình thân cây). |
Phương pháp giải:
Em giải nghĩa từ “cây” trong từng trường hợp để nối đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu 7. Tìm cặp kết từ phù hợp thay cho _____ để hoàn thành câu ghép sau:
a) _______ tôi và Huệ ở hai thành phố ____________ tình bạn của chúng tôi vẫn luôn bền chặt.
b) _______ bạn muốn có sức khỏe tốt ________ bạn nên ăn nhiều rau và chăm tập thể dục.
Phương pháp giải:
Em dựa vào mối quan hệ giữa hai vế câu để điền cặp kết từ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Tuy tôi và Huệ ở hai thành phố nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn luôn bền chặt.
b) Nếu bạn muốn có sức khỏe tốt thì bạn nên ăn nhiều rau và chăm tập thể dục.
Câu 8. Gạch một gạch dưới đại từ xưng hô, hai gạch dưới đại từ thay thế:
Sáng Chủ nhật, tôi dậy sớm, đạp xe ra công viên gần nhà để tập thể dục. Ở đó rất rộng và nhiều cây cối, không khí trong lành, dễ chịu. Tôi vừa đạp xe quanh hồ vừa lắng nghe tiếng chim hót líu lo, tận hưởng những âm thanh rộn rã của ngày mới. Đây luôn là nơi tôi tìm thấy sự bình yên và thư thái.
(Theo Linh Anh)
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về đại từ xưng hô và đại từ thay thế.
Lời giải chi tiết:
- Đại từ xưng hô: tôi
- Đại từ thay thế: đó, đây
Câu 9. Em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng từ ngữ thay thế:
Chú mèo con nhà em rất đáng yêu. _____ có bộ lông mềm mượt, trắng muốt. Đôi mắt tròn xoe của _____ long lanh như hai viên bi thủy tinh. _____ mèo rất thích chơi đùa với quả bóng len và nằm ườn dưới hiên nhà sưởi nắng.
(Theo Thu Linh)
Phương pháp giải:
Em dựa vào câu đằng trước điền từ ngữ thay thế phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Chú mèo con nhà em rất đáng yêu. Nó có bộ lông mềm mượt, trắng muốt. Đôi mắt tròn xoe của nó long lanh như hai viên bi thủy tinh. Chú mèo rất thích chơi đùa với quả bóng len và nằm ườn dưới hiên nhà sưởi nắng.
B. KIỂM TRA VIẾT
Em hãy viết bài văn tả một người hàng xóm mà em gần gũi, quý mến.
Phương pháp giải:
Em lập dàn ý cho bài văn:
1. Mở bài: Giới thiệu về người hàng xóm
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình và tính tình người hàng xóm:
- Tả về ngoại hình:
+ Tuổi tác
+ Dáng người: cao, gầy, mảnh khảnh, …
+ Trang phục: mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây,…
+ Khuôn mặt; vuông vắn, tròn trịa,..
+ Mái tóc: hoa râm, mượt mà, gọn gàng,….
+ Đôi mắt: tròn xoe, đen láy, long lanh,…
+ Mũi: cao, thẳng, dọc dừa,…
+ Đặc điểm nổi bật
- Tả về tính tình:
+ Yêu thương gia đình và mọi người xung quanh
+ Đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa
+ Luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì
b. Tả về hoạt động:
- Công việc của người hàng xóm là gì?
- Lúc rảnh rỗi thì người hàng xóm có hoạt động gì?
- …
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người hàng xóm
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo :
Khu phố em sống rất yên bình. Nơi đây có những người hàng xóm luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Trong số họ, bác Minh chủ quán bánh mì ở cạnh nhà em - là người mà em kính trọng và quý mến nhất.
Bác Minh có dáng người cao ráo, thân hình khỏe khoắn dù đã ngoài năm mươi tuổi. Khuôn mặt bác trông rất phúc hậu với làn da rám nắng và những nếp nhăn nhỏ dọc theo khóe mắt. Ánh mắt bác lúc nào cũng hiền hòa, ánh lên sự ân cần và ấm áp. Đặc biệt, bác có một nụ cười tươi tắn. Ai tiếp xúc với bác, nhìn thấy nụ cười đó cũng đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Đôi tay bác to khỏe với những vết chai sạn do đã làm bánh nhiều năm. Trên tay bác luôn đeo một chiếc đồng hồ cũ. Bác bảo đó là kỉ vật mà người bạn thân đã mất để lại. Chiếc đồng hồ ấy chính là một phần kí ức quý giá mà bác luôn giữ gìn và trân trọng.
Cửa hàng bánh mì của bác đã mở được hơn ba mươi năm. Mỗi chiếc bánh đều được bác cẩn thận nhào nặn, tạo hình xinh xắn rồi mới cho vào lò nướng. Bác đặt tâm huyết của mình vào từng chiếc bánh trong cửa hàng. Mỗi khi gặp, bác lại cho em một chiếc bánh bông lan nhỏ xinh. Bánh bác làm không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng cả tâm huyết, tỉnh cảm của bác. Bác Minh cũng là một người hiền lành, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong khu phố. Mỗi khi có ai cần giúp đỡ, bác không bao giờ từ chối, dù công việc của bác cũng rất bận rộn. Em còn nhớ có một lần, có hai bạn nhỏ người lấm lem bùn đất ghé vào cửa hàng bác để xin đồ ăn. Bác không những không tỏ thái độ khó chịu khi hai bạn làm bẩn quán mà còn đưa ra những loại bánh ngon nhất cho các bạn chọn. Bác cùng gói thêm bánh để hai bạn nhỏ mang về cho bố mẹ. Em rất ngưỡng mộ sự tốt bụng, tử tế của bác.
Bác Minh chính là tấm gương về sự hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng để em noi theo. Em sẽ cố gắng học tập tốt để sau này có thể làm được những điều tốt đẹp như bác.

