Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo


Ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

Bài 15. Năng lượng tái tạo

1. Ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

- Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên

a. Năng lượng mặt trời

 

- Ngày nay, các thiết bị khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời chủ yếu hoạt động bằng cách chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nhiệt năng và điện năng

- Ưu điểm:

+ Có trữ lượng lớn, coi như vô hạn và có mặt ở khắp mọi nơi

+ Việc thu năng lượng mặt trời không phát thải khí nhà kính, không gây tiếng ồn

+ Các dụng cụ thu năng lượng mặt trời ngày càng được cải tiến linh hoạy, dễ lắp đặt và có thể tự động hóa

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và không thể khai thác vào ban đêm

+ Rác thải từ các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng cũng gây tác hại đối với môi trường

b. Năng lượng từ gió

 

- Ngày nay, năng lượng từ gió chủ yếu được khai thác bởi các tuabin điện gió biến đổi động năng của gió thành điện năng

- Ưu điểm:

+ Có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn

+ Việc khai thác năng lượng từ gió không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường

+ Có thể lắp đặt tua bin điện gió bất kì đâu nếu đủ lượng gió cần thiết

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vị trí khai thác

+ Các tuabin điện gió tạo tiếng ồn khi hoạt động và có thể gây nguy hiểm cho dân cư sinh sống trong khu vực lân cận khi xảy ra sự cố

+ Nhà máy điện gió cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ sinh thái và động vật hoang dã tại nơi xây dựng

c. Năng lượng từ dòng sông

- Ngày nay, năng lượng tử dòng sông chủ yếu được khai thác để phát điện. Ở nhà máy thủy điện, nước trong hồ chứa ở trên cao chảy xuống theo ống dẫn làm quay tuabin của máy phát điện; cơ năng của dòng nước được chuyển hóa thành điện năng.

- Ưu điểm:

+ Việc xây dựng các hồ chứa nước góp phần điều tiết lưu lượng nước ở hạ lưu.

+ Việc sử dụng không phát thải các chất khí ô nhiễm môi trường, giá thành thấp.

- Nhược điểm:

+ Việc xây dựng các hồ chứa nước làm giảm diện tích rừng

+ Có thể làm thay đổi hệ sinh thái của một vùng rộng lớn

+ Tiềm ẩn nguy cơ gây lũ lụt khi xảy ra sự cố vỡ đập.

d. Năng lượng từ sóng biển

 

- Sóng biển là nguồn năng lượng tái tạo với trữ lượng rất lớn có thể khai thác để phát điện. Có nhiều dạng thiết bị chuyển đổi năng lượng từ sóng biển. Chúng hoạt động dựa vào nguyên tắc biến đổi cơ năng của sóng biển thành điện năng.

- Ưu điểm:

+ Có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn

+ Không tạo ra chất thải

+ Không nguy hại cho hệ sinh thái biến.

- Nhược điểm

+ Phụ thuộc vào điều kiện địa lí và thời tiết

+ Thiết bị chuyển đổi năng lượng từ sóng biển chỉ hoạt động hiệu quả khi có sóng lớn

+ Việc truyền tải năng lượng, vận hành và bảo trì thiết bị tốn kém.

2. Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

- Sử dụng hiệu quả năng lượng là việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị, máy móc mà vẫn đảm bảo nhu cầu dặt ra đối với sản xuất và đời sống.

- Các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là: đổi mới kĩ thuật và công nghệ; sử dụng thiết bị, máy móc hiệu suất cao; tắt thiết bị khi không sử dụng; tận dụng năng lượng từ thiên nhiên; ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo,...

- Bảo vệ mội trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường là: giữ vệ sinh môi trường xung quanh; trồng nhiều cây xanh; giảm lượng chất thải sinh hoạt; giảm lượng khí thải nhà kính và các chất gây ô nhiễm; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; tái sử dụng và tái chế vật liệu, ...

Sơ đồ tư duy về “Năng lượng tái tạo”

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí