Lý thuyết cộng, trừ số hữu tỉ>
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó
1. Cộng trừ số hữu tỉ
Viết hai số hữu tỉ \(x, y\) dưới dạng:
\(x = \dfrac{a}{m} ,\; y = \dfrac{b}{m}\) (\( a, b, m ∈\mathbb Z, m > 0\))
Khi đó:
\(x + y = \dfrac{a}{m} + \dfrac{b}{m}= \dfrac{a + b}{m}\)
\(x - y = x + (-y) = \dfrac{a}{m} +\left( { - \dfrac{b}{m}} \right)\)\(\,= \dfrac{a - b}{m}\)
Ví dụ: Tính \(\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{{ - 1}}{4}\)
Ta có:
\(\frac{{ - 5}}{{12}} + \frac{{ - 1}}{4} = \frac{ - 5}{12} + \frac{ (- 1).3}{4.3} =\frac{(-5)+ (-3)}{12} \)\(= \frac{{ - 8}}{{12}} = \frac{{ - 2}}{3}\)
2. Quy tắc " chuyển vế"
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó
Tổng quát: Với mọi \(x, y , z ∈\mathbb Q\), ta có:
\(x + y = z \Rightarrow x = z-y\).
Ví dụ: Tìm \(x\) biết \(x + \frac{1}{2} = \frac{3}{4}\)
Ta có:
\(x + \frac{1}{2} = \frac{3}{4}\)
\(x\,\, = \frac{3}{4} - \frac{1}{2}\)
\(x = \frac{3}{4} - \frac{2}{4}\)
\(x = \frac{1}{4}\)
Loigiaihay.com


- Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 9 SGK Toán 7 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 9 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 6 trang 10 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 7 trang 10 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 8 trang 10 SGK Toán 7 tập 1
>> Xem thêm
- Lý thuyết tính chất ba đường cao của tam giác
- Lý thuyết đại lượng tỉ lệ nghịch
- Lý thuyết tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết về đa thức một biến
- Lý thuyết tỉ lệ thức
- Lý thuyết khái niệm về biểu thức đại số
- Lý thuyết về nghiệm của đa thức một biến
- Lý thuyết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
- Lý thuyết định lí Py-ta-go
- Lý thuyết về hai đường thẳng song song