Lý thuyết Glucose và saccharose - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Carbohydrate có:
1. Thành phần nguyên tố, công thức chung, công thức phân tử của carbohydrate.
Carbohydrate có:
- Thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H và O
- Công thức chung: Cn(H2O)m
- Công thức phân tử của một số carbohydrate:
Glucose: C6H12O6
Saccharose: C12H22O11
Tinh bột và cellulose: (C6H10O5)n
2. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của glucose và saccharose
- Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí của glucose
+ Glucose có công thức phân tử là C6H12O6
+ Trong thiên nhiên, glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật
+ Ở điều kiện thường, glucose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,56 g/cm3.
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của saccharose
+ Saccharose có công thức phân tử là C12H22O11
+ Trong tự nhiên, saccharose có trong nhiều loài thực vật như mía, đường, củ cải, thốt nốt,…
+ Trong điều kiện thường, saccharose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,59g/cm3.
3. Tính chất hóa học của glucose và saccharose
- Glucose tác dụng với hợp chất của bạc trong dung dịch NH3 tạo ra Ag.
PTHH:
Phản ứng trên được gọi là phản ứng tráng bạc.
- Phản ứng lên men rượu
Dưới tác dụng của enzyme ở nhiệt độ thích hợp, glucose trong dịch dịch chuyển dần thành ethylic alcohol theo phương trình hóa học:
- Ở nhiệt độ thích hợp, khi có mặt acid hoặc enzyme làm xúc tác, saccharose sẽ tác dụng với nước tạo thành glucose và fructose theo phương trình sau:
Phản ứng trên gọi là phản ứng thủy phân
4. Vai trò, ứng dụng của glucose và saccharose
- Glucose cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho người và động vật; dùng để pha chế dịch truyền, tráng bạc,…
- Saccharose là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm
- Không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường để tránh một số bệnh cho cơ thể.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Nguồn nhiên liệu trang 100, 101, 102 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng điện. Công suất điện - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo