Lý thuyết tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện


Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường

TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I – TÁC DỤNG NHIỆT

Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên.

Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng

Ví dụ: Khi cắm phích điện của bàn là (bàn ủi) vào ổ cắm điện, dòng điện chạy qua làm cho bàn là nóng lên, nhờ đó ta có thể ủi cho quần áo thẳng ra.

- Một trong những ứng dụng quan trọng của tác dụng nhiệt là chế tạo ra chiếc cầu chì sử dụng

trong gia đình để đảm bảo an toàn về điện.

Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại

II – TÁC DỤNG PHÁT SÁNG

Một trong những ứng dụng quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng. Nhiều loại đèn điện hoạt động dựa trên tác dụng này.

Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao

Ví dụ tác dụng phát sáng:

- Dòng điện có thể làm cho bóng đèn điện phát sáng, nhờ đó chúng ta có ánh sáng để sinh hoạt vào ban đêm.

- Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện (bút dùng để thử có điện hay không) và đèn điốt phát quang (thường dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ dùng điện như rađiô, máy tính, điện thoại,…).

- Đèn nêon, dòng điện đi qua bóng đèn có chứa khí nêon làm chất khí phát sáng (đèn nóng lên không đáng kể, tiêu tốn ít điện năng nên được dùng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt…).

- Đèn trong bút thử điện.

- Đèn điốt phát quang : đèn này có ưu điểm : rẽ, bền, tiêu tốn ít điện năng được dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như ở ở cắm, tivi, máy tính, ổn áp, nồi cơm điện, điện thoại di động,…

- Đèn sợi đốt, khi dòng điện qua dây tóc, dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

Sơ đồ tư duy về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện



Bình chọn:
4.5 trên 53 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí