Lý thuyết: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị>
Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị.
Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị.
Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể của các quyết định chính trị. Các chủ thể có bộ máy, có tư cách pháp lý. Hệ thống tổ chức có tính hợp pháp là hệ thống tổ chức được hiến pháp, pháp luật quy định. Các tổ chức, thiết chế trong hệ thống có mục đích, chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; thực hiện hoặc tham gia vào các quyết định chính trị, vào việc thực hiện các chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hoặc chức năng kinh tế - xã hội rất đa dạng.
Hệ thống chính trị bao gồm các bộ phận cấu thành có quan hệ mật thiết với nhau có vai trò, vị trí khác khau trong sự vận hành của các quá trình chính trị, thể hiện ở các cấp khác nhau. Giữa các bộ phận cấu thành hệ thống, bao giờ cũng có một bộ phận giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân, làm động lực thúc đẩy và dẫn dắt cả hệ thống vận hành theo một mục tiêu hoặc một phương hướng xác định.
Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ phận: đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam V.V.), và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?
- Hoàn cảnh lịch sử và các khuynh hướng cứu nước của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX?
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Vai trò và đường lối chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ờ Việt Nam?
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
- Thế nào là “dân chủ”, “chế độ dân chủ”, “nền dân chủ” và “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa’’? Hãy nêu khái quát tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa?
- Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?
- Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm - Bài 2
- Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)