Giải vở bài tập tiếng việt lớp 5 tập 1, tập 2 Tuần 7 - Con người với thiên nhiên

Luyện từ và câu - Từ nhiều nghĩa trang 41, 42, 43


Giải câu 1, 2, 3, phần luyện tập bài Luyện từ và câu - Từ nhiều nghĩa trang 41, 42, 43 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Nhận xét

1. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:


2. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai trong khổ thơ sau có gì khác với nghĩa của chúng ở bài tập 1.

M: Răng của chiếc cào ⟶  Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người, của con vật.
Làm sao nhai được ?  
Mũi thuyền rẽ nước  
Thì ngửi cái gì?  
Cái ấm không nghe  
Sao tai lại mọc ?...  

 

3. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau? 

- Nghĩa của các từ răng : đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.

- Nghĩa của các từ mũi: .........

- Nghĩa của các từ tai: .........

Phương pháp giải:

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2) Nghĩa của từ răng, mũi trong bài tập 1 đều chỉ những bộ phận của con người, em thử đọc trong đoạn thơ trên xem răng, mũi trong đoạn thơ chỉ gì? Và nó có gì tương đồng với răng, mũi trong bài tập 1.

3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

1)

2) 

M: Răng của chiếc cào ⟶ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người, của con vật.
Làm sao nhai được ?  
Mũi thuyền rẽ nước ⟶ Mũi của chiếc thuyền chỉ là một bộ phận của chiếc thuyền, nó không thể ngửi được 
Thì ngửi cái gì?  
Cái ấm không nghe  
Sao tai lại mọc ?...

⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.

3)

- Nghĩa của các từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.

- Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.

- Nghĩa của các từ tai: Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chia ra như cái tai.

II. Luyện tập

1. Đọc các câu dưới đây. Gạch một gạch dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc; gạch hai gạch dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển:

a) Mắt - Đôi mắt của bé mở to.

          - Quả na mở mắt.

b) Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

            - Bé đau chân.

c) Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

          - Nước suối đầu nguồn rất trong.

 

2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ cho trong bảng dưới đây:

Từ nhiều nghĩa

Ví dụ

lưỡi

M: lưỡi liềm, ..............................................

miệng

 

cổ

 

tay

 

lưng

 

Phương pháp giải:

1) Nghĩa chuyển là từ được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có mỗi liên hệ với nghĩa gốc.

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

1) 

a) Mắt - Đôi mắt của bé mở to. (gốc)

          - Quá na mở mắt. (chuyển)

b) Chân - Lòng ta vân vững như kiềng ba chân. (chuyển)

          - Bé đau chân. (gốc)

c) Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. (gốc)

          - Nước suối đầu nguồn rất trong. (chuyển)

2) 

Từ nhiều nghĩa

Ví dụ

lưỡi

M: lưỡi liềm, lưỡi cưa, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu,...

miệng

miệng chén, miệng túi, miệng bao, miệng bình,... 

cổ

cổ chai, cổ tay, cổ chân, cổ áo, cổ lọ, cổ bình,... 

tay

tay áo, tay ghế, tay quay, tay (chơi) bóng cừ khôi, tay súng thiện xạ,... 

lưng

lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng chén, lưng li,...

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.7 trên 208 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí