Lý thuyết Mở rộng vốn từ - Ôn hè Tiếng Việt lớp 4


Nhân hậu - Đoàn kết, Trung thực, Tự trọng, Ước mơ, Ý chí - Nghị lực, Đồ chơi - Trò chơi, Tài năng - Sức khỏe, Cái đẹp, Dũng cảm, Lạc quan - Yêu đời

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

STT

Chủ đề

Nội dung

1

Nhân hậu – Đoàn kết

- Một số từ ngữ thuộc chủ điểm nhân hậu: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung

- Một số từ thuộc chủ điểm đoàn kết: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở

- Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

- Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

2

Trung thực

- Một số từ cùng nghĩa với từ “trung thực”: thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thành thật, thật lòng

- Một số từ trái nghĩa với từ “trung thực”: dối trá, gian dối, lừa bịp, lừa lọc, bịp bợm

- Trung có nghĩa là ở giữa: trung tâm, trung bình, trung thu, trung gian

- Trung có nghĩa là một lòng một dạ: trung thành, trung thực, trung nghĩa, trung hậu, trung kiên,…

- Một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực:

+ Thẳng như ruột ngựa

+ Giấy rách phải giữ lấy lề

3

Tự trọng

- Tự trọng có nghĩa là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

- Một số từ có chứa tiếng tự - chỉ phẩm chất tốt đẹp của con người: tự trọng, tự tin, tự lập, tự chủ, tự lực

- Một số từ có tiếng chứa tự - chỉ tính xấu của con người: tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tự cao,…

- Một số thành ngữ nói về tính tự trọng:

+ Cây ngay không sợ chết đứng

+ Đói cho sạch, rách cho thơm

4

Ước mơ

- Một số từ thuộc chủ điểm ước mơ: ước muốn, mong ước, ước vọng, mơ ước, mơ mộng,…

- Một số thành ngữ liên quan đến chủ đề ước mơ:

+ Cầu được ước thấy

+ Ước sao được vậy

+ Ước của trái mùa

+ Đứng núi này trông núi nọ

5

Ý chí – nghị lực

- “Chí” có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công

- “Chí” có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí hướng, quyết chí

- “Nghị lực”: sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn

6

Đồ chơi – trò chơi

- Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, đấu vật,…

- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, đá cầu, lò cò,…

- Trò chơi rèn luyện trí tuệ: cờ vua, cờ tướng, ô ăn quan,…

- Một số thành ngữ, tục ngữ có liên quan:

+ Chơi với lửa

+ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

+ Chơi dao có ngày đứt tay

7

Tài năng

- “Tài” có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa

- “Tài” có nghĩa là tiền của: tài nguyên, tài trợ, tài sản

- Một số câu tục ngữ có nghĩa ca ngợi tài trí của con người:

+ Người ta là hoa đất

+ Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

8

Sức khỏe

- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, đi bộ,…

- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, nhanh nhẹn, dẻo dai, săn chắc, lực lưỡng, rắn rỏi, cường tráng,…

- Một số môn thể thao: cầu lông, bóng đá, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…

9

Cái đẹp

- Vẻ đẹp của con người:

+ Vẻ đẹp bên ngoài: xinh đẹp, xinh xắn, rực rỡ, xinh tươi, yểu điệu, thướt tha, xinh xinh, lộng lẫy,…

+ Vẻ đẹp nội tâm: thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, lịch sự, tế nhị, nết na, lịch sự, ngay thẳng, bộc trực, dũng cảm,…

- Vẻ đẹp thiên nhiên: huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng,…

- Một số câu tục ngữ nói về nét đẹp bên trong và phẩm chất bên ngoài của con người:

+ Cái nết đánh chết cái đẹp

+ Đẹp người đẹp nết

+ Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu đánh khẽ bên thành cũng kêu

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

10

Dũng cảm

- Từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm”: dũng cảm, gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm

- Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”: hèn nhát, hèn hạ, nhút nhát, yếu hèn, đê hèn,…

11

Lạc quan – yêu đời

- Lạc có nghĩa là vui mừng: lạc quan, lạc thú, hoan lạc

- Lạc có nghĩa là rớt lại, sai: lạc hậu, lạc đềm lạc điệu, lạc đường

- Quan có nghĩa là quan lại: quan quân

- Quan có nghĩa là nhìn, xem: quan sát

- Quan có nghĩa là liên hệ, gắn bó: quan hệ, quan tâm

- Một số câu tục ngữ có liên quan:

+ Sông có khúc, người có lúc

+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài tập Mở rộng vốn từ - Ôn hè Tiếng Việt lớp 4

    Ghép các từ ngữ sau với nghĩa của nó. Nối các câu thành ngữ với nghĩa tương ứng. Sắp xếp các từ ngữ sau vào ô tương ứng. Phân loại các trò chơi sau thành hai nhóm. Phân loại các từ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi thành hai nhóm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.