Lý thuyết độ to của âm


Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

ĐỘ TO CỦA ÂM

I – ÂM TO, ÂM NHỎ - BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động

Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

II – ĐỘ TO CỦA MỘT SỐ ÂM

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB)

Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm

Bảng độ to của một số âm

Nguồn âm

Độ to

Thả một chiếc lá rơi, âm thanh khi lá chạm đất

10dB

Tiếng nói thì thầm

20dB

Tiếng nói chuyện bình thường

40dB

Tiếng nhạc to

60dB

Tiếng ồn rất to ở ngoài phố

80dB

Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng

100dB

Tiếng sét

120dB

Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)

(Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m)

 

130dB

- Loa là một thiết bị dùng để làm tăng độ to của âm thanh.

Cấu tạo chính của loa là một màng dao động, tín hiệu được đưa vào hai dây điện của loa. Biên độ dao động của màng loa càng lớn, âm phát ra càng to.

Sơ đồ tư duy về độ to của âm

Bình chọn:
4.3 trên 54 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí