Lý thuyết về nguyên tử>
Nguyên tử : là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm...
1. Định nghĩa
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.
- Đường kính nguyên tử khoảng 10-8 cm
Ví dụ về sự nhỏ bé của nguyên tử: 4 triệu nguyên tử sắt xếp liền nhau mới dài cỡ 1 mm!
2. Cấu tạo

Chú ý: + Vì nguyên tử trung hòa về điện => số proton = số electron
+ khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng hạt nhân
|
Hạt electron |
Hạt proton |
Hạt nơtron |
Kí hiệu |
e |
p |
n |
Điện tích |
- 1 |
+ 1 |
Không mang điện |
Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.
3. Lớp electron
- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4… tối đa 8e
- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).
Sơ đồ tư duy: Nguyên tử


- Bài 1 trang 15 SGK Hóa học 8
- Bài 2 trang 15 SGK Hóa học 8
- Bài 3 trang 15 SGK Hóa học 8
- Bài 4 trang 15 SGK Hóa học 8
- Bài 5 trang 16 SGK Hóa học 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục