Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế


Trong các văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đều chỉ rõ cơ hội và thách thức của việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trên cơ sở đó Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại.

a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

Trong các văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đều chỉ rõ cơ hội và thách thức của việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trên cơ sở đó Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại.

-  Cơ hội và thách thức:

Về cơ hội: Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mờ rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia... gây tác động bất lợi đối với nước ta.

Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm trí khủng hoảng kinh tế - tải chính.

Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta.

Những cơ hội và thách thức nêụ trên có mốỉ quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế vàlực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu còn tùy thuộc và khả năng và nỗ lực của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những sẽ vượt qua được thách thức, mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.

- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại:

Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác đinh nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: "giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới". Mở rộng đối ngoại và hội nhập quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Tư tưởng chỉ đạo:

Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm:

Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công vả bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh, trực diện đối đàu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.

Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trinh hội nhập quốc tế.

Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bảo đàm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh".

b)  Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Trong các văn kiện của Đảng liên quan đến đối ngoại, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X (tháng 2-2007) đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn như:

-   Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc tranh chấp thương mại với các nước khác, hạn chế được những thiệt hại trong hội nhập kinh tế quốc tế.

-   Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ động và tích cực xác định lộ trình hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhimg phải hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý.

-  Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất trên cơ sở xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường; điểu chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm.

-    Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập: Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập; xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, gây phương hại đến sự phát triển đất nước, văn hóa và con người Việt Nam; kết hợp hài hòa giữa giữ gìn và phát huy cảc giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.

-  Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo đục, bảo hiểm, y tế, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; có các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vựa bảo vệ môi trường.

-   Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có các phương án chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đàng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại: Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại.

Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi.

-  Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với các hoại động đối ngoại: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tập trung xây dựng cơ sở đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 10 phiếu
  • Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

    Qua 25 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả: Một là, phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  • Lý thuyết: Đường lối đối ngoại

    Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với các nội dung

  • Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam?

    Ngay từ khi mới ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, chủ trương đoàn kết các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

  • Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

    a) Hoàn cảnh lịch sử - Tình hình thế giới từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX: Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc.