Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân.(II3cV)


a) Kết quả và ý nghĩa.\\r\\nMột là, sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền\\r\\nkinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.

a) Kết quả và ý nghĩa.

Một là, sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền

kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.

Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành: từ sở hữu toàn dân và tập thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã là chủ yéu đã chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen, hỗn hợp, trong đó sở hữu toàn dân những tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.     

       Điều đó đã tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang đi vào cuộc sống thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Các doanh nghiệp, doanh nhân được tự chủ sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.

Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều két quả tích cực.

Sau 25 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành và từng bước hoàn thiện, thay cho thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Thể chế kinh tế mới đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy tăng trường kinh tể nhanh và bền vững, khắc phục được khủng hoảng kinh tể - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b) Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như:

-  Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu cùa công cuộc đổi mới toàn diện và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất.

-   Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sàn nhà nước, nhất là khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yểu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm; quản lý nhà nước đối với các loại thị trường còn nhiều bất cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ chế "xin - cho" chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân.

Điều hết sức đáng quan tâm là những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế chưa được tăng cường còn nhiều hạn chế, yếu kém.

 Những hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân:

-  Việc xây đựng thể chế kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn, vấn đề này đã được Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu" .

- Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

- Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cư, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính chị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3 trên 11 phiếu