Giải khtn 9 ctst | Soạn sgk khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo Chủ đề 9. Lipid - Carbohydrate - Protein. Polymer - KHT..

Bài 30. Polymer trang 128, 129, 130 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo


Ống nhựa dẫn nước, chai nhựa, săm, lốp, vỏ bọc dây điện,… là những sản phẩm được

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 128 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 128 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Ống nhựa dẫn nước, chai nhựa, săm, lốp, vỏ bọc dây điện,… là những sản phẩm được tạo ra từ polymer. Polymer là gì? Polymer có cấu tạo, tính chất và ứng dụng gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

Polymer là những hợp chất hữu cơ, có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau.

Có ứng dụng nhiều trong đời sống.

CH tr 128 TL

Trả lời câu hỏi Thảo luận trang 128 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là gì? Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng bao nhiêu amu?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm polymer, monomer, mắt xích

Lời giải chi tiết:

Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer là monomer. Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng 28 amu

CH tr 129 TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 129 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Tinh bột và cellulose thuộc loại polymer gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo hóa học của polymer

Lời giải chi tiết:

Tinh bột và cellulose được lấy từ tự nhiên nên thuộc polymer thiên nhiên.

CH tr 129 TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 129 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,… thường được làm từ loại vật liệu polymer. Theo em, chúng thuộc loại polymer gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại polymer theo nguồn gốc

Lời giải chi tiết:

Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,… thường được làm từ polymer tổng hợp.

CH tr 129 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 129 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Hãy liệt kê một số sản phẩm được tạo ra từ polymer thiên nhiên và từ polymer tổng hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại polymer theo nguồn gốc

Lời giải chi tiết:

Polymer thiên nhiên: tơ tằm, tơ cừu, tinh bột, cellulose

Polymer tổng hợp: ống nhựa, màng bọc thực phẩm, túi đựng,….

CH tr 129 TL3

Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 trang 129 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Công thức cấu tạo của các monomer tạo thành PE và PP có chung đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của polymer

Lời giải chi tiết:

Công thức cấu tạo của các monomer tạo thành PE và PP đều có liên kết đôi trong monomer.

CH tr 130 TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 130 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Em hãy cho biết vì sao vật liệu làm bằng chất dẻo được dùng nhiều trong đời sống và sản xuất.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của vật liệu làm bằng chất dẻo

Lời giải chi tiết:

Vật liệu được làm bằng chất dẻo có ưu điểm: bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước,… nên được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất

CH tr 130 TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 130 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

So với các vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh thì chất dẻo có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của vật liệu bằng chất dẻo

Lời giải chi tiết:

So với vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh thì chất dẻo bền, nhẹ, không thấm nước, dễ tạo hình. Tuy nhiên chất dẻo khó phân hủy, dễ bắt lửa, dễ biến dạng gây biến dạng,…

CH tr 130 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 130 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Trên vật dụng làm bằng chất dẻo thường có các kí hiệu như hình bên. Tìm hiểu tài liệu học tập, em hãy giải thích các kí hiệu này.

 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu tài liệu, sách, internet

Lời giải chi tiết:

- Nhựa PET (viết tắt của polyethylene terephthalate) là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.

Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.

Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay.

- HDEP (high density polyethylene, tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên lựa chọn các loại chai HDPE khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả.

- PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.

- LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

- PP (polypropylene) là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

- PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

- OTHER là loại nhựa có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.

CH tr 130 TL3

Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 trang 130 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Ngoài các vật dụng ở Hình 30.4, em hãy cho biết thêm một số vật dụng bằng cao su thường gặp.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Các vật dụng làm bằng cao su: lốp xe, dây buộc,…

CH tr 130 TL4

Trả lời câu hỏi Thảo luận 4 trang 130 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Hãy cho biết cách bảo quản đồ dùng làm từ cao su

Phương pháp giải:

Dựa vào cách sử dụng và bảo quản cao su

Lời giải chi tiết:

Khi sử dụng cao su cần lưu ý: Ở nhiệt độ quá cao thì cao su sẽ bị chảy, ở nhiệt độ quá thấp thì cao su sẽ bị giảm sự đàn hồi (bị giòn và cứng), dễ bị một số hóa chất ăn mòn

CH tr 131 LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 131 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Chọn thông tin đúng cho chất dẻo hay cao su, điền dấu (x) để hoàn thành bảng theo mẫu sau:

 

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của cao su và chất dẻo

Lời giải chi tiết:

                      Vật dụng

Nguyên liệu

Chất dẻo

Cao su

Lốp xe

 

x

Bao tay

x

 

Băng keo y tế

 

x

Bóng bay

x

 

Vỏ bọc dây điện

x

 

Bình đựng nước

x

 

CH tr 131 TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 131 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Hãy kể tên một số vật dụng trong đời sống được làm bằng tơ.

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của tơ

Lời giải chi tiết:

Một số vật dụng được làm bằng tơ: quần áo, dây cáp, lưới,…

CH tr 131 LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 131 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Theo em, lĩnh vực thể thao có sử dụng vật liệu composite không? Nếu có, hãy kể tên một số vật dụng mà em biết

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin vật liệu composite

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực thể thao có sử dụng vật liệu composite

Một số vật liệu được sử dụng: bóng, quần áo, dụng cụ thể thao,….

CH tr 131 TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 131 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Kể tên một số vật dụng trong đời sống được làm bằng vật liệu composite

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin về vật liệu composite

Lời giải chi tiết:

Vỏ ca nô, vỏ máy bay, nội thất trong gia đình,…

CH tr 132 TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 132 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Em hãy liệt kê một số vật dụng trong đời sống được sản xuất từ PE

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng polyethylene (PE)

Lời giải chi tiết:

Một số vật dụng làm từ PE: áo mưa, túi nylon, ống nhựa,…

CH tr 132 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 132 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 30.8, em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về ô nhiễm môi trường và cách hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải polymer

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.8

Lời giải chi tiết:

Rác thải polymer khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường, rác thải vứt ra biển khiến môi trường nước bị ô nhiễm, các sinh vật biển thiếu oxygen, thức ăn gây chết hàng loạt.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí