Nội dung và ý nghĩa của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 khoá III (tháng 7-1973)?>
Hiệp định Pari được ký kết ngày 27-1-1973 mở ra thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử "đánh cho Mỹ cút", tạo điều kiện cơ bản để "đánh cho ngụy nhào".
Hiệp định Pari được ký kết ngày 27-1-1973 mở ra thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử "đánh cho Mỹ cút", tạo điều kiện cơ bản để "đánh cho ngụy nhào".
Thực hiện Hiệp định Pari, mặc dù phải rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam (29-3-1973), nhưng Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam. Ngụy quyền Sài Gòn gấp rút xây dựng thêm lực lượng ngụy quân, kể cả không quân và hải quân, để có đủ sức thay quân viễn chinh Mỹ, cố giành lại quyền chủ động trên chiến trường, biến miền Nam thành một "quốc gia" thân Mỹ mà thực chất là thuộc địa kiểu mớí của Mỹ. Mục tiêu trước mắt là mở rộng vùng chiếm đóng và bình định vùng chúng đang kiểm soát, tiêu diệt một bộ phận lực lượng cách mạng, đẩy lực lượng cách mạng ra sát biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.
Trong những tháng đầu năm 1973, do chậm phát hiện âm mưu và chính sách gây chiến của dịch, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta còn đặt hy vọng vào khả năng thi hành Hiệp định Pari, do đó không phát huy được khí thế chiến thắng của cách mạng sau khi Mỹ rút quân. Trong thời gian này, địch đã lấn chiếm hầu hết vùng mới giải phóng và một số vùng giải phóng cũ, kiểm soát hơn 1 triệu dân.
Trước tình hình đó, ngày 24-5-1973 Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng với đại biểu của các chiến trường để nghiên cứu, thảo luận, phân tích âm mưu, hành động Mỹ - ngụy, đánh giá thực trạng của miền Nam sau Hiệp định Pari, đánh giá lực lượng giữa ta và địch, dự kiến khả năng phát triển tình hình cũng như nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam. Tiếp sau Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 (Hội nghị được tiến hành trong hai đợt, đợt I từ ngày 19-6 đến ngày 6-7-1973 và đợt II từ ngày 1-10 đến ngày 4-10-1973). Hội nghị đã ra Nghị quyết về việc triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Nghị quyết Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới.
Nội dung cơ bản của Nghị quyết Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới:
Nghị quyết đã phân tích thắng lợi của 18 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta từ năm 1954 đến khi quân đội Mỹ và chư hầu rút khỏi Việt Nam sau Hiệp định Pari. Nghị quyết khẳng định: "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới; là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc mang tính chất thời đại rất sâu sắc". Nghị quyết đã rút ra những nguyên nhân dẫn dến thăng lợi, trong đó: "Nhân tố quyết định thắng lợi của chúng ta là luôn luôn giữ vững, củng cố và tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng". Đồng thời Nghị quyết đã bước đầu tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đó là: Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công; nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực; giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ và ngọn cờ xã hội chủ nghĩa; biết thắng từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn; có phương pháp cách mạng thích hợp.
Về tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari, Nghị quyết chỉ rõ: mặc dù Mỹ đã rút quân nhưng ở miền Nam vẫn chưa có ngừng bắn, hoà bình chưa thật sự được lập lại: ngụy quyền Sài Gòn được Mỹ giúp đỡ tiếp tục làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Chính sách cơ bản của đế quốc Mỹ ở Việt Nam vẫn là thực kiện "học thuyết Nichxơn ", áp đặt chủ nghĩa thực dân mớì kiểu Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta".
Về phía ta, “Thế và lực của cách mạng miền Nam hiện nay mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ năm 1954 đến nay" . Lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam là lực lượng chiến thắng đang đứng vững trên các địa bàn chiến lược. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam có uy tín cao ở trong nước và trên thế giới. Hơn nữa, cách mạng miền Nam có chỗ dựa vững chắc là khối liên minh công nông, có khả năng thực hiện công nông binh liên hiệp...
Nghị quyết chỉ ra những khuyết điểm trong việc đối phó với những âm mưu và hành động phá hoại của địch, đặc biệt là phê phán thái độ lừng chừng, khiến địch thừa cơ lấn tới, chiếm thêm đất, kìm kẹp thêm dân ở một số vùng. Đồng thời nhận định tình hình miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng: một là, do ta tích cực đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao buộc địch từng bước thực hiện Hiệp định Pari: hai là, do địch ngoan cố gây chiến, ta lại phải tiến lành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nhấn mạnh: chúng ta hết sức tranh thủ khả năng thứ nhất và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng thứ hai. Song, dù phát triển theo khả năng nào "Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để dưa cách mạng miền Nam tiến lên".
Hội nghị xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là: "tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.... thực hện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập, phồn vinh, tiến tới thống nhất nước nhà".
Nghị quyết chỉ rõ "Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan lieu, quân phiệt, phátxít, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ, đại biểu quyền lợi cho giai cấp tư sản mại bản và bọn địa chủ phong kiến thân Mỹ phản động nhất. Đế quốc Mỹ là kẻ chủ mưu và là chỗ dựa của bọn tay sai đang thống trị trong vùng chưa giari phóng ở miền Nam". Từ đó, Hội nghị vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: "Đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt, tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp giữa các mặt trận đó cho thích hợp, để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiêp định Pari về Việt Nam, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng của cách mạng vể mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên".
Về cách mạng miền Bắc, Hội nghị Trung ương chỉ rõ: miền Bắc một mặt phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có,ra sức khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân, đồng thời "phải tiếp tục làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam và tích cực đấu tranh để Hiệp định Pari về Việt Nam được thi hành nghiêm chỉnh".
Để bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ trước mắt, Hội nghị vạch ra những công tác cho cách mạng hai miền: nắm vững lực lượng vũ trang đi đôi với việc xây dựng lực lượng chính trị mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng và đưa cách mạng tiếp tục tiến lên: giành dân và giành quyền làm chủ của nhân dân ở khắp nông thôn và thành thị miền Nam: công tác binh vận là một mũi tiến công rất quan trọng để làm tê liệt và tan rã chính quyền địch: đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị đòi hoà bình, dân chủ, dân sinh, đòi thi hành Hiệp định Pari; ra sức củng cố vùng giải phóng; tăng cường công tác mặt trận và công tác của Chính phủ Cách mạng lâm thời; công tác ngoại giao phải nắm vững pháp lý của Hiệp định Pari về Việt Nam, kiên quyết và kịp thời vạch trần âm mưu và hành động vi phạm Hiệp định của địch trước dư luận trong nước và dư luận quốc tế; về công tác Đảng, ra sức nâng cao công tác tổ chức của Đảng lên ngang tầm của nhiệm vụ chính trị trước mắt.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm uụ của cách mạng miền Nam Việt Nam từng giai đoạn mới là Nghị quyết cơ bản và quan trọng nhất kể từ sau Hiệp định Pari, trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn quyết định.
Trên cơ sở tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau 18 năm, bước đầu rút ra những kinh nghiệm chủ yếu cho cách mạng miền Nam, Nghị quyết đã đề ra chủ trương, biện pháp cơ bản khi cách mạng bước sang một giai đoạn mới, mở ra con đường đưa sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước tiến sang giai đoạn quyết định.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, quân và dân miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống lại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" sau Hiệp định Pari về Việt Nam của Mỹ do ngụy tiến hành, làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường miền Nam. Khi thời cơ đến, vào nửa cuối năm 1974, tình hình trong nước và quốc tế đã diễn ra nhiều sự kiện lớn tác động đến sự chỉ đạo chiến lược của ta. Các chiến trường ở miền Nam đều tạo được thế và lực mới. Quân ngụy suy yếu rõ rệt. Tại nước Mỹ, Quốc hội Mỹ bác bỏ đề nghị của tổng thống Níchxơn viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, vì vậy buộc ngụy phải đánh theo "kiểu con nhà nghèo". Vụ Oatơghết (Watergate) làm náo động chính trường nước Mỹ, khiến Mỹ càng khó có điều kiện trở lại miền Nam Việt Nam. Ngày 9-8-1974, Níchxơn buộc phải tuyên bố từ chức. Đây là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng nội bộ của nước Mỹ, buộc giới cầm quyền Mỹ phải điểu chỉnh chiến lược trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trên cơ sở các phương hướng chính của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21, tháng 10-1974 Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trên các chiến trường xác định thời cơ đã đến. thống nhất kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong vòng hai năm 1975, 1976. Bộ Chính trị còn dự kiến khả năng nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Thực hiện kế hoạch trên, ngay từ những tháng cuối năm 1974, quân ta kiên quyết phản công địch, chủ động mở những cuộc tiến công mới nhằm hoàn thiện thế trận, tạo điều kiện thực hiện các đòn tiến công chiến lược lớn, mở ra thời kỳ phát triển nhảy vọt của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?
- Hoàn cảnh lịch sử và các khuynh hướng cứu nước của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX?
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Vai trò và đường lối chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ờ Việt Nam?
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
- Thế nào là “dân chủ”, “chế độ dân chủ”, “nền dân chủ” và “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa’’? Hãy nêu khái quát tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa?
- Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?
- Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm - Bài 2
- Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)