Tập làm văn - Ôn tập về tả đồ vật trang 37, 38>
Giải đề văn a, b, c, d, e bài Tập làm văn - Ôn tập về tả đồ vật trang 37, 38 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây . a. Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai
Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây .
Câu a
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Lời giải chi tiết:
A. Mở bài
- Giới thiệu chung về cuốn sách Tiếng Việt 5 tập 2
- Hoàn cảnh có được cuốn sách đó.
B. Thân bài
a. Tả bao quát: Hình dạng, kích thước, màu sắc chủ đạo.
b. Tả chi tiết từng bộ phận
Quyển sách gồm 2 phần: bìa và ruột
- Bìa (Màu gì, viết những gì và vẽ những gì)
- Ruột sách (Màu sắc gì, bao nhiêu trang, phân thành những nội dung gì và có tác dụng gì)
3. Công dụng của cuốn sách
Cuốn sách mở ra chân trời mới trước mắt em. Giúp em thu lượm được rất nhiều kiến thức bổ ích vừa để mở mang cái nhìn về thế giới lại vừa tập rèn luyện được những kĩ năng viết văn cho bản thân mình
C. Kết bài
Cảm nghĩ của em về cuốn sách.
Câu b
Cái đồng hồ báo thức.
Lời giải chi tiết:
A. Mở bài
- Giới thiệu chung về chiếc đồng hồ.
- Hoàn cảnh vì sao em có nó.
B. Thân bài
a. Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ (Hình dạng, màu sắc, chất liệu)
b. Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ
Chiếc đồng hồ gồm có bốn phần: tay cầm, vỏ ngoài, mặt đồng hồ và bộ phận máy móc phía bên trong
- Mặt đồng hồ
- Vỏ ngoài
- Tay cầm và chân
- Bộ phận máy móc bên trong
c. Tác dụng của đồng hồ
C. Kết bài
Cảm nghĩ của em về chiếc đồng hồ.
Câu c
Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
A. Mở bài
Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)
B. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).
b) Tả chi tiết:
– Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
– Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
– Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
– Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.
c. Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?
Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
– Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
– Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.
C. Kết luận:
– Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).
– Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).
Câu d
Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Lời giải chi tiết:
A. Mở bài
- Đó là chiếc cặp sách mà em vô cùng yêu thích
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
B. Thân bài
- Tả bao quát:
Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
C. Kết luận
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
Câu e
Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
Lời giải chi tiết:
A. Mở bài: Giới thiệu đồ vật mà em định tả
- Trong chuyến đi thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, em được nhìn thấy chiếc khăn răn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt.
- Chiếc khăn được xem như kỉ vật và được trưng bày tại đây.
B. Thân bài
- Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.
- Chiều ngang chừng 0,6 m, chiều dài khoảng 1,2 m.
- Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.
- Hai đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.
- Nền khăn đã có những vết sờn bạc.
- Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt choàng ấm ở mùa đông, che nắng, thấm mồ hôi ở mùa hè.
- Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.
- Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
C. Kết bài
- Mẹ Trần Thị Lướt hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.
- Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ.
- Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.
Loigiaihay.com